2.2.2.1.Quy trình tín dụng và chính sách tín dụng
Để có thể hạn chế, phịng ngừa RRTD, ACB xây dựng cho mình quy trình tín dụng và chính sách tín dụng phù hợp với khẩu vị rủi ro, chiến lược của ngân hàng tương ứng với từng thời kỳ phát triển đồng thời đảm bảo tuân thủ quy định của NHNN, quy định của pháp luật. Các chính sách này ln được ACB triển khai đến từng nhân viên thông qua các lớp đào tạo trực tiếp tại trung tâm đào tạo hoặc học trực tuyến tại đơn vị để đảm bảo thực hiện đúng quy định được đề ra. Trong đó, đáng chú ý là các điểm sau:
Đối tượng KH:
ACB tập trung vào đối tượng KH là DN vừa và nhỏ và KH cá nhân để phân tán rủi ro. Đối với SME, ACB hướng đến cả một chuỗi cung ứng nên
đặt mục tiêu thu hút nhà cung cấp và đơn vị phân phối của DN cốt lõi bằng chính sách hợp lý về lãi suất và phí. Từ đó có thể áp dụng các giải pháp dài hạn và đồng bộ trong việc cung cấp các gói sản phẩm. Cá nhân là nhân viên của SME cũng là KH mục tiêu thông qua các khoản cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng. Đối với nhóm KH cá nhân có thu nhập cao, ACB định hướng khai thác tăng huy động tiền gửi, thu nhập từ dịch vụ bán bảo hiểm, thẻ tín dụng…
Chính sách tín dụng:
ACB ln tn thủ quy định của NHNN, pháp luật Việt Nam, định hướng phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu của ngân hàng từ đó ban hành các chính sách tín dụng thơng qua các cơng văn nội bộ và triển khai rộng rãi đến từng đơn vị trong hệ thống. Giai đoạn 2019 - 2021là một phần trong lộ trình 5 năm của ACB với định hướng chính tập trung vào hoạt động ngân hàng lõi và xử lý triệt để các vấn đề tồn đọng. Năm 2019 là năm cuối cùng của ACB trong giai đoạn hoàn thiện nền tảng, xây dựng năng lực tiến tới vị trí ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Trong năm 2019, ACB tiếp tục khắc phục, xử lý các vấn đề tồn đọng, đồng thời bắt đầu những cuộc bứt phá trong hoạt động kinh doanh. Năm 2020 là năm ACB khẳng định lại vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam với kết quả kinh doanh ấn tượng. Các kết quả đạt được trong năm cho thấy ACB đang có một sự trở lại ngoạn mục sau một thời gian dài xử lý các khó khăn. Năm 2021 ACB giữ vững tốc độ phát triển so với giai đoạn trước.
Quy trình cấp tín dụng:
ACB thực hiện kiểm sốt theo cả chiều dọc và chiều ngang. Kiểm soát dọc:
CBTD thu thập hồ sơ từ KH => CBTD lập tờ trình thẩm định KH => trình trưởng phịng KH => Giám đốc/Phó Giám đốc đơn vị kinh doanh =>
Chuyên viên phê duyệt/ Ủy ban tín dụng/Ủy ban tồn thể. Tùy mức độ rủi ro của hồ sơ mà hồ sơ đó sẽ được trình qua các cấp phê duyệt khác nhau. Các chuyên viên phê duyệt hằng năm sẽ trải qua kỳ thi kiểm tra nghiệp vụ kiểm tra kiến thức.
Sau khi hồ sơ được phê duyệt, sẽ được chuyển sang Trung tâm pháp lý chứng từ soạn thảo các văn kiện tín dụng (hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, đơn đăng ký giao dịch bảo đảm, các cam kết…), hướng dẫn KH ký kết văn kiện tín dụng và thực hiện thủ tục thế chấp TSBĐ.
Khi hoàn tất các thủ tục trên, hồ sơ sẽ được chuyển về đơn vị kinh doanh và tại đây, nhân viên vận hành sẽ kiểm tra lại một lần nữa về tính tuân thủ, phù hợp của hồ sơ, soạn thảo khế ước nhận nợ … giải ngân cho KH.
Sau khi giải ngân xong, hồ sơ được sắp xếp lại theo chuẩn mực của ACB và chuyển cho kiểm sốt viên để kiểm sốt sau, tránh sai sót về hồ sơ, về nhập liệu vào hệ thống corebanking của ngân hàng.
