Thống kê số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ THTT

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ trả tiền tại Việt Nam (Trang 44 - 67)

giai đoạn từ 2016-2020

Đơn vị: Nghìn thuê bao

Nội dung Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Số lượng thuê bao dịch vụ truyền

hình cáp 10.874 9.678 10.458 11.066 11.567

Số lượng thuê bao dịch vụ truyền

hình cáp tương tự 7.239 5.562 5.607 5.205 4.648 Số lượng thuê bao dịch vụ truyền

hình cáp số 1.852 2.711 3.208 3.503 3.679

Số lượng thuê bao dịch vụ truyền

hình cáp IPTV 1.783 1.644 1.355 2.358 3.239

2 Số lượng thuê bao dịch vụ truyền

hình số mặt đất 521 1.136 979 204 146

3 Số lượng thuê bao dịch vụ truyền

hình di động 388 617 815 480 218

4 Số lượng th bao dịch vụ truyền hình thơng qua mạng Internet

- 722 1.277 3.025 3.577 Ghi chú: “-” là khơng có số liệu

Nguồn: Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2021

Hiện nay, dịch vụ THTT tại Việt Nam đã được phổ cập với độ phủ sóng rộng khắp cả 64 tỉnh thành, tuy nhiên với việc có nhiều doanh nghiệp lớn cùng tham gia

vào thị trường, những khung chính sách, pháp lý của Chính phủ vẫn cịn đang trong q trình hồn thiện và phát triển. Sự chọn lọc của thị trường này là rất lớn, vì thế nhiều tiêu chí đánh giá của thị trường cịn chưa bao qt, khơng có xu hướng tăng, giảm quá rõ rệt. Bên cạnh đó, do những sự biến đổi về nền kinh tế trong nước và thế giới cũng như một số biến chuyển của nền kinh tế, dẫn đến sự tăng trưởng về số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ THTT còn chưa được ổn định:

Về số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ THTT, năm 2017 giảm 11% so với năm 2016, tới năm 2018, số lượng thuê bao tăng trưởng đạt mức 8.3% so với năm 2017, dù vậy, vẫn chưa quay lại con số của năm 2016. Năm 2020, tổng số thuê bao sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền ước đạt con số khoảng 11.567.000, tăng khoảng 700.000 thuê bao, tức tăng 6,84% so với năm 2016.

Có thể thấy số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ truyền hình cáp tương tự giảm dần qua thời gian với mức giảm lên tới 35,7% từ năm 2016 đến năm 2020. Trong khi đó số lượng thuê bao dịch vụ truyền hình cáp số và truyền hình cáp IPTV có con số tăng hết sức ấn tượng với mức tăng lần lượt là 98,6% và 81,6%. Số lượng thuê bao của một loại dịch vụ THTT khác cũng đạt mức tăng rất khủng khiếp đó là dịch vụ truyền hình trả tiền thơng qua mạng Internet. Dù mới chỉ được đưa vào cung cấp tại thị trường THTT Việt Nam từ 2017, nhưng chỉ trong năm đầu tiên, dịch vụ THTT thông qua mạng Internet đã đạt được tới 722.000 thuê bao sử dụng, đến hết năm 2020, số thuê bao đã lên tới con số trên 3.577.000 thuê bao, đạt mức tăng trưởng lên tới 395,4%.

Bên cạnh những con số tăng trưởng ấn tượng kể trên, thị trường dịch vụ THTT tại Việt Nam cũng chứng kiến sự sụt giảm về số lượng thuê bao ở các loại hình THTT sử dụng cơng nghệ khác, đó là dịch vụ truyền hình số mặt đất, dịch vụ truyền hình số mặt đất và dịch vụ truyền hình di động.

Sự tăng giảm nói trên của thị trường THTT ảnh hưởng rất nhiều bởi sự thay đổi về công nghệ. Khi một công nghệ mới được áp dụng, với những lợi thế của mình, sẽ được các nhà cung cấp đầu tư nhiều tiền của, nhân lực để phát triển, vì thế nhanh chóng tăng trưởng về số lượng thuê bao sử dụng. Tuy nhiên khơng vì sự sụt

giảm mà các doanh nghiệp quyết định ngừng cung cấp các dịch vụ THTT nói trên bởi số lượng th bao cịn sử dụng vẫn tương đối lớn, đủ sức duy trì bộ máy và chủ trương số hóa của Nhà nước cũng vẫn đang được thực hiện, việc dừng toàn bộ hoạt động của một loại hình truyền hình có thể dẫn tới mất đi một số lượng khách hàng lớn, gây ảnh hưởng đến một kênh truyền bá tư tưởng của Đảng và nhà nước.

