Đánh giá tiềm năng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Quảng Ninh. (Trang 77 - 78)

TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Quảng Ninh

Giai đoạn 2022-2025 được dự đoán sẽ là khoảng thời gian nhiều khó khăn thách thức với ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Cơng thương nói riêng. Lý do là nền kinh tế vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 đã có tác động lớn đến nền kinh tế, địa bàn hoạt động còn nhiều khó khăn, các ngân hàng tăng cường mở các chi nhánh về các địa phương khiến cho thị phần khách hàng bị chia sẻ. Triển vọng phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử thời gian tới sẽ tập trung vào những khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, đây được coi là xu hướng phát triển tất yếu khi mà Việt Nam hiện nay vẫn là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, dịch vụ ngân hàng tăng nhanh do những lợi ích của nó như việc có thể liên kết thực hiện thanh toán với nhiều phương thức. Với quy mơ thị trường gần 100 triệu dân thì đây là cơ hội lớn để các ngân hàng đi trước đón đầu xu thế phát triển.

Thứ hai, nhu cầu sử dụng thanh toán điện tử của người dùng sẽ gia tăng nhanh trong thời gian tới. Trong khi nhu cầu thanh toán tiền mặt vẫn phổ biến, thì nhiều doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng khác lại ưu tiên việc thanh toán điện tử. Đây vừa là cơ hội, cũng là thách thức cho các NHTM trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng xu hướng thanh tốn của hiện tại. Bên cạnh đó, các NHTM có cơ hội làm việc với các nhà hoạch định chính sách để phát triển nhiều hơn các sản phẩm giúp người tiêu dùng gia tăng giá trị tài sản của họ bằng cách đầu tư trực tiếp hoặc sử dụng vốn vay một cách chọn lọc, đầu tư vào các tài sản sinh lời, mở rộng kinh doanh.

Thứ ba, công nghệ số được dự báo sẽ bùng nổ mạnh mẽ góp phần thúc đẩy mở rộng các nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ trên nền tảng công nghệ. Đồng thời, công nghệ số sẽ tạo ra cuộc cách mạng trên thị trường tài chính và dịch vụ ngân hàng. So với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng truyền thống, dịch vụ ứng dụng công

nghệ số giúp tạo sự khác biệt. Nó khơng chỉ giúp ngân hàng giảm chi phí, mà cịn giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm dịch vụ ngân hàng dễ dàng hơn.

Thứ tư, giá trị gia tăng dịch vụ cho khách hàng sẽ là yếu tố quyết định lựa chọn sử dụng của khách hàng. Với nhiều sản phẩm dịch vụ, khách hàng của ngân hàng điện tử có thể giao dịch trực tiếp tại ngân hàng. Tại Việt Nam, để đảm bảo nhu cầu của khách hàng, các ngân hàng khơng chí phát triển các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng kỹ thuật số, mà cịn tích cực kết hợp với các cơng ty Fintech – trung gian thanh toán, đặc biệt trong lĩnh vực và cho vay. Cụ thể, lợi thế của ngân hàng là những mối quan hệ từ lâu với khách hàng, hành lang pháp lý cụ thể, chặt chẽ, kinh nghiệm trong quản trị rủi ro, thanh khoản, chống rửa tiền… Đối với các Fintech, việc xây dựng các sản phẩm công nghệ là thế mạnh của họ.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Quảng Ninh. (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w