3.4. Giải pháp hồn thiện cơng tác QLNN đối với dịch vụ THTT tại Việt
3.4.2. Nhóm giải pháp hồn thiện công tác quản lý hoạt động cung cấp
c. Giải pháp về đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ cần kết hợp linh hoạt giữa lý thuyết quản lý với thực tiễn quản lý của thị trường THTT:
Luôn thúc đẩy, tạo điều kiện cho cán bộ QLNN đối với dịch vụ THTT tham gia học tập nâng cao trình độ, thực hiện hóa quyền và trách nhiệm của bộ máy QLNN trong quá trình lựa chọn lộ trình, địa điểm và thời gian học tập, bồi dưỡng tùy theo điều kiện và vị trí trong bộ máy QLNN.
Đưa chế độ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ vào tiêu chuẩn ngạch đối với từng vị trí cơng tác, phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu phát triển của năng lực vị trí tương ứng trong bộ máy QLNN.
d. Giải pháp về đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ cần dựa trên cơ sở điều kiện thị trường trong nước với thực tiễn trên thế giới
Tìm hiểu, áp dụng các tiêu chuẩn thế giới về đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng năng lực cán bộ QLNN trong lĩnh vực công nghệ thơng tin và truyền thơng nói riêng, thị trường THTT nói riêng.
Thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế trong cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ bộ máy QLNN đối với dịch vụ THTT
Trong quá trình hợp tác trong cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ bộ máy, kết hợp với kêu gọi các nguồn đầu tư quốc tế cho công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ nói chung và cho hoạt động QLNN đối với dịch vụ THTT nói riêng.
Mở rộng phạm vi đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ QLNN ra nhiều khu vực, phù hợp với thực tiễn trong nước và thế giới, khơng để xảy ra tình trạng chậm trễ trong điều phối, xử lý các tình huống trong tình hình mới.
3.4.2. Nhóm giải pháp hồn thiện công tác quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ THTT THTT
a. Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển thị trường dịch vụ THTT trong nước một cách phù hợp
Công tác quy hoạch phát triển THTT cần dựa trên cơ sở kiểm soát doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT, chỉ cho phép các doanh nghiệp THTT có một thị phần nhất định trong 1 phương thức cung cấp dịch vụ (cáp, vệ tinh, IPTV, Internet,…) để đảm bảo sự ổn định của thị trường thông qua các công cụ QLNN như quản lý cước phí, cấm tình trạng phá giá gây mất ổn định thị trường,… Các cơ quan QLNN cần xây dựng được các cơ chế, hệ thống cước phí, hệ thống các chương trình khuyến mại, hậu mãi của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT nhằm tránh tình trạng bù chéo giá, phá giá thị trường dịch vụ, cạnh tranh thiếu lành mạnh, cản trở hoạt động của các đơn vị cung cấp dịch vụ THTT khác.
Để thực hiện được mục tiêu đó, các cơ quan QLNN cần đề ra được một quy hoạch phát triển thị trường THTT hợp lý. Phương châm chỉ đạo của Chính phủ đối với thị trường THTT là “phát triển phải đi đơi với quản lý tốt”. Q trình phát triển không chỉ là tăng trưởng số lượng thuê bao mà còn cần phải mở rộng được phạm vi tác động, song song với đó là nâng cao chất lượng nội dung. Các chương trình mở rộng độ phủ sóng trên phạm vi tồn quốc là một yêu cầu quan trọng.
Mặc dù vậy, công tác mở rộng quy mô phải tuân theo quy hoạch đề ra cho sự phát triển truyền hình đã được nêu ra trong các văn phạm chính sách, pháp luật, không để xảy ra sự chồng chéo trong thực hiện hay sự vay mượn về nội dung.
b. Giản lược quy trình thực hiện thủ tục hành chính trong xin cấp và cấp giấy phép cung cấp dịch vụ THTT
Như đã đánh giá ở chương 2, mức độ minh bạch thông tin và mức độ thơng thống trong cơng tác xin giấy phép đều ở mức dưới trung bình. Do vậy, giản lược quy trình thực hiện thủ tục hành chính trong xin cấp giấy phép cung cấp dịch vụ THTT là một nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện trong công tác QLNN đối với dịch vụ THTT tại thị trường trong nước trong thời gian sắp tới.
