1.2.1 .Những nghiên cứu về tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp
1.2.2. Những nghiên cứu về phương pháp xác định giá trị doanh
nói chung và doanh nghiệp lâm nghiệp nói riêng
Tác giả Phạm Đình Vũ (2006) với đề tài: ―Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong q trình cổ phần hóa ở Việt Nam‖đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cũng như thực tiễn có liên quan đến xác định giá trị doanh nghiệp. Đề tài cũng đưa ra bức tranh toàn cảnh về phương pháp và các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam trước năm 2006, tác giả cũng đã đề xuất những giải pháp góp phần hồn thiện phương pháp và tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong q trình cổ phần hóa ở Việt Nam. Tác giả cũng chỉ ra rằng việc xác định giá trị tài sản của các doanh nghiệp cịn nhiều hạn chế và sai sót mặc dù trong thời gian qua Nhà nước và các ban ngành có liên quan liên tục nghiên cứu, xây dựng và đưa ra các phương pháp và lựa chọn các tiêu chí định giá cho doanh nghiệp sao cho phù hợp trong thực tiễn.
Tuy nhiên, đề tài cũng chỉ thực hiện được các phương pháp định giá doanh nghiệp ở mức hồn thiện hơn phương pháp trước đó và vẫn còn mang nhiều bất cập, giá trị doanh nghiệp vẫn chưa được tính đúng, tính đủ, nhất là trong giai đoạn chưa đấu giá, niêm yết cổ phiếu doanh nghiệp trên thị trường chứng khốn, thơng qua việc chưa tính đủ giá trị thương hiệu, giá trị lợi thế kinh doanh và giá trị quyền sử dụng đất,...Vì vậy, q trình cổ phần hóa trong thời gian đó đã làm thất thốt khơng nhỏ tài sản của Nhà nước, phát sinh nhiều tiêu cực và làm lợi cho một số cá nhân, tổ chức có liên quan. Thực chất đề tài mới chỉ nghiên cứu những phương pháp định giá doanh nghiệp nhà nước trong cổ phần hóa ở việt Nam thời gian đó.
Năm 2005 tác giả Trần Văn Dũng đã nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp ở Việt Nam”. Đề tài đã hệ thống hóa khá đầy đủ hệ thống cơ sở lý luận về các phương pháp định giá doanh nghiệp cùng với ví dụ minh họa cụ thể, thực trạng công tác định giá doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa tại Việt Nam, đề tài cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác định giá doanh nghiệp tại Việt Nam. Đề tài cũng chỉ ra rằng phương pháp định giá phổ biến được sử dụng là phương pháp tài sản, và mỗi phương pháp định giá đều có ưu nhược điểm riêng, tùy vào hoàn cảnh cũng như mục tiêu định giá mà chúng ta lựa chọn phương pháp định giá và chỉ tiêu sử dụng cho phù hợp. Tuy nhiên, đề tài này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu đến năm 2004, đối tượng khảo sát hẹp và nghiên cứu tập trung về phương pháp định giá doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đối với lĩnh vực đặc thù như lâm nghiệp thì đề tài chưa đề cập tới, do đó đề tài chưa nêu lên được phương pháp định giá đất, định giá rừng và cây rừng.
Năm 2009, tác giả Trần Hữu Dào đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các công ty lâm nghiệp đang hoạt động theo luật doanh nghiệp”. Kết quả nghiên cứu đã
sử dụng các phương pháp tính tốn các tiêu chí thu nhập, tiêu chí chi phí và xác định giá trị các công ty lâm nghiệp đang hoạt động theo luật doanh nghiệp. Nghiên cứu bước đầu cho thấy quá trình chuyển đổi từ “lâm trường quốc doanh” sang hoạt động theo mơ hình “cơng ty lâm nghiệp” là phù hợp, hiệu quả sản xuất kinh doanh đã được nâng lên, tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý đã được đổi mới, đới sống người lao động từng bước được cải thiện....Tuy nhiên, bên cạnh những thành cơng đó thì một số cơng ty lâm nghiệp sau khi chuyển đổi còn lúng túng trong việc lựa chọn các tiêu chí để xác định giá trị doanh nghiệp, sau khi chuyển đổi sản xuất kinh doanh thu lỗ, đời sống người lao động khó khăn.... Đặc biệt mục tiêu khi chuyển đổi các “lâm trường quốc doanh” sang “công ty lâm nghiệp” là để hoạt động theo luật doanh nghiệp thống nhất nhưng trên thực tế thì các cơng ty lâm nghiệp vẫn là các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động theo luật DNNN năm 2003.
Tác giả Nguyễn Hoàng Minh (2017) với đề tài “Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở Việt Nam và sự vận dụng của các phương pháp đó trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam”, kết quả cho thấy việc chuyển đổi loại hình kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề đang được triển khai rộng rãi trên cả nước. Muốn chuyển đổi loại hình kinh doanh thì việc xác định giá trị doanh nghiệp là một bước quan trọng không thể thiếu. Trong thời gian qua vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp nổi lên là một trong những khó khăn gây cản trở lớn đến q trình đổi mới doanh nghiệp nói chung và cổ phần hóa doanh nghiệp nói riêng. Tác giả cho rằng cổ phần hóa làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giúp huy động vốn từ các nhà đầu tư để phát triền doanh nghiệp, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường qua đó cũng làm tăng cho thị trường chứng khốn phát triển. Để cổ phần hóa doanh nghiệp cần tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, đây là cơng việc khó và phức tạp vì vậy cần phải có những phương pháp thẩm định giá trị tài sản mang tính chuẩn mực giúp xác định đúng giá trị tài sản của doanh nghiệp, tuy nhiên trong quá trình áp dụng
các phương pháp đó vào thực tế thì có nhiều vấn đề, vướng mắc. Tác giả đã chỉ ra được các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được sử dụng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam, phân tích thực trạng áp dụng các phương pháp đó trong cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp nhằm hịa thiện các phương pháp đó.