2.3.1 .Kết quả đạt được
2.3.1.2 .Minh bạch hóa thơng tin
Thông tin luôn được công khai đến từng nhân viên. Định hướng chiến lược, tư tưởng chỉ đạo chính sách tín dụng và kế hoạch phát triển tín dụng được thể hiện trong các công văn, quy chế cụ thể và được công bố thông qua trang thông tin của ngân hàng để nhân viên dễ dàng tiếp cận. Khung chính sách tín dụng được ban hành khá đồng bộ, thống nhất các nội dung
liên quan về một vấn đề vào một cơng văn duy nhất trong đó bao gồm nhiều phụ lục: quy định giới hạn tín dụng và thẩm quyền phê duyệt, quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, các quy định cho vay, quy định TSBĐ, quy định miễn, giảm lãi;… Các công văn hết hiệu lực được thể hiện ở thư mục riêng. Ngồi ra cịn có thư viện các quy định của pháp luật, NHNN. Những thay đổi của quy định mới luôn được nêu ra ở phần đầu của công văn để nhân viên dễ dàng theo dõi.
2.3.1.3.Hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Việc xây dựng và hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ đối với các KH có quan hệ tín dụng với ACB phục vụ cho mục đích phân loại nợ và trích lập dự phịng RRTD trong hoạt động của ngân hàng.
KH được chấm điểm và xếp hạng tín dụng được chia thành 3 nhóm: KHDN; KHCN, hộ kinh doanh; KH là tổ chức tín dụng và tiền gửi (trừ tiền gửi thanh tốn).
ACB xây dựng phần mềm xếp hạng tín dụng nội bộ với các bộ tiêu chí riêng cho từng nhóm KH. Bộ tiêu chí bao gồm cả yếu tố tài chính và phi tài chính. Ngồi ra, ACB cũng thường xuyên ghi nhận ý kiến đóng góp của các đơn vị kinh doanh để điều chỉnh hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với tình hình thực tế, biến động kinh tế- xã hội, các thay đổi trong chính sách tín dụng, sản phẩm tín dụng … Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở giúp ACB phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo điều 11 thơng tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN và từng bước theo chuẩn quốc tế, phản ánh một cách tổng quan và đúng bản chất về tình hình chất lượng tín dụng của KHDN và cá nhân của ACB.
2.3.1.4.Ứng dụng công nghệ thông tin trong q trình kiểm sốt rủi ro tín dụng
ACB đẩy mạnh phát triển hệ nền tảng số và thực hiện các chuyển đổi về mặt công nghệ. Hằng năm, ACB thường đầu tư không dưới 20% trên tổng vốn đầu tư để đầu tư cho nền tảng kỹ thuật công nghệ. Nguồn nhân lực về CNTT của ACB cũng được chú trọng phát triển cả về chất và lượng. Hệ thống corebanking tiên tiến, thường xuyên cập nhật tiêu chí về RRTD để nhân viên thực hiện nhập liệu vào hệ thống và thực hiện trích xuất dữ liệu khi cần thiết một cách dễ dàng. Các dự án tiêu biểu: xây dựng phần mềm xếp hạng tín dụng nội bộ, phê duyệt tín dụng trên nền tảng chữ ký số, tất cả các thông tin của KH đều được chuyển thành file mềm đưa lên hệ thống …
Bảng 2.11 Tỉ lệ giao dịch qua các loại hình tại ACB giai đoạn 2019 - 2021
2019 (%)2020 (%)2021(%)
Giao dịch Ebanking 43 50 66
ATM 30 34 25
Giao dịch tại quầy 27 16 9
Nguồn: Báo cáo và đánh giá của Ban điều hành ACB 2019 - 2021
2.3.1.5.Ngân hàng đã hoàn thiện việc áp dụng Basel II trong q trình kiểm sốt rủi ro tín dụng
Năm 2014, ACB là một trong 10 ngân hàng được NHNN lựa chọn để triển khai thí điểm Basel II. Từ 2015, ACB đã bắt đầu thực hiện chuyển đổi hoạt động ngân hàng trong lộ trình triển khai đã được ACB xây dựng theo yêu cầu của NHNN đến năm 2020. ACB đã tính tốn tỷ lệ an tồn vốn theo Thông tư 41/2019/TT-NHNN và áp dụng các quản lý danh mục tài sản có theo quy định này. Đánh dấu việc ghi nhận cho sự sẵn sàng của ACB về quản lý vốn theo Basel II là hồ sơ đăng ký tn thủ trước hạn tính tốn tỷ lệ an tồn vốn theo Thơng tư 41/2019/TT-NHNN được nộp vào tháng 11-
2021 và vào ngày 01/05/2019 ACB vừa được NHNN trao quyết định áp dụng Thơng tư 41/2019 quy định tỷ lệ an tồn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Việc áp dụng các chuẩn mực theo Basel II giúp ACB tạo được uy tín, sự tin tưởng của KH đối với các dịch vụ ngân hàng cũng như của cổ đông đối với sự phát triển của ACB trong thời gian tới.
Bảng 2.12 Mức độ xếp hạng tín nhiệm của ACB do Moody’s đánh giá năm 2021
Hạng mụcXếp hạng của Moody’s
Tiền gửi Ba3
Đơn vị phát hành dài hạn Ba3
Triển vọng Ổn định
Nguồn: Báo cáo của Ban điều hành ACB năm 2021
Mức xếp hạng tín nhiệm này của ACB là mức cao trong những ngân hàng được tổ chức Moody’s xếp hạng tại Việt Nam. Ngồi ra, ACB ln được đánh giá cao từ tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings với triển vọng tích cực, cụ thể mức xếp hạng tín nhiệm tại ngày 20/12/2021 là:
Bảng 2.13 Mức độ xếp hạng tín nhiệm của ACB do Fitch Ratings đánh giá năm 2021 Hạng mục Xếp hạng Phát hành nợ dài hạn BB- Phát hành nợ ngắn hạn B Sức mạnh độc lập bb- Hỗ trợ của Chính phủ b
Triển vọng Tích cực
Nguồn: Báo cáo của Ban điều hành ACB năm 2021
Với những xếp hạng này, có thể thấy trải qua 28 năm hình thành và phát triển, ACB đã và đang là mọt trong những Ngân hàng Thương mại Cổ phần hàng đầu Việt Nam.
2.3.2.Hạn chế trong cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
2.3.2.1.Quy trình tín dụng cịn tiềm ẩn rủi ro
Với các khoản vay thuộc thẩm quyền Giám đốc chi nhánh/Phòng giao dịch, cán bộ quan hệ KH là người tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng vừa phân tích KH để trình phê duyệt thường kém tính khách quan và tiềm ẩn rủi ro lớn cho ngân hàng, việc mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay hầu như tập trung một nơi, thiếu sự chuyên sâu dẫn đến chất lượng công tác chưa cao.
- Bộ phận quan hệ KH thường phải chịu áp lực về chỉ tiêu thẻ, doanh số cho vay, tiền gửi, mở rộng KH nên họ có thể có khuynh hướng phân tích KH theo tốt hơn so với thực tế để được phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về dư nợ.
- Đôi khi cán bộ quan hệ KH có thể thơng đồng với KH và khai tác nhu cầu vốn để vay chung KH hoặc KH mua chuộc CBTD để vay được tiền ngân hàng.
- Cơng tác kiểm tra giám sát mục đích sử dụng vốn của KH đơi khi cịn bị xem nhẹ cịn mang tính hình thức. Với các khoản vay tiêu dùng có giá trị dưới 2 tỷ đồng chỉ yêu cầu cán bộ quan hệ KH bổ sung chứng từ là biên bản kiểm tra mục đích sử dụng vốn được ký giữa KH và cán bộ quan hệ KH. Điều này dễ dẫn đến tình trạng KH sử dụng vốn sai mục đích, thường là đầu tư mua bất động sản để hưởng chênh lệch giá dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ cho ACB.
- Chất lượng tín dụng đơi khi chưa được coi trọng đúng mức, chưa tn thủ nghiêm quy trình tín dụng (thẩm định sơ sài, hồ sơ tài sản thế chấp chưa đầy đủ, hồ sơ pháp lý được thu thập từ bản sao… ), quyết định cho vay chỉ dựa trên yếu tố chủ quan về TSBĐ, bỏ qua tính khả thi của phương án vay, nguồn trả nợ, thiện chí trả nợ của KH. Một số cán bộ thẩm định tín dụng yếu về chuyên mơn, hiểu biết về pháp luật cịn hạn chế dễ dẫn đến tình trạng cho vay vượt khả năng thanh toán của KH vay vốn.