Các nội dung giản lược trong quy trình, thủ tục hành chính bao gồm:
Giản lược nội dung bằng cách cho phép sử dụng bảo sao của giấy phép hoạt động báo chí thay cho bản sao cơng chứng: Bởi giấy phép sản xuất chương trình THTT do chính cơ quan cấp giấy phép hoạt động báo chí, đó là Bộ Thơng tin và Truyền thông.
Giản lược nội dung bằng cách cho phép sử dụng bảo sao của giấy phép sản xuất chương trình THTT thay cho bản sao cơng chứng: Lý do giống với nội dung đã nêu ở trên.
Về thủ tục, quy chế về cấp giấy phép làm đại lý cung cấp kênh truyền hình quốc tế trên các dịch vụ THTT tại Việt Nam
Sử dụng 01 bộ hồ sơ xin cấp giấy phép thay vì 02 bộ như hiện tại: Bởi với nền tảng công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, cơ quan cấp giấy phép có thể lưu trữ bản mềm của bộ hồ sơ để quản lý, tổng hợp dễ dàng hơn, ngoài ra sẽ giảm các chi phí liên quan cho đối tượng cần thực hiện thủ tục hành chính.
Rút ngắn thời gian chờ xử lý thủ tục hành chính từ 30 ngày làm việc còn 25 ngày làm việc: Rút ngắn thời gian sẽ làm giảm các chi phí nhân lực xử lý, tiết kiệm chi phí giải quyết thủ tục hành chính và cấp giấy phép cho cơ quan QLNN.
Về thủ tục cấp giấy phép xây dựng mạng truyền thông và cung cấp dịch vụ THTT
Giản lược nội dung bằng cách cho phép sử dụng bảo sao của giấy phép hoạt động báo chí thay cho bản sao công chứng.
Bỏ khâu xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ ở khâu xét duyệt bước cuối, thay thế bằng việc cơ quan Bộ hoặc thuộc Bộ báo cáo Chính phủ sau khi xử lý xong để tiết kiệm thời gian thực hiện thủ tục hành chính cho đơn vị cung cấp dịch vụ.
Đa dạng hóa phương thức nộp hồ sơ với các phương thức như: Gửi trực tiếp, gửi qua hệ thống bưu điện, gửi chuyển phát đảm bảo, gửi thông qua hệ thống mạng Internet (cần có mẫu và hệ thống cơ sở dữ liệu bảo mật cao)
Thay đổi quy định bắt buộc doanh nghiệp phải thuộc một loại số loại hình doanh nghiệp nhất định mới được cấp giấy phép.
Rút ngắn thời gian chờ đợi kết quả xét duyệt cấp giấy phép từ 30 xuống còn 25 ngày.
c. Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác QLNN đối với dịch vụ THTT
“Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” với mục tiêu đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 đã và đang là nhiệm vụ trọng điểm của tồn bộ hệ thống chính trị và cả nền kinh tế Việt Nam. Để đảm bảo mục tiêu của cả nước, hiện đại hóa cơng tác QLNN là một trong những khu vực lớn trong toàn bộ cơng cuộc cải cách cơng tác QLNN. Hiện đại hóa cơng tác QLNN với việc áp dụng cơng nghệ thơng tin sẽ có tác động to lớn lên công cuộc cải cách công tác QLNN. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước cần có quan niệm đúng về áp dụng cơng nghệ thông tin vào công tác QLNN là thế nào, cũng như trọng số của nó trong cơng cuộc cải cách cơng tác QLNN.
Đảng và Nhà nước ta từ lâu đã nhận thức được tầm quan trọng của công cuộc cải cách công tác QLNN nên đã bắt đầu chiến lực cải cách thủ tục hành chính từ rất sớm với Nghị quyết Trung ương 8 khóa VII (năm 1995), và mới nhất là Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ về Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 – 2030. Tuy nhiên, với việc chưa có một nền cơng nghệ thông tin đủ phát triển nên công cuộc áp dụng cơng nghệ thơng tin vào cơng tác QLNN vẫn cịn nhiều khúc mắc và nhiều hạng mục vẫn chưa đúng trọng tâm.
