Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tạ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Quảng Ninh. (Trang 68 - 71)

hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Quảng Ninh

● Các nhân tố khách quan:

Mơi trường pháp lý: Tỉnh Quảng Ninh đang tích cực chuyển đổi mơ hình phát triển kinh tế xã hội thành mơ hình mẫu về chuyển đổi phát triển toàn diện, từng bước thúc đẩy tăng trưởng và cơ cấu kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược, góp phần đưa tỉnh trở thành một trong những địa phương trong cả nước đi đầu về ứng dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ tạo động lực cho phát triển tồn diện kinh tế xã hội. Quảng Ninh cũng ưu tiên, tập trung nguồn lực triển khai chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh của tỉnh, mang lại các giá trị mới, thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển KT-XH, gồm: y tế, giáo dục, du lịch, giao thông vận tải và logistics, sản xuất cơng nghiệp, tài chính - ngân hàng, tài nguyên môi trường, năng lượng, nơng nghiệp, báo chí truyền thơng, an ninh trật tự, an toàn xã hội… Đề án Chuyển đổi số toàn diện giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 được Quảng Ninh xây dựng dựa trên những thành quả đã đạt được của mơ hình chính quyền điện tử và thành phố thông minh. Mục tiêu của Đề án là tạo ra các giá trị tăng trưởng mới trong phát triển kinh tế - xã hội từ chuyển đổi số, xây dựng hành lang pháp lý an toàn để xây dựng Quảng Ninh ngày càng văn minh, giàu, mạnh, mang lại giá trị hạnh phúc cho người dân. Cùng với cơ chế thu hút đầu tư mạnh mẽ và phát triển hạ tầng kỹ thuật đồng bộ giúp Quảng Ninh trở thành một trong địa phương có

mức tăng trưởng kinh tế dẫn đầu cả nước sẽ tạo điều kiện cho các dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển.

Môi trường kinh tế - xã hội: tỉnh Quảng Ninh trở thành một trong những cực tăng trưởng kinh tế tồn diện của khu vực phía Bắc với tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 10,7%; chất lượng tăng trưởng được cải thiện đáng kể; quy mô, tiềm lực của nền kinh tế tăng lên rõ rệt; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững hơn. Đặc biệt, trên quan điểm, mỗi người dân tỉnh Quảng Ninh đều được hưởng thành quả tăng trưởng, không để ai bị bỏ lại phía sau, chỉ riêng giai đoạn gần đây, tỉnh đã ban hành trên 20 chính sách riêng về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và ưu tiên bố trí nguồn lực lớn cho các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách, yếu thế; từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng, miền. Điều kiện kinh tế - xã hội đã tạo cơ hội thuận lợi cho dịch vụ ngân hàng phát triển tại đây, điều này được minh chứng bằng sự góp mặt của rất nhiều Ngân hàng lớn nhỏ có mặt tại thị trường Quảng Ninh. Tuy nhiên cơ hội luôn đi kèm với thách thức khi mà rất nhiều ngân hàng khác nhau cùng cung cấp một loại hình dịch vụ dẫn đến tính cạnh tranh cao.

Các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật: Quảng Ninh được đánh giá là một trong những địa bàn năng động của cả nước, điển hình trong huy động các nguồn lực để đầu tư hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ tạo động lực phát triển kinh tế. Theo kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030 với mục tiêu đưa Quảng Ninh trở thành mơ hình xã hội số điển hình tại Việt Nam, việc triển khai xây dựng hạ tầng, nền tảng công nghệ gắn với các mục tiêu đã đặt ra trong năm 2022 của tỉnh là 85% hộ gia đình có đường internet cáp quang băng rộng và sóng viễn thơng, hồn thành xây dựng hạ tầng viễn thơng phủ lõm sóng di động tại 70 vị trí và kết nối internet băng rộng cố định tại 177 điểm khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; 100% trường học, bệnh viện, trung tâm hành chính cơng các cấp, siêu thị, cửa hàng tiện lợi sử dụng thanh tốn khơng dùng tiền mặt; 100% hộ gia đình có địa chỉ bưu chính gắn với bản đồ số; 20% người dân có kỹ năng số cơ bản; triển khai mạng 5G tại khu hành chính

tỉnh; 100% người dân có sổ sức khỏe điện tử được đưa vào sử dụng…Đây là cơ hội rất lớn để phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Quảng Ninh.

Điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, thói quen của người dân:

Theo báo cáo thống kê tỉnh Quảng Ninh, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19 nhưng năm 2021 tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tính tăng 10,28% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng trưởng cao, đứng thứ 2 trong toàn quốc. Năm 2021, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn ước cả năm đạt 93.900 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước trên 51.000 tỷ đồng, bằng 115% dự toán Trung ương giao, bằng 100,1% dự toán năm, bằng 104% cùng kỳ. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người ước đạt 7.614 USD, tăng 9%.

Quảng Ninh là tỉnh có trên 1,4 triệu dân, trong đó dân số sống tại thành thị

khoảng 900.000 người, chiếm 64,4% dân số toàn tỉnh, kết cấu dân số trẻ phân bố

không đồng đều. Vùng đô thị và các huyện miền tây của tỉnh tập trung rất đơng dân trong khi đó các huyện miền núi và hải đảo thì dân số thưa thớt. Các vùng dân số đơng có trình độ dân trí cao dễ tiếp cận với các loại hình dịch vụ của ngân hàng. Ngược lại, các khu vực dân cư ở miền núi và hải đảo thường khó tiếp cận với các dịch vụ trực tiếp. Đây là cơ hội cũng là thách thức đối với ngân hàng trong việc tiếp cận phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.

● Nhân tố chủ quan:

Với định hướng trở thành ngân hàng phục vụ toàn dân, từ ngày 01.01.2022, ngân hàng VietinBank đã tiếp tục áp dụng mở rộng chính sách miễn phí “vơ điều kiện” cho tất cả các khách hàng. Theo đó các khách hàng tham gia kênh ngân hàng số sẽ được miễn tồn bộ các loại phí trên kênh Ngân hàng số - VietinBank iPay mà khơng cần tham gia gói hay duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản. Tuy nhiên, để phát triển dịch vụ ngân hàng hàng điện tử phát triển mạnh mẽ trong các năm tới thì chính sách khách hàng của Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Quảng Ninh cần có sự đồng bộ giữa các đối tượng khách hàng sử dụng các loại hình dịch vụ truyền thống với các đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Ngân

hàng TMCP Công thương Việt Nam là một thương hiệu lớn, có uy tín trên thị trường. Tuy nhiên cũng vì điều này mà Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam Chi nhánh Quảng Ninh cũng chưa chú trọng đến mức cần thiết việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm, hoạt động marketing vẫn cịn hạn chế và trong khn mẫu nhất định. Các hình thức khuyến mãi, hỗ trợ khách hàng sử dụng sản phẩm mới chưa đủ hấp dẫn và gây ấn tượng cho khách hàng. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin của Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Quảng Ninh chưa đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử hiện tại cũng như trong tương lai. Q trình hiện đại hóa cơng nghệ và dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương cịn chưa được tiến hành đồng bộ, việc hợp tác với các NHTM khác trên địa bàn còn nhiều hạn chế, do vậy hiệu quả đầu tư chưa cao, gây lãng phí trong đầu tư, khơng có tác dụng tăng cường sức mạnh của cả hệ thống. Chất lượng nguồn nhân lực: Trong những năm gần đây, Chi nhánh luôn chú trọng công tác tuyển dụng và trẻ hóa đội ngũ cán bộ tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, cùng sự phát triển ngày càng nhiều các loại hình thương mại điện tử địi hỏi chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng luôn phải cập nhật những xu hướng công nghệ mới cũng là một bài tốn khó khăn đối với cơng tác nhân sự của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Quảng Ninh. (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w