Kiểm soát ngang:
Đối với việc giải ngân tại đơn vị kinh doanh, ACB thực hiện kiểm soát chéo hồ sơ giữa các đơn vị trong cụm nhằm giảm thiểu rủi ro do tính chủ quan, cũng như áp lực vơ hình về chỉ tiêu tín dụng khiến việc giải ngân dễ dàng khi KH chưa cung cấp đủ chứng từ, hồn thiện hồ sơ.
- Việc kiểm sốt sau cho vay cũng được ACB đặc biệt quan tâm. ACB quy định thời gian bổ sung chứng từ thường là 30 ngày đối với khoản vay tiêu dùng, riêng với các sản phẩm đặc thù thời gian có thể nhiều hơn, việc kiểm tra sẽ được thực hiện định kỳ 6 tháng hoặc 12 tháng/lần.
Cơng tác kiểm tốn được ACB thực hiện định kỳ hàng năm bởi bộ phận kiểm tốn của chính ngân hàng hoặc th cơng ty kiểm tốn độc lập. Các CN/PGD có dư nợ lớn hoặc tỷ trọng nợ xấu cao, việc kiểm toán sẽ
được thực hiện với tần suất nhiều hơn.
Ngồi ra, ACB cũng tích hợp cơng nghệ thơng tin vào q trình kiểm tra, giám sát tín dụng thơng qua việc báo email, tin nhắn đến CBTD về tình trạng hồ sơ, định kỳ kiểm tra, định giá TSBĐ. Hệ thống giám sát lỗi nghiệp vụ hàng ngày sẽ báo email đến nhân viên vận hành về các sai sót trên hệ thống corebanking để xử lý kịp thời. Áp dụng các chỉ tiêu về lỗi nghiệp vụ đến nhân viên vận hành để tăng cường trách nhiệm trong q trình kiểm sốt hồ sơ.
2.2.2.2.Bảo đảm tín dụng
Với đối tượng KH chính là DN vừa và nhỏ và KH cá nhân. Các khoản vay tại ACB chủ yếu là các khoản vay có TSBĐ
Tùy từng loại tài sản mà ACB sẽ quy định mức cấp tín dụng tối đa khác nhau: với các tài sản là bất động sản có tính thanh khoản cao thì mức tài trợ tối đa có thể lên đến 75% giá trị tài sản. Với tài sản là giấy tờ có giá do chính ngân hàng phát hành mức tài trợ tối đa bằng VND được tính tốn như sau: mức cho vay + tiền lãi vay dự kiến ≤ số dư tiền gửi + lãi tiền gửi dự kiến. Đối với số dư tiền gửi, thẻ tiết kiệm do ngân hàng khác phát hành, tỷ lệ này sẽ thấp hơn và tùy thuộc vào ngân hàng phát hành, mục đích cấp tín dụng …
TSBĐ được định giá độc lập thông qua đơn vị định giá riêng của ACB để đảm bảo tính chính xác, tránh sự chủ quan của nhân viên thẩm định. Riêng các tài sản có giá trị lớn, hoặc thuộc nhóm KH liên quan – tổng giá trị khoản vay lớn – tài sản đó sẽ được định giá thơng qua cơng ty định giá bên ngồi. Giá trị tài sản thường được định giá thấp hơn giá trị thị trường và sẽ tính đến các yếu tố về chuyển nhượng, giảm giá tài sản do vị trí, diện tích đất …
khi nhận thế chấp mới, ACB luôn yêu cầu KH mua bảo hiểm với giá trị tối thiểu là 110% giá trị nghĩa vụ hoặc 100% giá trị tài sản.
Các khoản vay tín chấp chỉ thực hiện tại một số đơn vị đầu mối trong hệ thống. Các đơn vị này chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình cấp phê duyệt. Sau khi có kết quả phê duyệt đơn vị sẽ chuyển hồ sơ về chi nhánh thực hiện hồ sơ để soạn thảo các chứng từ cần thiết và thực hiện giải ngân cho KH. ACB luôn yêu cầu KH mua bảo hiểm đối với các khoản vay tín chấp (bảo hiểm của Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Mirae Asset Prévoir) để phịng tránh trường hợp KH khơng trả được nợ do các sự cố bất khả kháng.