Đối với công tác QLNN đối với dịch vụ THTT, công cuộc hiện đại hóa với việc áp dụng cơng nghệ thơng tin có những nội dung trọng tâm cần thực hiện như sau:
- Đẩy nhanh, nhưng giám sát chất lượng sát sao đối với công tác triển khai Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin mỗi năm tại từng địa phương. Từ thực tiễn triển khai, khẩn trương đề xuất giải pháp khắc phục các tồn tại, lên kế hoạch cho kế hoạch của năm tiếp theo.
- Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu trong công tác QLNN đối với dịch vụ THTT: Tất cả các văn bản đến và đi trong nội bộ cơ quan QLNN đều phải được lưu trữ và xử lý trên nền tảng mạng Internet; Tất cả cán bộ
QLNN phải tích cực sử dụng hệ thống bản mềm của tài liệu, thư điện tử trong cơng việc của mình.
- Nghiên cứu, phát triển cơ sở dữ liệu thông tin QLNN với đường truyền kết nối từ cơ quan Bộ và các cơ quan trực thuộc Bộ đến cơ quan QLNN cấp địa phương.
- Tất cả các cơ quan QLNN đối với dịch vụ THTT từ cấp Bộ, trực thuộc Bộ đến cấp địa phương đưa vào sử dụng Cổng thông tin điện tử và trở thành kênh thơng tin về dịch vụ cơng chính thức.
- Ngồi việc đẩy mạnh cơng tác áp dụng công nghệ thông tin vào QLNN đối với dịch vụ THTT, cần đảm bảo duy trì hoạt động thực hiện và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan QLNN đối với dịch vụ THTT.
- Đánh giá tính hiệu quả trong thực tiễn và đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý chất lượng, duy trì giám sát và nâng cấp Hệ thống quản lý chất lượng.
Các nội dung kể trên là những giải pháp nhằm giúp cho công tác áp dụng công nghệ thông tin vào công tác QLNN đối với dịch vụ THTT. Nhiệm vụ của cơ quan QLNN đối với dịch vụ THTT là điều phối, quản lý các nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu về cải cách thủ tục hành chính. Các cơng việc cần thực hiện bao gồm:
- Xây dựng, cải tiến hệ thống, định nghĩa đầy đủ vai trò của các cơ quan QLNN, lãnh đạo các đơn vị và tất cả cán bộ QLNN đối với dịch vụ THTT trong cơng cuộc cải cách thủ tục hành chính trong cơng tác QLNN đối với dịch vụ THTT.
- Liên tục cải tiến, cải thiện chất lượng của công tác áp dụng công nghệ thông tin vào công tác QLNN đối với dịch vụ THTT tại các cơ quan hành chính của Bộ và các cơ quan trực thuộc Bộ; ngoài ra, cần xây dựng cơ sở chế độ hợp lý đối với cán bộ thực hiện công tác QLNN.
- Xây dựng bộ máy nhân lực nhằm triển khai có hợp lý các chương trình áp dụng công nghệ thông tin vào công tác QLNN đối với dịch vụ THTT
- Thúc đẩy công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, quán triệt thực hiện công tác áp dụng công nghệ thông tin vào QLNN đối với dịch vụ THTT bằng cách tổ
chức các cuộc họp, đăng thông tin lên Cổng thông tin điện tử của Bộ và tận dụng các cơ quan báo chí trong cơng tác tuyên truyền.
- Khuyến khích các cán bộ QLNN làm cơng tác hành chính tham gia các buổi tập huấn, nâng cao kiến thức về thủ tục hành chính cả trong nước và quốc tế.
3.4.3. Nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nội dung trên các nền tảng dịch vụ THTT
Hiện nay, các phương thức truyền phát dịch vụ THTT của thế giới đều đã giới thiệu và triển khai phân phối tại Việt Nam, góp phần tạo nên sự đa dạng của các nội dung truyền hình bên cạnh các kênh thơng tin tun truyền miễn phí do Nhà nước cung cấp. Nhờ sự đa dạng hóa các nội dung phát sóng theo nhiều hệ thống kênh chuyên biệt theo chủ đề, THTT đang là một trong những phương thức hữu hiệu nhất để tuyên truyền thông tin cũng như giải trí, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng người dân. Nhờ sự tăng trưởng của thị trường THTT trong thời gian qua, chất lượng của các chương trình truyền hinh trên cả các kênh sóng truyền hình quảng bá và THTT ngày một được nâng cao, từ đó tạo ra mơi trường cạnh tranh lành mạnh trong công tác sản xuất nội dung chương trình truyền hình giữa các nhà đài với nhau.
