1.2.1 .Những nghiên cứu về tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp
2.2. Cơ sở thực tiễn về các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm
2.2.1. Nội dung các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước
lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
2.2.1.1 Giá trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
Giá trị ngắn hạn bao gồm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Số liệu chi tiết về giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tại các doanh nghiệp thường được tổng hợp từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp cuối niên độ kế toán theo mẫu B01-DN (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22 / 12 /2014 của Bộ Tài chính) gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp:
-Các khoản vốn bằng tiền và tương đương tiền: Vốn bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và các giấy tờ có giá (tín phiếu, trái phiếu...) của doanh nghiệp. Đối với tiền mặt và tiền gửi ngân hàng thì căn cứ vào số dư nợ của tài khoản tiền mặt (TK 111) và tài khoản tiền gửi ngân hàng (TK 112) để xác định giá trị tài sản.
-Các khoản phải thu ngắn hạn: Bao gồm các khoản phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, các khoản bồi thường về vật chất do các cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp gây ra.
- Chỉ tiêu hàng tồn kho: Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất - kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất - kinh doanh dở dang; nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong
quá trình sản xuất - kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Hàng tồn kho chiếm một phần lớn trong tỷ lệ tài sản kinh doanh của DN, bởi vì doanh thu từ hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những khoản thu nhập thêm sau này cho DN.
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Đầu tư tài chính là một trong những phương tiện kiếm tiền cho tất cả mọi người không chỉ riêng các tổ chức kinh doanh tiền tệ, doanh nghiệp kinh doanh mà còn giúp các cá nhân trong nền kinh tế đầu tư thơng qua thị trường tài chính Đầu tư tài chín ngắn hạn bao gồm: Trái phiếu cơng ty có kỳ hạn dưới 12 tháng, Tín phiếu kho bạc, Kỳ phiếu Ngân hàng, Tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, dùng vốn huy động từ các cá nhân, tổ chức khác để đem góp vốn kinh doanh vào một tổ chức khác với thời gian thu hồi vốn trong vòng 1 năm, Các khoản đầu tư ngắn hạn khác.
2.2.1.2. Giá trị tài sản cố định hữu hình và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về tài sản cố định hữu hình và đầu tư dài hạn:
- Tài sản cố định hữu hình là tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
+ Có đủ tiêu chuẩn gia trị theo quy định hiện hành
Tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp thường bao gồm các tài sản như: Nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, súc vật vườn cây lâu năm, TSCĐ dùng trong Quản lý,...
Giá trị thực tế của tài sản cố định = Nguyên giá tính theo giá thị trường x Chất lượng còn lại của tài sản cố định tại thời điểm định giá.
- Các khoản đầu tư dài hạn: Là các tài sản vật tư, tiền vốn doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư vào công ty con, góp vốn vào cơ sở liên doanh, vào công ty liên kết và các khoản đầu tư khác với mục đích kiếm lời mà thời hạn thu hồi vốn đầu tư trên một năm hoặc vượt quá một chu kỳ kinh doanh bình thường.
2.2.1.3. Giá trị tài sản vơ hình của doanh nghiệp
Hiện nay có 3 cách xác định giá trị tài sản vơ hình bao gồm: Xác định giá trị TSVH theo thị trường, xác định giá trị TSVH theo chi phí và xác định giá trị TSVH theo thu nhập (TT-200-BTC, 2014).
-Xác định giá trị TSVH theo thị trường: Giá trị của TSVH được xác định căn cứ vào việc so sánh, phân tích thơng tin của các TSVH tương tự có giá giao dịch trên thị trường.
- Xác định giá trị TSVH theo chi phí: Ước tính giá trị tài sản vơ hình căn cứ vào chi phí tái tạo ra tài sản vơ hình giống ngun mẫu với tài sản cần định giá hoặc chi phí thay thế, để tạo ra một TSVH tương tự có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành.
Cơng thức để ước tính GTTSVH theo chi phí như sau:
Giá trị ước tính của TSVH = Chi phí tái tạo (Chi phí thay thế) - Hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất
- Xác định giá trị TSVH theo thu nhập : Xác định giá trị của TSVH thông qua giá trị hiện tại của các khoản thu nhập, các dịng tiền và các chi phí tiết kiệm do TSVH mang lại. Giá trị TSVH là giá trị hiện tại của dịng thu nhập có được từ TSVH trong tương lai với tỷ lệ chiết khấu thích hợp. Tỷ suất chiết khấu theo phương pháp thu nhập, cần phản ánh được giá trị biến đổi theo thời gian của tiền tệ và các rủi ro liên quan tới thu nhập từ TSVH.