2.3.ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 2.3.1.Kết quả đạt được
2.3.1.1.Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng
ACB đã xây dựng được hệ thống chính sách tín đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:
-Thiết lập một cơ chế kiểm sốt RRTD phù hợp;
-Quy trình cấp tín dụng lành mạnh; phân quyền cụ thể, trải qua nhiều cấp kiểm soát
-Xây dựng hệ thống đo lường, đánh giá, giám sát tín dụng cụ thể và phù hợp
Các quy trình nghiệp vụ tín dụng được chuẩn hóa và có tài liệu hướng dẫn sử dụng cụ thể: lập tờ trình thẩm định KH và trình cấp phê duyệt, soạn thảo hồ sơ tín dụng được thực hiện thơng qua hệ thống CLMS, việc định giá tài sản thực hiện thơng qua chương trình thẩm định tài sản PASS… tất cả các chương trình này đều liên kết với nhau. Hỗ trợ nhân viên chỉ cần nhập liệu thông tin của KH ở lần đầu
giúp tiết kiệm thời gian, tránh sai sót thơng tin. Ngồi ra, để nắm bắt kịp thời với những biến động của môi trường kinh tế, pháp lý, cịn có các văn bản chỉ đạo và cảnh báo tín dụng khẩn trong từng thời kỳ.
Chính sách tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu hợp lý của KH và bảo đảm kiểm soát RRTD. Trong bối cảnh thị trường ngân hàng truyền thống đang cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự trỗi dậy của công ty cơng nghệ tài chính, ACB đang dần hồn thiện, nâng cao năng lực vốn, chất lượng phục vụ, hiệu quả hoạt động, sáng tạo và đổi mới mơ hình kinh doanh, sản phẩm dịch vụ, mang đến nhiều trải nghiệm dịch vụ cho các phân đoạn KH khác nhau đặc biệt là đối tượng KH tìm năng thuộc mảng bán lẻ mà ngân hàng đang hướng tới.
Nhìn chung, quy trình cấp tín dụng của ACB hiện nay đã được chuẩn hóa khá đầy đủ, phù hợp với đối tượng KH mục tiêu và chính sách kinh tế Việt Nam, bao gồm các nội dung cần thiết mà ngân hàng thực hiện trong q trình cấp tín dụng như: quy định cụ thể về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, lịch sử quan hệ tín dụng, tính khả thi của phương án vay; hạn mức tín dụng đối với từng KH riêng lẻ và nhóm KH liên quan phù hợp với khẩu vị rủi ro của ACB và quy định của NHNN; quy định về thẩm quyền phê duyệt tín dụng cụ thể rõ ràng và được chuẩn hóa vào hệ thống của ngân hàng.
2.3.1.2.Minh bạch hóa thơng tin
Thơng tin ln được cơng khai đến từng nhân viên. Định hướng chiến lược, tư tưởng chỉ đạo chính sách tín dụng và kế hoạch phát triển tín dụng được thể hiện trong các cơng văn, quy chế cụ thể và được công bố thông qua trang thông tin của ngân hàng để nhân viên dễ dàng tiếp cận. Khung chính sách tín dụng được ban hành khá đồng bộ, thống nhất các nội dung
liên quan về một vấn đề vào một cơng văn duy nhất trong đó bao gồm nhiều phụ lục: quy định giới hạn tín dụng và thẩm quyền phê duyệt, quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro, các quy định cho vay, quy định TSBĐ, quy định miễn, giảm lãi;… Các công văn hết hiệu lực được thể hiện ở thư mục riêng. Ngồi ra cịn có thư viện các quy định của pháp luật, NHNN. Những thay đổi của quy định mới luôn được nêu ra ở phần đầu của công văn để nhân viên dễ dàng theo dõi.
2.3.1.3.Hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Việc xây dựng và hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ đối với các KH có quan hệ tín dụng với ACB phục vụ cho mục đích phân loại nợ và trích lập dự phịng RRTD trong hoạt động của ngân hàng.
KH được chấm điểm và xếp hạng tín dụng được chia thành 3 nhóm: KHDN; KHCN, hộ kinh doanh; KH là tổ chức tín dụng và tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán).
ACB xây dựng phần mềm xếp hạng tín dụng nội bộ với các bộ tiêu chí riêng cho từng nhóm KH. Bộ tiêu chí bao gồm cả yếu tố tài chính và phi tài chính. Ngồi ra, ACB cũng thường xuyên ghi nhận ý kiến đóng góp của các đơn vị kinh doanh để điều chỉnh hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với tình hình thực tế, biến động kinh tế- xã hội, các thay đổi trong chính sách tín dụng, sản phẩm tín dụng … Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở giúp ACB phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo điều 11 thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN và từng bước theo chuẩn quốc tế, phản ánh một cách tổng quan và đúng bản chất về tình hình chất lượng tín dụng của KHDN và cá nhân của ACB.
