Nội dung của công tác QLNN đối với dịch vụ truyền hình trả

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ trả tiền tại Việt Nam (Trang 30 - 33)

1.2. Quản lý nhà nước đối với dịch vụ truyền hình trả tiền

1.2.4. Nội dung của công tác QLNN đối với dịch vụ truyền hình trả

1.2.4.1. Quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ THTT

Dịch vụ THTT được truyền dẫn thông qua hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ truyền dẫn, phát sóng để truyền tải nội dung âm thanh và hình ảnh đến các kênh truyền hình trên thiết bị thu phát của người sử dụng dịch vụ. Về mặt nội dung, các kênh truyền hình nào được cấp phép phát sóng, phương thức truyền nào được sử dụng để đảm bảo chất lượng truyền hình và phân định rõ trách nhiệm đơn vị cung cấp dịch vụ THTT là những hoạt động cơ bản cần phải được quản lý. Ngay từ giai đoạn kiểm tra, thanh tra và lựa chọn doanh nghiệp đủ điều kiện trước khi cấp phép là nhiệm vụ của hoạt động QLNN.

Hoạt động cung cấp dịch vụ THTT cần phải được kiểm sốt, điều tiết thơng qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Các kế hoạch phát triển có tính định hướng và các chính sách nhằm tạo mơi trường thuận lợi để dịch vụ THTT phát huy hết tiềm năng của mình thì cần phải được thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật. Muốn thị trường THTT phát triển theo đúng định hướng đề ra thì cần phải có một hệ thống các văn bản pháp luật đầy đủ, rõ ràng và giải quyết được các vấn đề xảy ra trong quá trình hoạt động của các đơn vị cung cấp dịch vụ THTT. Đối với nền kinh tế theo hướng thị trường, vai trị điều tiết, kiểm sốt của nhà nước sẽ được thể hiện thông qua hai mặt: Một là trở thành động lực thúc đẩy mơi trường phát triển bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh; Hai là công cụ khống chế sai phạm của các đơn vị cung cấp dịch vụ nếu hoạt động của họ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của doanh nghiệp khác hoặc vi phạm pháp luật.

Tính tự phát của thị trường THTT có thể gây nên những hậu quả xấu, hoặc có thể tạo nên những cuộc khủng hoảng theo chu kỳ đối với ngành hàng, gây phương hại đến lợi ích của người tiêu dùng và của doanh nghiệp. Chính vì thế, các cơ quan QLNN cần phải xây dựng và áp dụng các kế hoạch, quy hoạch ngành để tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh phát triển đúng định hướng, từ đó tạo ra một thị trường kinh doanh an tồn, bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng, của ngành và của cả một quốc gia. Các kế hoạch, quy hoạch do Nhà nước ban hành giúp các cơ quan QLNN quản lý thị trường bao gồm các quy hoạch ngành, chiến lược phát triển thị trường toàn ngành,…

1.2.4.2. Quản lý nội dung phát sóng trên các nền tảng THTT

Để được phép phát sóng trên các hệ thống truyền hình nói chung và THTT nói riêng, nội dung các chương trình cần phải tn thủ đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương của chính phủ trước khi được phát sóng tới quần chúng nhân dân. Cơng tác QLNN về nội dung phát sóng trên các nền tảng THTT luôn phải được nghiên cứu, cập nhật nhằm vừa đảm bảo tính thời sự, vừa khơng đi ngược lại đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước. Đối với các chương trình và các kênh truyền hình ngoại quốc, nếu muốn được phát sóng cần phải dịch hoặc biên tập để người dân có thể tiếp cận. Quy định của chính phủ đối với kênh truyền hình ngoại quốc cũng đề cập tới 2 trường hợp:

- Kênh truyền hình ngoại quốc khơng thu phí bản quyền thì phải chấp hành công tác dịch và biên tập

- Kênh truyền hình ngoại quốc có thu phí bản quyền phải được đăng ký với cơ quan quản lý thông qua nhà cung cấp nội dung tại Việt Nam và phải chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về tài chính đối với Việt Nam theo đúng luật định

1.2.4.3. Quản lý chất lượng cung cấp dịch vụ THTT

Chất lượng cung cấp dịch vụ THTT là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới sức tiêu thụ của thị trường THTT. Các trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật cần được kiểm duyệt, kiểm soát nghiêm ngặt từ trung tâm tới tận thiết bị thu phát của người tiêu dùng nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Người tiêu dùng cần phải

là người được tham gia cơng tác kiểm sốt việc thực hiện đầy đủ cam kết của đơn vị cung cấp dịch vụ THTT và cũng cần được phổ biến về quyền lợi người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ THTT. Để thực hiện được mục tiêu đó, các nhà cung cấp dịch vụ THTT bắt buộc phải công khai chất lượng dịch vụ và cam kết về chất lượng trong hợp đồng cung cấp dịch vụ với người dùng cuối.