Tới hết năm 2020, dịch vụ THTT với 4 loại hình truyền phát chính là truyền hình cáp hữu tuyến, truyền hình cáp số, truyền hình cáp IPTV và truyền hình thơng qua mạng Internet đã phủ sóng tại 95% lãnh thổ Việt Nam, trong đó tại các đơ thị lớn, khu vực thành thị nói chung đạt trên 90% hộ gia đình có lắp đặt hệ thống dịch vụ THTT tại nhà. Tính chung cả nước có tới 11,5 triệu thuê bao THTT trên tổng số 26,8 triệu hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Xu hướng tăng của số lượng thuê bao THTT đạt được sự ổn định trong thời gian qua nhờ sự đồng bộ về chính sách, đường lối cũng như sự nỗ lực của cả doanh nghiệp lẫn bộ máy QLNN.

b. Số lượng đài phát sóng, nhà cung cấp dịch vụ THTT tại Việt Nam

Bảng 2.5. Thống kê số lượng đài phát thanh, truyền hình; đơn vị hoạt động truyền hình giai đoạn từ 2016-2020

Đơn vị: Đài/Đơn vị

Nội dung Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Số lượng đài phát thanh quốc gia

(VOV) 1 1 1 1 1

2 Số lượng đài truyền hình quốc gia

(VTV) 1 1 1 1 1

3 Số lượng đài truyền hình, phát thanh

địa phương 64 64 64 64 64

4 Số lượng đơn vị hoạt động truyền

hình của bộ, ngành 5 5 5 5 5

Nguồn: Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2021

Về số lượng đài phát thanh, truyền hình; đơn vị hoạt động trên tồn lãnh thổ Việt Nam khơng có sự thay đổi nào từ 2016 – 2020. Đây vẫn là những thành tố quan trọng trong hệ thống truyền bá tư tưởng, giáo dục của Đảng và nhà nước ta trong thời gian dài sắp tới. Nếu khơng có gì thay đổi, trong những năm tới, số lượng này cũng sẽ vẫn khơng có sự thay đổi nào đáng kể bởi mỗi đài truyền hình, phát thanh liệt kê ở trên vẫn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình và cũng khơng có chủ trương thành lập thêm đài truyền hình, phát thanh quốc gia hay địa phương của Nhà nước

Bảng 2.6. Thống kê số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT giai đoạn từ 2016-2020

Đơn vị: Đơn vị/Doanh nghiệp

Nội dung Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Số lượng doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ THTT theo loại hình dịch vụ

37 39 46 47 50

2 Số lượng doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp

27 17 21 21 21

3 Số lượng doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình số mặt đất

1 1 1 1 1

4 Số lượng doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình số vệ tinh

3 3 3 3 3

5 Số lượng doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truyền

hình di động

6 Số lượng doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình thơng qua mạng Internet

4 15 18 19 22

Nguồn: Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2021

Về số lượng nhà cung cấp (NCC) dịch vụ THTT, số lượng NCC có xu hướng tăng theo năm. Quyết định 20/2011/QĐ-TTg ra đời cho phép doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được tham gia cung cấp dịch vụ THTT. Chính vì lẽ đó, số lượng NCC đối với một dịch vụ đang có xu hướng tăng nhanh về cả số lượng thuê bao lẫn doanh thu như thế tại Việt Nam là một điều tất yếu.

Trong số các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT, số lượng NCC dịch vụ truyền hình cáp có xu hướng tăng giảm không ổn định không phải do các doanh nghiệp dừng cung cấp dịch vụ này, mà là do những thương vụ mua bán – sáp nhập diễn ra, làm cho số lượng NCC tuy có khơng ổn định nhưng chất lượng thì ngày càng đi lên.

Số lượng NCC dịch vụ truyền hình cáp từ vị trí độc tơn của mình năm 2016 đã phải nhường chỗ cho số lượng NCC dịch vụ truyền hình thơng qua mạng Internet. Dễ thấy điều này diễn ra bởi mạng Internet ngày càng được phủ sóng rộng hơn và tốc độ truyền tải dữ liệu cũng tăng liên tục qua các năm, tận dụng quy mô của hệ thống cơ sở - hạ tầng mạng Internet sẵn có, các NCC dịch vụ truyền hình cáp đã liên tục nâng cấp, chuyển sang sử dụng mạng Internet làm phương thức cung cấp dịch vụ THTT chính của mình. Với tiềm lực tài chính cũng như kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực Internet, các tập đoàn lớn như Viettel, VNPT, FPT nhanh chóng cung cấp được ra thị trường dịch vụ THTT thông qua mạng Internet với tốc độ cao, chất lượng cao và ổn định của mình.

c. Độ phủ sóng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tiêu biểu

Bảng 2.7. Thống kê số thuê bao THTT của một số NCC dịch vụ THTT tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2015 – 2020

Đơn vị: Triệu thuê bao

Tên doanh nghiệp

Số lượng thuê bao THTT Độ phủ sóng 1 Cơng ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist 3,0 Cả nước

2 Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh 2,3 Khu vực đồng bằng Nam Bộ

3 Tổng Cơng ty Truyền hình cáp Việt Nam 1,35 Cả nước

4 Cơng ty TNHH truyền hình số vệ tinh Việt Nam 1,15 Cả nước 5 Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện Việt

Nam 1,1 Cả nước

6 Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam 1,1 Cả nước

7 Tập đồn Cơng nghiệp – Viễn thông Quân đội 0,95 Cả nước

8 Công ty cổ phần truyền hình cáp Hà Nội 0,65 Cả nước

Ghi chú: “-” là khơng có số liệu

Nguồn: Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2021

Có thể thấy, 3 nhà cung cấp hàng đầu vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong thị trường THTT, bao gồm: Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab); Cơng ty Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV); và Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh.

3 doanh nghiệp này là 3 doanh nghiệp tiên phong đưa vào kinh doanh dịch vụ THTT tại Việt Nam, sau một thời gian dài kinh doanh và phát triển, những NCC này đã có được cho mình một số lượng người dùng rất lớn, dẫn đầu thị trường. Với tiềm lực cũng như kinh nghiệm của mình, các doanh nghiệp này hứa hẹn vẫn sẽ là những NCC có số lượng thuê bao đứng đầu thị trường trong tương lai gần.

Các doanh nghiệp khác theo sau cũng là những doanh nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành truyền thơng, truyền hình và nền tảng tài chính mạnh mẽ, cũng đang bước những bước rất vững chắc trong quá trình phát triển và thu hút người

dùng. Với sự tạo điều kiện của nhà nước, dư địa phát triển rất lớn của thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp này hứa hẹn sẽ giúp cho thị trường THTT tại Việt Nam trong thời gian sắp tới trở nên rất sơi động.

2.1.2.3. Tình hình doanh thu dịch vụ THTT tại Việt Nam

Doanh thu từ dịch vụ THTT tại Việt Nam có nhiều biến động, không ổn định trong 5 năm vừa qua do những vấn đề khách qua. Tuy nhiên, năm 2020 vẫn đạt được con số kỷ lục, tạo tiền đề duy trì đà tăng trong tương lai. Nhất là trong bối cảnh địa dịch, đại bộ phận người dân không thể đi du lịch, làm việc từ xa,… dẫn đến nhu cầu sử dụng dịch vụ này tăng cao. Dưới đây là chi tiết về doanh thu dịch vụ THTT.

Bảng 2.8. Thống kê doanh thu từ dịch vụ THTT tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2015 – 2020

Đơn vị: Tỷ đồng

Nội dung Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng doanh thu 7.499,1 7.819 7.775 7.572 8.102 1 Doanh thu từ thuê bao truyền

hình cáp 5.687 6.309 6.414 6.255 6.809

2 Doanh thu từ thuê bao truyền

hình số mặt đất 198 193 126 67,3 61

3 Doanh thu từ thuê bao truyền

hình số vệ tinh 1.548 1.023 997 947,1 769

4 Doanh thu từ thuê bao truyền

hình di động 65 280 180 198 229

5 Doanh thu từ thuê bao truyền

hình thơng qua mạng Internet - 14 57,8 104,6 234 Ghi chú: “-” là khơng có số liệu

Nguồn: Sách trắng Cơng nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2021