2.3.1.4.Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong q trình kiểm sốt rủi ro tín dụng
ACB đẩy mạnh phát triển hệ nền tảng số và thực hiện các chuyển đổi về mặt công nghệ. Hằng năm, ACB thường đầu tư không dưới 20% trên tổng vốn đầu tư để đầu tư cho nền tảng kỹ thuật công nghệ. Nguồn nhân lực về CNTT của ACB cũng được chú trọng phát triển cả về chất và lượng. Hệ thống corebanking tiên tiến, thường xuyên cập nhật tiêu chí về RRTD để nhân viên thực hiện nhập liệu vào hệ thống và thực hiện trích xuất dữ liệu khi cần thiết một cách dễ dàng. Các dự án tiêu biểu: xây dựng phần mềm xếp hạng tín dụng nội bộ, phê duyệt tín dụng trên nền tảng chữ ký số, tất cả các thông tin của KH đều được chuyển thành file mềm đưa lên hệ thống …
Bảng 2.11 Tỉ lệ giao dịch qua các loại hình tại ACB giai đoạn 2019 - 2021
2019 (%)2020 (%)2021(%)
Giao dịch Ebanking 43 50 66
ATM 30 34 25
Giao dịch tại quầy 27 16 9
Nguồn: Báo cáo và đánh giá của Ban điều hành ACB 2019 - 2021
2.3.1.5.Ngân hàng đã hoàn thiện việc áp dụng Basel II trong q trình kiểm sốt rủi ro tín dụng
Năm 2014, ACB là một trong 10 ngân hàng được NHNN lựa chọn để triển khai thí điểm Basel II. Từ 2015, ACB đã bắt đầu thực hiện chuyển đổi hoạt động ngân hàng trong lộ trình triển khai đã được ACB xây dựng theo yêu cầu của NHNN đến năm 2020. ACB đã tính tốn tỷ lệ an tồn vốn theo Thông tư 41/2019/TT-NHNN và áp dụng các quản lý danh mục tài sản có theo quy định này. Đánh dấu việc ghi nhận cho sự sẵn sàng của ACB về quản lý vốn theo Basel II là hồ sơ đăng ký tn thủ trước hạn tính tốn tỷ lệ an tồn vốn theo Thông tư 41/2019/TT-NHNN được nộp vào tháng 11-
2021 và vào ngày 01/05/2019 ACB vừa được NHNN trao quyết định áp dụng Thơng tư 41/2019 quy định tỷ lệ an tồn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Việc áp dụng các chuẩn mực theo Basel II giúp ACB tạo được uy tín, sự tin tưởng của KH đối với các dịch vụ ngân hàng cũng như của cổ đông đối với sự phát triển của ACB trong thời gian tới.
Bảng 2.12 Mức độ xếp hạng tín nhiệm của ACB do Moody’s đánh giá năm 2021
Hạng mụcXếp hạng của Moody’s
Tiền gửi Ba3
Đơn vị phát hành dài hạn Ba3
Triển vọng Ổn định
Nguồn: Báo cáo của Ban điều hành ACB năm 2021
Mức xếp hạng tín nhiệm này của ACB là mức cao trong những ngân hàng được tổ chức Moody’s xếp hạng tại Việt Nam. Ngồi ra, ACB ln được đánh giá cao từ tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings với triển vọng tích cực, cụ thể mức xếp hạng tín nhiệm tại ngày 20/12/2021 là:
Bảng 2.13 Mức độ xếp hạng tín nhiệm của ACB do Fitch Ratings đánh giá năm 2021 Hạng mục Xếp hạng Phát hành nợ dài hạn BB- Phát hành nợ ngắn hạn B Sức mạnh độc lập bb- Hỗ trợ của Chính phủ b
Triển vọng Tích cực
Nguồn: Báo cáo của Ban điều hành ACB năm 2021
Với những xếp hạng này, có thể thấy trải qua 28 năm hình thành và phát triển, ACB đã và đang là mọt trong những Ngân hàng Thương mại Cổ phần hàng đầu Việt Nam.
2.3.2.Hạn chế trong cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu