Nhóm giải pháp hồn thiện công tác quản lý chất lượng cung

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ trả tiền tại Việt Nam (Trang 92)

3.4. Giải pháp hồn thiện cơng tác QLNN đối với dịch vụ THTT tại Việt

3.4.4. Nhóm giải pháp hồn thiện công tác quản lý chất lượng cung

của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT

a. Thường xuyên thanh kiểm tra hoạt động cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT

Thanh kiểm tra là nhiệm vụ cơ bản và đặc biệt quan trọng của công tác QLNN đối với dịch vụ THTT bởi báo chí, truyền hình là một cấu phần quan trọng trong cơng tác tun truyền chính trị. Truyền hình khơng những có thể phản ánh thực trạng xã hội, dư luận mà cịn có khả năng khởi tạo và định hướng dư luận. Do vậy, hoạt động thanh kiểm tra các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT cần được tiến hành thường xuyên để nhanh chóng phát hiện, ngăn chặn và xử phạt những biểu hiện vi phạm pháp luật trong hoạt động cung cấp dịch vụ THTT.

Thị trường THTT Việt Nam đang có sự tăng trưởng nhanh trong thời gian vừa qua, sự cạnh tranh trong hoạt động giữa các doanh nghiệp là không thể tránh khỏi. Tuy vậy, vẫn có một số doanh nghiệp bứt lên trở thành những doanh nghiệp thống lĩnh thị trường. Vì thế, cần có sự quản lý sát sao của các cơ quan QLNN nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, đi đôi với đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Hiện nay, hoạt động thu hút sự cạnh tranh nhiều nhất là hoạt động đàm phán mua bản quyền truyền hình của các chương trình giải trí trong và ngồi nước, đặc biệt là bản quyền các chương trình thể thao đến từ các giải bóng đá hàng đầu thế giới. Với việc chi phí bản quyền tăng nhanh trong những năm vừa qua, giá cước phí thuê bao THTT cơ bản cũng vì thế tăng theo. Vì thế, cần có sự thanh kiểm tra

thường xuyên của các cơ quan QLNN nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, song song với đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

b. Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế trong công tác quản lý hoạt động cung cấp đối với dịch vụ THTT

Với xu hướng tồn cầu hóa hiện nay, ngành cơng nghiệp giải trí cũng đứng trước xu thế phải du nhập những kiến thức, những chương trình từ các nước khác trên thế giới. Xu hướng tồn cầu hóa khiến cho thị trường được gia tăng sự cạnh tranh, mang đến những thách thức mà không chỉ các doanh nghiệp mà cả các cơ quan QLNN phải đối mặt, mặt khác nó cũng mang tới những tiềm năng mà cần sự phối hợp nhiều nguồn lực để có thể khai thác một cách triệt để.

Do nhu cầu giải trí ngày một nâng cao của người tiêu dùng, các chương trình truyền hình khơng chỉ dừng lại ở phương thức phát sóng truyền thống mà cịn cần mở rộng ra các chương trình, kênh truyền hình quốc tế. Trong số các đơn vị được cấp phép cung cấp dịch vụ THTT tại thị trường Việt Nam có cả tổ chức trong và ngồi nước, vì thế từ khi thị trường độc quyền được loại bỏ, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đã tạo nên sự bùng nổ trong làn sóng đầu tư vào thị trường THTT Việt Nam.

Hoạt động hợp tác giữa các nước về quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ THTT giúp cho thị trường trong nước nhanh chóng hội nhập, tranh thủ được các mối quan hệ sẵn có và mở rộng các mối quan hệ mới, vừa giúp bảo vệ chủ quyền dân tộc. Đầu tiên, các cơ quan QLNN cần tập trung triển khai áp dụng tốt các văn bản quốc tế về hoạt động truyền hình, ví dụ như: Cơng ước tồn cầu về bản quyền Paris 1971, Công ước Brussels 1974 liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh, Công ước Berne bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật,… Tích cực triển khai các kế hoạch khảo sát, học hỏi kinh nghiệm quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ THTT ở các nước trong khu vực và trên thế giới; Cử các đoàn cán bộ tham dự các chương trình về chống khủng bố, bài trừ tài nạn xã hội, bảo vệ môi trường,…; Tham gia vào các cơ quan, tổ chức về truyền hình trong khu vực và trên thế giới.

c. Xây dựng cơ chế, chính sách và các chương trình kích thích đầu tư thích hợp cho thị trường THTT

Cơ chế, chính sách đối với các doanh nghiệp THTT nhằm kích thích phát triển trong nền kinh tế thị trường là một vấn đề quan trọng cần phải giải quyết trong cả lý luận lẫn thực tiễn. Trong những năm vừa qua, Nhà nước đã và đang cố gắng để xây dựng một hệ thống chế độ chính sách mềm dẻo đối với thị trường THTT trong nước. Mặc dù vậy, cơ chế, chính sách quản lý các hoạt động ngành báo chí vẫn cịn khá nhiều điểm chưa hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu do sự thay đổi của thị trường THTT.

Những vấn đề trên đặt ra một yêu cầu cho các cơ quan QLNN phải nhanh chóng kiểm tra để bổ sung, chỉnh sửa một số cơ chế, chính sách về: chính sách cấp vốn, cước phí, quảng cáo cấp giấy phép sản xuất kênh THTT. Các cơ quan QLNN cũng cần đề ra các đề án nghiên cứu, thanh kiểm tra các phương thức kinh doanh của những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT hàng đầu trên thị trường để tìm ra cơ chế phù hợp nhằm thúc đẩy các phương thức kinh doanh hợp lý, vừa tăng doanh thu, vừa giúp nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của nước nhà.

Nhà nước hiện nay vẫn đang dành nhiều sự quan tâm cho các chương trình truyền hình quảng bá, phần ngân sách lớn nhất cho truyền hình là dành cho các trang thiết bị đầu vào vốn có giá trị rất lớn. Ngồi ra, các cơ quan QLNN cần quan tâm đầu tư rót vốn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT có phục vụ người dân ở vùng sâu, vùng xa; có chính sách hỗ trợ về cả tài chính và kiến thức cho các đơn vị sản xuất các chương trình bằng nhiều thứ tiếng của các dân tộc thiểu số để hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối chính trị.

3.4.5. Nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý cước phí dịch vụ THTT

Hiện nay, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT đều đồng thuận với các quy định về giá sàn, đề án xây dựng giá sàn đã và đang được triển khai thực hiện. Chủ tịch hiệp hội THTT Việt Nam khẳng định: Giá sàn đã được nghiên cứu và xây dựng theo mức giá sản phẩm, giá sàn là để đảm bảo các doanh nghiệp không cung cấp dịch vụ dưới giá sàn, từ đó chống bán phá giá và chấp nhận lỗ để tranh giành thị

phần. Hậu quả do việc thiếu giá sàn gây ra đối với thị trường THTT là dễ gây ra sự rối loạn trong cạnh tranh về giá cũng như tạo sự khó khăn trong cơng tác quản lý các tiêu chí, chuẩn mực về hạ tầng kĩ thuật, công nghệ truyền dẫn, nội dung các chương trình.

Hiệp hội THTT đã nhiều lần đề nghị các cơ quan QLNN sớm đưa ra cơ chế, chính sách về đơn giá dành cho thuê bao THTT dựa trên Đề án Xây dựng đơn giá dịch vụ truyền hình trả tiền của Hiệp hội. Nhưng do cịn nhiều vấn đề cần làm rõ và giải quyết, đến nay vẫn chưa có một cơ chế rõ ràng về cơ chế cước phí thuê bao THTT.

Để xây dựng một hệ thống cơ chế, chính sách rõ ràng về mức cước phí th bao THTT, các cơng việc cần làm đối với các cơ quan QLNN bao gồm:

- Triển khai nghiên cứu và ban hành hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả của thị trường THTT trong công tác tuyên truyền đường lối chính trị thiết yếu.

- Triển khai nghiên cứu và ban hành hệ thống cơ chế, chính sách về một mơ hình thí điểm đơn vị cung cấp dịch vụ THTT với các tiêu chí đánh giá như độ đa dạng của thông tin, độ phong phú của nội dung hay số lượng phương thức truyền dẫn sóng truyền hình.

- Hồn thiện bộ quy định về công tác lên kế hoạch kinh doanh dịch vụ, các cơ chế tài chính, chế tài về thuế đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ THTT.

- Cập nhật các chính sách pháp luật, đường lối nhằm phục vụ công tác phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn cho các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình (cả quảng bá và THTT) tới các vùng khó khăn, miền núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và cả cộng đồng Việt kiều.

- Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quy định rõ ràng về công tác quản lý các hoạt động sản xuất, phát sóng nội dung, quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát sóng nhằm giúp cho thị trường THTT phát triển nhanh chóng trong thời đại cơng nghệ đồng thời tuân thủ đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định về quản lý tài chính, quản lý giá thành cước dịch vụ đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT.

Hoạt động cung cấp dịch vụ THTT cần lấy độ hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị làm tiêu chí cơ bản nhằm đánh giá sự phát triển bền vững. Mức độ tăng trưởng của thị trường phải được thể hiện qua sự đóng góp vào cơng tác tuyên truyền đường lối của Đảng và Nhà nước, đem lại các lợi ích đối với nền kinh tế và toàn xã hội.

Hiện nay ở các nước trên thế giới, cơ cấu về doanh thu đến từ phí thuê bao dịch vụ THTT lên tới 75% tổng doanh thu thị trường, còn doanh thu từ quảng cáo trên truyền hình chỉ chiếm khoảng 20%, phần cịn lại đến từ các phần như cho thuê thiết bị, trường quay,… Tuy vậy, ở Việt Nam hiện nay, tổng doanh thu từ dịch vụ THTT vào năm 2020 đạt 7.572 tỷ đồng, trong khi doanh thu từ hoạt động quảng cáo của các đài phát thanh, truyền hình đạt tới 7.250 tỷ đồng.

Vì thế, cần thúc đẩy sự phát triển của thị trường dịch vụ THTT ở cả khu vực thành thị và khu vực nông thơn, trong khi đưa ra chính sách về giá hợp lý với mức thu nhập của người tiêu dùng ở các vùng khác nhau, để không chỉ khai thác hết khối lượng thị trường, vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị và nâng cao dân trí người dân, giảm sự chênh lệch về dân trí giữa các vùng, vừa giải quyết nhu cầu giải trí của người dân.

3.5. Một số kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác QLNN đối với dịch vụ THTT tại Việt Nam tại Việt Nam

Với những đánh giá về hiện trạng, ưu điểm – khuyết điểm và những khó khăn hiện có đối với cơng tác QLNN đối với dịch vụ THTT tại Việt Nam, tác giả cho rằng cơng tác đổi mới và hồn thiện cơng tác QLNN đối với dịch vụ THTT là một nhiệm vụ quan trọng đối với các cơ quan QLNN. Những giải pháp đề ra sẽ giúp cho các tổ chức, cơ quan QLNN cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT có cơ hội tốt hơn để vươn mình phát triển, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của thị trường THTT Việt Nam

• Nhà nước sớm xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách nhằm đổi mới, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới quá trình phát triển của thị trường THTT, nhằm đồng bộ giữa sự phát triển của thị trường với các quy định pháp luật liên quan trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các chế độ, chính sách có thể bao gồm: Các cơ chế, chính sách đối với các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, sản phẩm liên quan THTT; Các chính sách xã hội hóa dịch vụ truyền hình và các chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực truyền hình.

• Xây dựng và triển khai các quy định về tổ chức QLNN, tiêu chuẩn đối với cán bộ, mối quan hệ giữa các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT với các cơ quan QLNN như Bộ, ban ngành và các đơn vị truyền hình nước ngồi.

• Giao cho Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), trên cơ sở tham vấn từ các Bộ, ban ngành liên quan, đề xuất hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ THTT, xây dựng quy hoạch về thị trường THTT trên quy mơ tồn quốc và đẩy nhanh quá trình xây dựng Quy hoạch phát triển thị trường THTT đến xa hơn năm 2025.

3.5.2. Kiến nghị chi tiết

3.5.2.1. Về cơ chế đối với dịch vụ THTT

Các cơ quan QLNN cần sớm đưa ra các cơ chế dành cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT. Bên cạnh đó cũng cần nhanh chóng đưa ra các văn bản hướng dẫn về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về công tác thực hiện công việc, cơ cấu tổ chức đối với các đơn vị, tổ chức biên tập, kinh doanh nội dung phát sóng trên các dịch vụ THTT.

3.5.2.2. Về cơ cấu tài chính của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT theo cơ chế hành chính sự nghiệp

Nên tiếp tục vận hành cơ chế như hiện tại, không đặt trần thu nhập nhằm bảo đảm thu nhập của nhân sự trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Các cơ quan QLNN thúc đẩy các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hành tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế và tìm các biện pháp tăng thu nhập cho nhân sự với cơ sở thực

hiện tốt nhiệm vụ do Nhà nước đề ra và dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ. Công tác chi trả thu nhập cho nhân sự trong các đơn vị được thực hiện trên cơ sở: nhân sự nào có hiệu suất lao động cao, có nhiều đóng góp trong cơng tác tăng thu, tiết kiêm chị thì sẽ có thu nhập cao hơn. Lãnh đạo đơn vị thực hiện công tác thanh tốn cơng lương theo chỉ tiêu nội bộ tự đề ra của đơn vị sở tại.

Đối với các doanh nghiệp tự chủ về kinh phí: Trong thời gian thực hiện, các doanh nghiệp tự đề ra mức chi theo kế hoạch thu chi được các cơ quan QLNN có thẩm quyền cấp, sao cho hợp lý với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời chuyển cho cơ quan QLNN cấp cao hơn và Kho bạc Nhà nước nơi doanh nghiệp mở tài khoản để theo dõi, quản lý và quyết tốn. Kết thúc năm tài khóa, các khoản chi ngân sách cho hoạt động kinh doanh thường xuyên và các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp không sử dụng tới, doanh nghiệp được phép chuyển tiếp để sử dụng trong năm tiếp theo.

Đối với các doanh nghiệp khơng tự chủ về kinh phí: Khi điều chỉnh ngân sách chi, nếu kinh phí trong năm tài khóa khơng sử dụng hết, doanh nghiệp cần xử lý theo quy định trong Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

3.5.2.3. Về chính sách đầu tư, mua sắm trang thiết bị công nghệ

Đưa ra các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào trang thiết bị công nghệ; nâng cao sự chủ động trong thay đổi công nghệ, chủ động trong đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ q trình nâng cấp cơng nghệ nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng, tối đa hóa nội dung truyền tải.

3.5.2.4. Về cơ chế, chính sách thuế

Với đặc điểm của ngành THTT, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT là cầu nối giúp nâng cao đời sống tư tưởng, truyền tải nội dung bổ ích về văn hóa xã hội, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tới nhân dân. Vĩ thế, nhằm tăng sức cạnh tranh của THTT trong nước với quốc tế, các cơ quan QLNN cần phải đưa ra các ưu đãi về thuế nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước tích lũy được nguồn vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ mới. Các ưu đãi đề xuất như

sau: Thay đổi mức thuế thu nhập doanh nghiệp cho riêng nhóm ngành so với mức hiện hành; Miễn hoặc giảm mức thuế suất nhập khẩu trang thiết bị chuyên dùng; Miễn hoặc giảm thuế bản quyền với một số chương trình quốc tế.

3.5.2.5. Về thơng lệ quốc tế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ trả tiền tại Việt Nam (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)