1.1. Các cơng trình nghiên cứu nƣớc ngoài
1.1.2. Các nghiên cứu về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
Có rất nhiều phương pháp định giá doanh nghiệp khác nhau được sử dụng tùy theo mục đích định giá. Theo Hallil (2016) có ba nhóm phương pháp chính để định giá doanh nghiệp: phương pháp định giá dựa trên tài sản, phương pháp định giá dựa trên giá trị kinh tế và phương pháp định giá kết hợp. Những phương pháp này đều có ưu và nhược điểm nhất định và không phương pháp nào được coi là tối ưu.
Trong nghiên cứu của Jimmy Torrez (2006), doanh nghiệp có thể được định giá theo các phương pháp như: dòng tiền chiết khấu, lý thuyết giá chênh lệch, mơ hình định giá tài sản vốn, mơ hình đầu tư, mơ hình giá trị tăng trưởng tiềm năng, chi phí vốn bình qn gia quyền. Nghiên cứu chỉ ra rằng xu hướng định giá doanh nghiệp dựa trên đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, phương pháp này dường như sẽ cho ra kết quả tốt hơn so với việc định giá dựa trên các tiêu chí với các con số kế tốn.
Phương pháp dòng tiền chiết khấu được sử dụng phổ biến trong việc định giá doanh nghiệp, phương pháp này tập trung vào các tiêu chí: dịng tiền
kỳ vọng, tỷ lệ lãi suất và thu nhập phản ánh trên sổ kế tốn để tính tốn giá trị doanh nghiệp. Kết quả của phương pháp này phụ thuộc vào việc đánh giá dòng tiền, mức độ chi tiết của mơ hình cũng như khoảng thời gian được đưa vào tính tốn. Đối với khoảng thời gian ngắn, lợi nhuận thị trường tạo ra bởi biến thu nhập được giải thích bình qn là 5% (Lev, 1989). Tiêu chí tỷ suất cổ tức cũng chỉ giải thích một phần nhỏ của sự khác biệt về lợi nhuận. Khi thời gian tính tốn tăng lên, sự sai lệch trong tính tốn sẽ giảm đáng kể, khi Lev (1989) tiến hành hồi quy với thời gian 5 năm mức độ giải thích của mơ hình tăng từ 5% lên 35%. Easton, Haris và Ohlson (1992) kiểm chứng kết quả này khi sử dụng các mức thời gian tính tốn khác nhau. Với mức thời gian mười, năm và 2 năm thì mức độ giải thích của mơ hình lần lượt là 63%, 30%, 15% và 6%.
Trong một nghiên cứu mang tên các phương pháp định giá doanh nghiệp và những lỗi phổ biến nhất của Pablo Fernandez (2002) đã chỉ ra rằng có 6 nhóm phương pháp chính để xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm: sử dụng bảng cân đối, sử dụng báo cáo thu nhập, phương pháp hỗn hợp, phương pháp chiết khấu dòng tiền, phương pháp giá trị và phương pháp lựa chọn. Nghiên cứu cũng tổng hợp những lỗi thường gặp trong việc sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp như: xác định sai tỷ lệ chiết khấu, xác định sai dòng tiền kỳ vọng, xác định sai phần dư, lỗi khi giải thích về giá trị doanh nghiệp tính được và lỗi tổ chức.
Năm 2001, Sougiannis và Yaekura cũng đã kiểm tra 3 phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí số liệu kế tốn, đó là: phương pháp dịng tiền tự do, phương pháp phần dư thu nhập không bao gồm giá trị cuối và phương pháp phần dư thu nhập với một giá trị cuối. Số liệu về thu nhập được đưa vào 3 mơ hình để tiến hành phân tích, kết quả chỉ ra rằng tiêu chí con số dự báo tốt hơn so với việc sử dụng đơn thuần tiêu chí thu nhập hiện tại, tiêu chí giá trị ghi sổ và tiêu chí cổ tức. Nghiên cứu này đã thu thập số liệu
từ 36.532 doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ 1981-1998. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng mơ hình sử dụng phương pháp phần dư thu nhập với tiêu chí giá trị cuối là chính xác nhất trong việc dự báo giá trị cổ phần với 48% số trường hợp, trong khi đó phương pháp dịng tiền tự do cho kết quả thấp hơn với 18% số trường hợp được dự báo và con số này ở phương pháp phần dư thu nhập khơng có giá trị cuối chỉ là 13%. Phương pháp sử dụng thu nhập hiện tại và giá trị sổ sách cho kết quả tốt nhất với 21% số trường hợp còn lại.
Năm 2007, Dontoh, Radhakrishnan and Ronen đã so sánh mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và số liệu kế toán, kết quả chỉ ra rằng mối quan hệ này sẽ giảm dần theo thời gian, điều này có thể giải thích được do giá cổ phiếu tăng lên do sự mua bán cổ phiếu được thực hiện khi thiếu thông tin về loại cổ phiếu đó.
Một số nghiên cứu có liên quan khác tiến hành xem xét mối quan hệ giữa giá trị doanh nghiệp và tiêu chí lợi tức từ cổ phần mang lại hoặc các tiêu chí số liệu kế tốn dựa trên phần dư thu nhập. Các nghiên cứu được thực hiện bởi Shiller (1981), Leroy and Poter (1981), Cambel and Shiller (1987) để trả lời câu hỏi liệu sự thay đổi của tiêu chí lợi tức có ảnh hưởng đến giá trị của cổ phần. Họ nhận ra rằng phần lớn sự thay đổi của giá tài sản (88%) là do sự tăng trưởng của dòng tiền trong khi 12% còn lại là do lợi nhuận từ tài sản mang lại. Họ kết luận rằng khơng có mối quan hệ giữa tiêu chí lợi tức cổ phần và giá trị của doanh nghiệp.
Hoạt động sát nhập và mua lại các doanh nghiệp hiện nay rất phổ biến, kết quả của các hoạt động này giúp doanh nghiệp phát triển hoặc có phục vụ cho hoạt động tái cơ cấu của doanh nghiệp. Sát nhập và mua lại có thể được thực hiện trong 3 giai đoạn: giai đoạn lập kế hoạch và chuẩn bị, giai đoạn thực hiện và giai đoạn hợp nhất. Trong giai đoạn đầu tiên thì quan trọng nhất là xác định được giá trị của doanh nghiệp sẽ tiến hành sát nhập và mua lại, Jaroslav và các cộng sự (2010) đã tiến hành nghiên cứu nhằm xác định giá tri doanh nghiệp trong hoạt động sát nhập và mua lại tại Czech sử dụng phương pháp
dòng tiền chiết khấu. Kết quả là giá trị doanh nghiệp sẽ khác nhau tùy theo mục đích cũng như hoạt động sau này của nhà đầu tư, ví dụ nhà đầu tư có thể đầu tư thêm cho doanh nghiệp sau khi mua lại và đạt được mức tăng trưởng tốt trong tương lai. Giá trị doanh nghiệp cũng phụ thuộc nhiều vào độ rủi ro của hoạt động sát nhập và mua lại. Tóm lại giá trị doanh nghiệp trong hoạt động sát nhập và mua lại phụ thuộc lớn vào kỳ vọng phát triển của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của hoạt động tái cơ cấu này.
Một câu hỏi rất quan trọng là liệu giá trị doanh nghiệp sau khi định giá với các phương pháp và tiêu chí lựa chọn có phù hợp hay không, một số nghiên cứu đã được tiến hành nhằm trả lời câu hỏi này. Beisland đã tổng hợp một số nghiên cứu liên quan nhằm xác định các phương pháp khác nhau sẽ phù hợp thế nào đối với việc xác định giá trị doanh nghiệp, có 4 nhóm phương pháp định giá doanh nghiệp được tổng hợp trong nghiên cứu này là: nhóm phương pháp dựa trên tiêu chí thu nhập và dịng tiền, nhóm phương pháp dựa trên tiêu chí cổ phần và lợi tức, nhóm phương pháp đánh giá sự phù hợp của giá trị doanh nghiệp theo thời gian, và nhóm phương pháp dựa trên các tiêu chí số liệu kế tốn. Kết quả chỉ ra rằng có sự liên quan giữa giá trị sổ sách của doanh nghiệp và giá trị cổ phần của nó. Ví dụ giá trị cổ phần trên thị trường của của doanh nghiệp có mối tương quan mạnh với số liệu và thơng tin kế toán của doanh nghiệp.