2.2.1.4. Các khoản nợ phải thu trong doanh nghiệp
Trong quá trình kinh doanh khi doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, sản phẩm cho khách hàng nhưng chưa được thanh toán tiền sẽ hình thành khoản nợ phải thu. Ngoài ra nợ phải thu còn phát sinh trong trường hợp bắt bồi thường, cho mượn vốn tạm thời, khoản ứng trứoc tiền cho người bán, các khoản tạm ứng, các khoản ký quỹ, ký cược. Như vậy, nợ phải thu chính là tài sản của doanh nghiệp do người khác nắm giữ (TT-200-BTC, 2014).
- Nợ phải thu khách hàng là khoản nợ hình thành do chính sách tín dụng của doanh nghiệp đối với khách hàng. Đây thường là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ khoản nợ phải thu của doanh nghiệp
- Nợ phải thu nội bộ là khoản nợ phát sinh trong quan hệ thanh toán giữa đơn vị cấp trên với đơn vị cấp dưới, hoặc giữa các đơn vị nội bộ có tổ chức kế tốn riêng trong một cơng ty, tổng công ty về giao vốn, bán hàng nội bộ, về các khoản chi hộ, các khoản phân phối trong nội bộ…theo qui chế tài chính của từng đơn vị.
- Tạm ứng là khoản nợ thể hiện quyền của doanh nghiệp đối với người lao động trong đơn vị khi ứng tiền để thực hiện một nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp
- Cầm cố, ký cược, ký quỹ là khoản nợ phát sinh khi doanh nghiệp mang tài sản ra khỏi đơn vị để cầm cố, ký quỹ, ký cược ở đơn vị khác theo những yêu cầu trong các giao dịch kinh tế.
- Phải thu khác.
2.2.1.5 Các khoản nợ phải trả trong doanh nghiệp
Theo chuẩn mực Kế toán chung (VAS 01) đoạn 18: Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của đơn vị phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà đơn vị phải thanh tốn từ nguồn lực của mình
Tiêu chuẩn ghi nhận nợ phải trả
Nợ phải trả được ghi nhận khi thoả mãn cả hai điều kiện được quy định ở chuẩn mực chung đoạn 42 như sau:
- Có đủ điều kiện chắc chắn là đơn vị sẽ dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh tốn; và:
- Khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy Nợ phải trả bao gồm:
- Nợ phải trả người bán là khoản nợ doanh nghiệp cam kết trả cho người bán khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ hay nhận cung cấp dịch vụ.
- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước là số tiền mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh tốn với nhà nước về các khoản nộp tài chính bắt buộc như các loại thuế gián thu, trực thu; các khoản phí lệ phí và các khoản phải nộp khác phát sinh theo chế độ quy định.
- Phải trả người lao động là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ sự kiện nợ người lao động về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải nộp khác thuộc về thu nhập của họ.
- Phải trả nội bộ bao gồm các khoản phải trả về thu hộ, được chi hộ, tiền sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được cung cấp nhưng chưa thanh toán và một số khoản khác giữa đơn vị chính với các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc với nhau.
- Vay ngắn hạn là khoản tiền vay từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng hay các đơn vị kinh tế khác để tài trợ chủ yếu về vốn lưu động cho cả 3 giai đoạn của quá trình sản xuất. Đây là những khoản tiền vay mà doanh nghiệp phải trả trong vòng 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh.
- Vay dài hạn là khoản nợ vay mà thời hạn thanh toán dài hơn 1 năm. Các khoản vay này được doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho công tác đầu tư XDCB, cải tiến kỷ thuật, mở rộng SXKD hoặc để đầu tư tài chính dài hạn.
- Các khoản phải trả khác.
2.2.1.6. Các khoản giảm trừ trong doanh nghiệp
Các khoản giảm trừ trong doanh nghiệp bao gồm: các khoản dự phòng, lỗ hoặc lãi trong doanh nghiệp ( TT-200-BTC, 2014).
- Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế chưa ghi nhận vào chi phí kinh doanh, chi phí đầu tư tài chính của niên độ báo cáo để có nguồn tìa chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể sẽ xảy ra trong niên độ kế toán liền sau.
- Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế được xác định theo cơng thức sau: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
- Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau: Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
- Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp sau khi quyết tốn thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ của năm quyết toán thuế trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục khơng q 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
2.2.1.7. Giá trị lợi thế của doanh nghiệp
Theo Quyết định số 200/2014/TT-BTC Ngày 22 / 12 /2014 của Bộ Tài chính về việc Ban hành chế độ kế tốn doanh nghiệp thì:
Giá trị lợi thế kinh doanh của DN được xác định theo phương pháp sau: Giá trị lợi thế kinh doanh của DN = Giá trị phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm định giá x
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH bình quân 3
năm trước thời điểm XĐGT DN
-
Lãi suất của trái phiếu Chính phủ có
kỳ hạn 5 năm do BTC công bố tại thời
điểm gần nhất với thời điểm XĐGT DN
Trong đó:
- Giá trị thực tế phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm định giá (thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp) được xác định bằng giá trị doanh nghiệp theo sổ kế toán trừ các khoản nợ phải trả theo sổ kế toán tại thời điểm định giá.
- Vốn chủ sở hữu được xác định bao gồm số dư : Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu; quỹ đầu tư phát triển và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản - tài khoản 441.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế xác định như sau: Tỷ suất lợi
nhuận sau thuế trên VCSH bình quân 3 năm trước thời điểm GTDN doanh nghiệp
=
LNST bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm XĐGT doanh nghiệp
VCSH theo sổ kế tốn bình qn 3 năm liền kề trước thời điểm XĐGT DN
x 100%
2.2.1.8. Giá trị quyền sử dụng đất
Giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất là giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành theo quy định tại Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất (sau đây gọi tắt là Nghị định số 44/2014/NĐ-CP).
- Trường hợp doanh nghiệp thực hiện hình thức th đất:
a) Đối với diện tích đất thuê theo phương thức trả tiền thuê đất hàng năm thì doanh nghiệp thực hiện trả tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành và khơng tính tiền th đất vào giá trị doanh nghiệp.
b) Đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê đất trước ngày 15/5/2014 (ngày Luật Đất đai có hiệu lực thi hành) thì phải xác định lại trị giá tiền thuê đất theo giá thuê đất tại thời điểm xác định cho thời gian thuê đất còn lại để tính vào giá trị doanh nghiệp. Khoản chênh lệch tăng do xác định lại trị giá tiền thuê đất được hạch toán tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
c) Trường hợp doanh nghiệp đã được giao đất nay lựa chọn hình thức th đất thì phải hồn thành thủ tục chuyển sang thuê đất gửi cơ quan quản lý nhà đất tại địa phương trước khi chính thức chuyển sang cơng ty cổ phần.
- Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn hình thức giao đất
a) Đối với những doanh nghiệp đang thực hiện hình thức thuê đất nay chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp là giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất được giao) quy định và cơng bố tại thời điểm tính giá đất vào giá trị doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai.
b) Đối với những doanh nghiệp đã được giao đất và đã nộp tiền sử dụng đất cho ngân sách nhà nước hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (kể cả diện tích đã giao cho doanh nghiệp xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê kinh doanh khách sạn, kinh doanh thương mại dịch vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê) thì giá đất được xác định theo quy định tại điểm a.
c) Giá trị quyền sử dụng đất xác định tính vào giá trị doanh nghiệp theo quy định tại điểm a được hạch toán là khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp cổ phần hóa phải nộp số tiền này cho ngân sách nhà nước để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trình tự và thủ tục giao đất, nộp tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
d) Khoản chênh lệch tăng giữa giá trị quyền sử dụng đất xác định lại quy định tại điểm b với giá trị đang hạch toán trên sổ sách kế tốn (nếu có) được hạch tốn tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa.
Trường hợp giá trị quyền sử dụng đất xác định lại thấp hơn chi phí thực tế về quyền sử dụng đất đang hạch toán trên sổ kế tốn thì tính theo giá doanh nghiệp đang hạch toán.
2.2.1.9. Giá trị rừng
* Phương pháp xác định giá các loại rừng: