Khái niệm về tiêu chí và tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP (Trang 47 - 50)

1.2.1 .Những nghiên cứu về tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp

2.1. Cơ sở lý luận về các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp

2.1.1. Khái niệm về tiêu chí và tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp

a. Khái niệm tiêu chí

Tiêu chí là từ có xuất phát từ tiếng Hy Lạp (Kriterion), có nghĩa là nguyên tắc hay quy tắc để biết được sự thật, đưa ra quyết định hay phán xét về một vấn đề.

Theo từ điển Oxford thì “tiêu chí” được hiểu là các tiêu chuẩn hay quy tắc để phán xét một vấn đề, hay để đưa ra quyết định.

Tiêu chí là một chuẩn mực được đặt ra với mục đích sử dụng để đánh giá hoặc kiểm định cho một sự việc, sự vật nào đó hiện nay. Thơng qua các tiêu chí này sẽ biểu thị một kết quả cuối cùng cho thấy được tính hiệu quả hoặc tính bền vững của tiêu chí đó (Dào, 2007).

Như vậy, tiêu chí có thể coi đó chính là một thước đo, là các quy tắc của chuẩn mực dùng để đánh giá đối với các lợi ích và chi phí. Các nhà quản lý thường đặt ra những tiêu chí khác nhau dựa vào điều kiện cụ thể của hoàn cảnh giúp đạt được mục tiêu hiệu quả nhất và đảm bảo tiêu chí đặt ra đúng và phù hợp nhất.

Tiêu chí mang tính khoa học là một cơng cụ đánh giá về chất lượng, giúp định hướng các mục tiêu và phương hướng một cách chuẩn xác. Theo kết quả đo lường của các nhà phân tích thì có thể sắp xếp các giải pháp theo thứ tự ưu tiên, điều này có nghĩa là các mục tiêu hay các giải pháp điều được phản ánh thơng qua tiêu chí. Các nhà quản lý đặt ra những tiêu chí và điều kiện trong hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức cơng ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu (Quốc hội,2020)

Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp một chủ trong trường hợp nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (tức sở hữu 100%). Doanh nghiệp nhà nước nhiều chủ sở hữu trong trường hợp có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên 50% và dưới 100%.

Doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là các lâm trường quốc doanh (trước năm 2003). Sau khi thực hiện Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp, các lâm trường quốc doanh được chuyển đổi thành: Công ty TNHHMTV 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Ban quản lý rừng, một số lâm trường bị giải thể.

c. Khái niệm về xác định giá trị doanh nghiệp

Khái niệm về xác định GTDN xây dựng dựa trên các luận điểm:

-Thứ nhất: Giá trị doanh nghiệp được đo bằng độ lớn của các khoản thu nhập mà doanh nghiệp đem lại cho nhà đầu tư. Giá bán doanh nghiệp là mức giá được hình thành trên thị trường, nó cịn chịu sự tác động của các yếu tố cung, cầu “hàng hóa doanh nghiệp”, và cung cầu về tiền tệ trên thị trường. Việc quản lý thị trường “mua bán doanh nghiệp” khơng tốt, có thể dẫn đến tình trạng giá bán doanh nghiệp là giá ảo, đó là mức giá hình thành do yếu tố đầu cơ, phản ánh không đúng thu nhập thực mà doanh nghiệp có khả năng tạo ra cho chủ sở hữu và các nhà đầu tư khác có vốn trong doanh nghiệp (Anh, 2010)

- Thứ hai: Giá trị doanh nghiệp chỉ đơn giản là một khái niệm được các nhà đầu tư, các chuyên gia sử dụng trong việc xác định các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể đưa lại. Giá trị doanh nghiệp vẫn tồn tại ngay cả khi khơng có việc mua bán và chuyển nhượng. Giá trị doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Trong đó có nhiều yếu tố khách quan, thường xuyên thay đổi và rất khó định lượng. Việc định lượng các yếu tố nhiều khi phải ấn định một cách chủ quan. Do vậy, cần phải có các chuyên gia về thẩm định giá trị (Anh, 2010).

- Thứ ba: Xác định giá trị doanh nghiệp không đơn giản chỉ để mua, bán, sát nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp mà còn nhằm phục vụ cho nhiều hoạt động giao dịch kinh tế khác như xác định vị thế tín dụng, cung cấp thơng tin cho hoạt động quản lý kinh tế vĩ mô, cho hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp (Dào, 2007).

Vì vậy, có thể nói xác định giá trị doanh nghiệp là sự ước tính với độ tin cậy cao nhất các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong q trình SXKD, làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch thông thường của thị trường. Thông qua các quan điểm và thông tin trên đây tác giả có thể khái quát lại như sau: ―Xác định giá trị doanh nghiệp chính là việc định giá các tiêu chí tài sản của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, xác định giá trị doanh nghiệp là việc định giá doanh nghiệp.

d. Khái niệm tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp

Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm tiêu chí và khái niệm xác định giá trị doanh nghiệp tác giả khái quát được khái niệm tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp như sau:

―Tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp chính là thước đo của các chuẩn mực tài sản dùng để tính tốn xác định giá trị của doanh nghiệp phục vụ cho các mục đích của tổ chức‖.( Dào, 2017).

Qua việc phân tích và nhận định trên ta có thể rút ra một số kết luận về các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp như sau:

Một là: Các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp là giá trị cá biệt, được xây dựng trên cơ sở mức hao phí lao động cá biệt của doanh nghiệp tạo nên, mỗi một doanh nghiệp có một đặc thù, một giá trị riêng và không một doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào.

Hai là: Các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là giá trị ghi trên sổ sách mà là giá trị được mọi người quan tâm đó chính là giá trị kinh tế. Nhà đầu tư khi tiến hành xem xét các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp chủ yếu quan tâm tới khả năng thu được lợi nhuận trong tương lai.

Ba là: Các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp là xác định tại thời điểm định giá không phải là giá trị cuối cùng và duy nhất, nó có thể thay đổi theo thời gian, theo cung cầu và theo các biến động trên thị trường.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)