Mỗi công nghệ phát sóng của dịch vụ THTT đều có thể được quản lý bằng các tiêu chuẩn công nghệ, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng phát sóng. Các cơ quan QLNN có nhiệm vụ phải ban hành các văn bản quy định, các văn bản hướng dẫn các nhà cung cấp dịch vụ THTT về kỹ thuật và chất lượng phát sóng, sau đó là cơng tác công khai chất lượng dịch vụ và chịu trách nhiệm đối với các thơng tin mình đã cung cấp Nhà cung cấp dịch vụ THTT bắt buộc phải thực hiện công tác công khai chất lượng dịch vụ theo luật định và phải có hành động giải quyết khi có sự cố. Việc cơng khai chất lượng nhằm giúp người sử dụng luôn ý thức được quyền lợi của mình cũng như tham gia vào cơng tác kiểm sốt chất lượng dịch vụ so với cam kết của nhà cung cấp dịch vụ trong hợp đồng cung cấp dịch vụ.

1.2.4.4. Quản lý hạ tầng kỹ thuật công nghệ cung cấp dịch vụ THTT

Cơ quan QLNN có nhiệm vụ phải xây dựng hệ thống quy chuẩn trong công tác cấp phép xây dựng và triển khai kinh doanh nền tảng THTT trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, từ đó chọn lọc ra các nhà cung cấp có đủ tiềm lực tài chính, cơng nghệ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cùng với kỹ năng vận hành hạ tầng và kinh nghiệm quản lý kinh doanh.

Số hóa đang là xu hướng của tất cả các ngành nghề của nền kinh tế và THTT không phải là ngoại lệ. Với việc cơng nghệ truyền hình phát triển rất nhanh chóng, áp lực đối với các cơ quan QLNN đối với dịch vụ THTT là rất lớn vì cần quản lý khơng chỉ về nội dung, chất lượng truyền phát mà còn cần phải đề ra các quy chuẩn, quy định về năng lực tiếp nhận công nghệ mới của các nhà cung cấp dịch vụ. Trên một dải tần độ rộng 8 MHz hiện nay có khả năng truyền dẫn, phát sóng lên tới 30 kênh truyền hình với độ phân giải hình ảnh đạt chuẩn. Với tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ, thị trường THTT, các chính sách của các cơ quan QLNN đối

với dịch vụ THTT phải luôn cập nhật với xu thế, nhanh chóng đưa ra được những thông tư, nghị định để đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường. Hệ thống văn bản pháp lý cần phải có tính phổ qt, sát với thực tế của thị trường dịch vụ THTT.

1.2.4.5. Quản lý hệ thống cước phí sử dụng dịch vụ THTT

Hiện nay tại Việt Nam, cước phí sử dụng dịch vụ THTT là rất thấp bởi thị trường có sự cạnh tranh rất gắt gao giữa nhiều nhà cung cấp. Ngồi ra, các chương trình truyền hình độc quyền cịn ít, chủ yếu là các chương trình thể thao, nên các NCC lựa chọn cạnh tranh chủ yếu về giá, khiến cho cước phí sử dụng hiện là rất thấp so với thế giới. Các cơ quan QLNN cần đưa ra các thông tư, nghị định về việc quản lý hệ thống cước phí giúp ổn định thị trường, tránh tình trạng độc quyền, tăng cước đột biến gây thiệt thòi cho người tiêu dùng, từ đó giúp thị trường THTT phát triển bền vững, giúp các nhà NCC có thể cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh.

Các cơng tác QLNN đối với dịch vụ THTT nhằm tạo một hành lang pháp lý giúp cho các đơn vị cung cấp có thể cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền và đồng thời có thể đảm bảo quyền lợi cho các đơn vị cung cấp. Đối với người tiêu dùng, các cơ quan QLNN cần xây dựng các văn bản thông tư, nghị định quản lý hệ thống cước phí, chương trình khuyến mãi, hậu mãi,… Như vậy, các khung pháp lý về cước phí được ban hành chủ yếu nhằm ngăn chặn các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền dịch vụ, phá giá và tăng giá không báo trước.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ trả tiền tại Việt Nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)