Xử lý nợ xấu chưa được thực hiện một cách triệt để biện pháp tích cực thu hồi nợ ngay từ khi phát sinh nợ xấu chưa được coi trọng, với các khoản nợ xấu có giá trị không lớn thường bị xem nhẹ, ỷ lại vào việc dùng dự phịng rủi ro để xử lý sau đó chuyển hạch tốn theo dõi ngoại bảng tổng kết tài sản.
2.3.2.2.Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phụ thuộc nhiều vào thơng tin từ khách hàng
ACB có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá rủi ro của KH, nhưng hệ thống này vẫn có một số hạn chế nhất định, cụ thể là:
Thơng tin đầu vào mang tính tương đối do ngân hàng khi thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cũng phải tự tổng hợp số liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin chuyên ngành được các cán bộ trực tiếp đánh giá xếp hạng thu thập từ: Internet, DN, đối thủ cạnh tranh … Việc nhập liệu thơng tin chấm điểm được thực hiện tại chi nhánh/phịng giao dịch nên đơi khi vì áp lực doanh số, lợi nhuận, chất lượng tín dụng dễ dẫn đến tình trạng nhập liệu chưa chính xác.
Thơng tin tài chính của KH có độ tin cậy thấp. Thơng tin tài chính của ngành, nhóm ngành còn hạn chế, chưa được thống kê đầy đủ và tin cậy nên việc phân tích xếp hạng tín dụng các DN vay vốn cũng gặp phải những khó khăn nhất định.
2.3.3.Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
Thơng qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và RRTD tại ACB trong giai đoạn vừa qua và những tìm hiểu của bản thân. Tác giả đã tiến hành lập bảng khảo sát để có thể đánh giá khách quan về nguyên nhân gây ra RRTD và từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp. Bảng khảo sát đưa ra 15 nguyên nhân gây ra RRTD trong đó bao gồm 9 nguyên nhân đến từ ngân hàng, 3 nguyên nhân đến từ KH và 3 nguyên nhân khác. Kết quả khảo sát được tổng hợp ở các phụ lục 2 và phụ lục 3. Dưới đây là một số nguyên nhân đặc thù gây ra RRTD tại ACB
2.3.3.1.Nguyên nhân khách quan
Thơng tin về các khoản vay cịn hạn chế, thiếu tin cậy
- Thông tin đầu vào của khoản vay đang phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thu thập thơng tin của CBTD khi họ phải tìm thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau. Ngồi nguồn thơng tin nội bộ thơng qua hệ thống xếp hạng tín dụng, phần mềm corebanking, CBTD có thể lấy dữ liệu từ Trung tâm thơng tin tín dụng Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, dữ liệu của CIC hiện nay vẫn phần lớn là thông tin tổng hợp được từ các NHTM, các thông tin này khá đơn điệu, chưa phản ánh đầy đủ, kịp thời thông tin của KH.
- Các NHTM và ACB vì lý do bảo mật thơng tin nên vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước như cơ quan thuế hay cơ quan chủ quản của KH. Khi tiến hành thẩm định hồ sơ, CBTD phụ thuộc nhiều vào thông tin KH cung cấp.
- Bên cạnh đó, đối tượng KH mục tiêu của ACB là DN vừa và nhỏ, thực trạng chung hiện nay là các KH này thường không tuân thủ nghiêm ngặt chế độ BCTC, bản thân họ không thấy tầm quan trọng của BCTC nên việc lập ra các BCTC gửi ngân hàng mang tính hình thức. Hoặc với nhóm
doanh nghiệp siêu nhỏ đôi khi CBTD trực tiếp hỗ trợ KH lập BCTC. Đa phần các BCTC được DN cung cấp cho ngân hàng điều là các BCTC chưa qua kiểm toán nên độ tin cậy rất thấp, các thông tin của BCTC thường khơng phản ánh đúng tình hình sức khỏe của DN, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng của DN dễ dẫn đến việc ngân hàng đưa ra phán quyết tín dụng khơng chuẩn xác.
Hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu kiểm soát rủi ro
- ACB đã và đang triển khai các giải pháp về công nghệ thông tin như: Dự án xây dựng phần mềm xếp hạng và phê duyệt tín dụng, hệ thống cảnh báo lỗi nghiệp vụ, từng bước chuẩn hóa quy trình giải ngân tập trung, tách biệt chương trình thẩm định tài sản, đưa các thơng tin về RRTD theo tiêu chuẩn Basell II theo thông tư số 41/2019/TT-NH Nhà nước quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với tổ chức tín dụng (phương pháp tiêu chuẩn của Basel II) và thơng tư số 13/2021/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM vào các tiêu chí bắt buộc khi thực hiện tờ trình thẩm định KH …và các mơ hình định lượng theo phương pháp tiên tiến cũng đang được nghiên cứu triển khai; tin học hóa q trình cấp và phê duyệt tín dụng. Tuy nhiên, hầu hết các dự án trên đều đang trong q trình hồn thiện, do vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê, phân tích, xử lý dữ liệu KH, ứng dụng các phần mềm đo lường RRTD KH, danh mục tín dụng hay rủi ro toàn bộ ngân hàng chưa được áp dụng.
- Những hạn chế của Hệ thống công nghệ thông tin ảnh hưởng đến việc quyết định mơ hình quản trị RRTD của ngân hàng cũng như việc xây dựng các công cụ đo lường RRTD và hệ thống cảnh báo sớm RRTD, một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá trình độ phát triển quản trị RRTD đối với ngân hàng hiện đại.
Nguyên nhân do khách hàng vay vốn
- Đối với KHCN: nguyên nhân dẫn đến rủi ro do KH mất việc, tình hình kinh doanh gặp khó khăn, khả năng quản lý tài chính cịn hạn chế hoặc gặp các sự cố bất ngờ, KH sử dụng vốn sai mục đích … làm nguồn thu nhập để trả nợ bị suy giảm. KH có chủ ý lừa đảo ngân hàng ngay từ đầu, khơng có thiện chí trả nợ
- Đối với KHDN: RRTD xuất phát từ phía KHDN thường do các nguyên nhân sau:
+ Các lãnh đạo doanh nghiệp đều đi lên từ thực tiễn, chủ yếu điều hành theo kiểu gia đình trị, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các lãnh đạo này thường điều hành DN dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của mình và khơng nắm bắt được xu hướng thị trường của ngành nghề kinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt động nên chưa xây dựng được kế hoạch kinh doanh phù hợp, không chủ động tìm kiếm thơng tin ngành, thơng tin đối thủ cạnh tranh…. Từ đó doanh nghiệp khó ứng phó được khi thị trường biến động.
+ Vì chạy theo lợi nhuận trước mắt cộng với việc ngân hàng chưa quan tâm đến cơng tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn sau khi cho vay và giải ngân tiền mặt dễ dàng nên KH có xu hướng dùng tiền giải ngân vào những khoản đầu tư có mức sinh lợi cao hơn nhưng rủi ro cũng cao hơn dễ dẫn đến trường hợp KH khơng thanh tốn nợ vay đúng hạn hoặc thậm chí là mất khả năng thanh toán.
2.3.3.2.Nguyên nhân chủ quan
Cơng tác kiểm sốt, hạn chế rủi ro tín dụng chưa được ACB quan tâm đúng mức
Mặc dù ACB đã xây dựng những phịng ban chun về kiểm sốt rủi ro, song khi triển khai các vấn đề về RRTD xuống các đơn vị kinh doanh thì các đơn vị kinh doanh lại chưa quan tâm đúng mực. Việc triển khai
cũng mới chỉ thể hiện ở những chỉ đạo tính tổng quát như: cảnh báo hoặc hạn chế tín dụng ở một số lĩnh vực, ngành nghề mà chưa đưa ra các chế tài răng đe khi đơn vị kinh doanh vi phạm. Nói cách khác, cơng tác kiểm sốt rủi ro nói chung và RRTD nói riêng chưa phải là ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chiến lược của ngân hàng. Hơn nữa, lãnh đạo của đơn vị kinh doanh thường có tư duy truyền thống là đặt yếu tố lợi nhuận lên hàng đầu.
Nhận thức của nhân sự về rủi ro tín dụng cịn hạn chế
- Khơng riêng ACB, thực tế chung của các NHTM hiện nay đó là chưa chú trọng phát triển nguồn nhân lực kiểm soát rủi ro tại đơn vị kinh doanh