Trong giai đoạn từ 2016 – 2020, thị trường THTT đã liên tục đạt được những con số kỷ lục về mặt doanh số, cho thấy tiềm năng cực lớn của thị trường THTT Việt Nam. Vào năm 2018 và năm 2019, tổng doanh thu cho thấy sự sụt giảm nhẹ do yếu tố chính trị tác động (vụ Mobifone mua lại AVG), tuy nhiên ngay năm 2020 tiếp theo, thị trường THTT đã ngay lập tức phá kỷ lục với con số 8.102 tỷ đồng, tăng gần 600 tỷ so với năm 2019. Những con số trên so với các thị trường lớn tại khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia vẫn thể hiện sự thua kém dù quy mơ thị trường là khơng thu kém nếu tính về số hộ gia đình và quy mơ dân số. Chính vì thế, dư địa phát triển của dịch vụ THTT tại Việt Nam là còn rất nhiều, các cơ quan QLNN và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT cần phối hợp chặt chẽ với nhau để khai thác hiệu quả thị trường, đưa thị trường dịch vụ THTT tại Việt Nam trở thành một thị trường lớn trong khu vực và trên thế giới.

Về doanh thu thành phần của các loại hình dịch vụ THTT, truyền hình cáp cho thấy vị trí thống trị của mình khi ln chiếm từ 75-85% tổng doanh thu của toàn thị trường. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi truyền hình cáp là loại hình truyền phát sóng THTT ra đời sớm nhất tại Việt Nam và đã có một q trình dài phát triển và tích lũy người sử dụng. Thời điểm hiện tại là thời điểm các NCC dịch vụ truyền hình THTT qua mạng lưới truyền hình cáp không cần đổ quá nhiều tiền vào công tác tìm kiếm, gia tăng người dùng nữa vì với mạng lưới cơ sở - hạ tầng đã phát triển, cũng như lịng tin, thói quen của người tiêu dùng dịch vụ, người dùng mới sẽ tự tìm đến với dịch vụ này. Nhưng cũng chính vì thế, số lượng th bao và doanh thu của loại hình dịch THTT này khơng có những con số tăng quá ấn tượng.

Ở các loại hình truyền hình số mặt đất và truyền hình số vệ tinh, vì khơng được đầu tư nhiều do nhiều lý do như đầu tư ban đầu tốn kém, khó tiếp cận được vùng sâu vùng xa, miền núi nên doanh thu cũng như số thuê bao giảm dần qua từng năm.

Hai loại hình THTT mới du nhập và phát triển Việt Nam gần đây là dịch vụ truyền hình di động và truyền hình thơng qua mạng Internet, đặc biệt là truyền hình

thơng qua mạng Internet cho thấy những con số gia tăng rất đáng chờ đợi. Dịch vụ THTT thông qua mạng Internet dù có số lượng thuê bao đứng đầu trong các loại hình THTT với 3,5 triệu thuê bao, mới vượt qua truyền hình cáp tương tự vào năm 2020, nhưng con số doanh thu chỉ là 234 tỷ đồng, bằng chỉ bằng 3,4% doanh thu của dịch vụ truyền hình cáp. Điều này xảy ra bởi sân chơi THTT thông qua mạng Internet là khu vực cạnh tranh của đông đảo NCC nhất với tận 22 NCC được cấp phép cung cấp dịch vụ, chính vì thế, các NCC buộc phải đổ nhiều tiền vào công tác quảng cáo, khuyến mại, miễn phí dịch vụ để lôi kéo tập người dùng. Tuy nhiên những con số tăng trưởng rất đáng mừng, bởi doanh thu qua từng năm luôn tăng ở mức hơn 100%. Cuộc chiến tranh giành thị phần dịch vụ THTT thông qua mạng Internet vẫn còn diễn ra dai dẳng, người được lợi cuối cùng là người tiêu dùng. Mặc dù vậy, vì thị trường này diễn biến rất phức tạp do tốc độ tăng trưởng quá nhanh, nên công tác QLNN cần phải cập nhật liên tục để đáp ứng được trước những thay đổi chớp nhoáng của thị trường, cũng như vừa tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp mở rộng, gia tăng thị phần, vừa phải đảm bảo được chất lượng truyền hình cũng như quyền lợi người tiêu dùng cuối cùng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ trả tiền tại Việt Nam (Trang 44 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)