Tuy vậy, công tác quản lý nội dung trên các nền tảng QLNN hiện vẫn còn nhiều tồn tại và thiếu sót như đã nêu ở các phần trên. Để giải quyết các tồn tại, thiếu sót này, cần có một đầu mối cơ quan quản lý duy nhất, bởi:
- Cơ quan này sẽ trở thành đơn vị đầu mối thực hiện cơng tác thu thập (bằng hình thức trao đổi hoặc mua), biên tập, biên dịch và quản lý việc phân phối các nội dung quốc tế. Cơ quan này sẽ được triển khai theo mơ hình cơ quan hành chính sự nghiệp và phi lợi nhuận, cơ quan này sẽ có nhiệm vụ đàm phán về các vấn đề liên quan đến bản quyền với các nhà sản xuất chương trình THTT quốc tế.
- Chính cơ quan này cũng sẽ làm nhiệm vụ biên tập, biên phiên dịch các nội dung chương trình nước ngồi, sau đó phân phối theo dạng cho thuê, hoặc bán cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT trên thị trường. Giá của các chương trình này sẽ đúng bằng giá mà đơn vị sản xuất nội dung nước ngồi cung cấp (theo tỷ giá
hối đối tại thời điểm giao dịch), như vậy, cơ quan đầu mối này sẽ không được phép ăn chênh lệch trong giao dịch này.
Phương án kể trên sẽ rất phù hợp với các đài truyền hình vừa và nhỏ, khơng có nguồn tài chính mạnh, dẫn đến khơng có một đơn vị chun mơn về biên tập, biên phiên dịch chương trình nước ngồi. Tuy vậy, phương án này rất có thể sẽ khơng được các đơn vị đang có thị phần lớn trên thị trường hiện tại đồng thuận bởi tiềm lực tài chính là một trong những lợi thế cạnh tranh chủ yếu của các đơn vị này.
3.4.4. Nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chất lượng cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT
a. Thường xuyên thanh kiểm tra hoạt động cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT
Thanh kiểm tra là nhiệm vụ cơ bản và đặc biệt quan trọng của công tác QLNN đối với dịch vụ THTT bởi báo chí, truyền hình là một cấu phần quan trọng trong cơng tác tun truyền chính trị. Truyền hình khơng những có thể phản ánh thực trạng xã hội, dư luận mà cịn có khả năng khởi tạo và định hướng dư luận. Do vậy, hoạt động thanh kiểm tra các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT cần được tiến hành thường xuyên để nhanh chóng phát hiện, ngăn chặn và xử phạt những biểu hiện vi phạm pháp luật trong hoạt động cung cấp dịch vụ THTT.
Thị trường THTT Việt Nam đang có sự tăng trưởng nhanh trong thời gian vừa qua, sự cạnh tranh trong hoạt động giữa các doanh nghiệp là khơng thể tránh khỏi. Tuy vậy, vẫn có một số doanh nghiệp bứt lên trở thành những doanh nghiệp thống lĩnh thị trường. Vì thế, cần có sự quản lý sát sao của các cơ quan QLNN nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, đi đôi với đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Hiện nay, hoạt động thu hút sự cạnh tranh nhiều nhất là hoạt động đàm phán mua bản quyền truyền hình của các chương trình giải trí trong và ngồi nước, đặc biệt là bản quyền các chương trình thể thao đến từ các giải bóng đá hàng đầu thế giới. Với việc chi phí bản quyền tăng nhanh trong những năm vừa qua, giá cước phí thuê bao THTT cơ bản cũng vì thế tăng theo. Vì thế, cần có sự thanh kiểm tra
thường xuyên của các cơ quan QLNN nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, song song với đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.