4 .Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
7. Kết quả đạt được và những tồn tại của luận văn
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị
1.5.1.Nhân tố chủ quan
1.5.1.1. Nhân tố về tổ chức, hành chính
Các nhân tố này tạo nên quyền uy của tổ chức và người quản bắt buộc đối tượng quản lý phải chấp hành mệnh lệnh quản lý. Vì vậy, nhân tố tổ chức hành chính là nhóm yếu tố quan trọng hàng đầu tạo ra trật tự kỷ cương và hiệu quả quản lý, trong đó có quản lý nhà nước về xây dựng
Nhân tố tổ chức – hành chính, trước hết xác lập cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của tổ chức quản lý , người quản lý , được tổ chức từ trên xuống dưới tạo nên sự chấp hành vô điều kiện của đối tượng quản lý và thứ hai định hướng, điều hành, đều chỉnh, phối hợp hoạt động của con người và cộng đồng người để đạt được mục tiêu đề ra.
1.5.1.2. Tính gương mẫu của những cán bộ công chức nhà nước
Cán bộ công chức nhà nước là người đại diện cho cơ quan công quyền, được nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý trực tiếp. Do đó có thể nói việc gương mẫu chấp hành kỹ cương pháp luật phải bắt đầu từ chính những cán bộ công chức nhà nước trước.
1.5.1.3. Động cơ làm việc của những người thực hiện
Động cơ làm việc của các cá nhân trong tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc cho cá nhân, tổ chức. Nên tạo động lực làm việc luôn được quan tâm ở bất cứ tổ chức nào, bởi vì nếu Cán bộ công nhân viên không có động cơ làm việc hoặc động cơ làm việc không tích cực sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của cơ quan nhà nước và có tác động không tốt đến xã hội, đến công dân – đối tượng phục vụ của các cơ quan nhà nước. Cho nên cần lựa cho cán bộ đủ cả đức lẫn tài để cho bộ máy ngày càng trong sạch
1.5.2.Nhân tố khách quan
Nhóm này chủ yếu bao gồm các yếu tố như trình độ dân trí, nhận thức về quản lý, ý thức chấp hành pháp luật và ý thức, tinh thần tham gia công tác, phối hợp trong các hoạt động quản lý của các chủ thể quản lý. Nhóm nhân tố này rất quan trọng vì trật tự kỷ cương đô thị có thể được duy trì và thiết lập hay không phụ thuộc chủ yếu vào sự chấp hành và thực hiện pháp luật, kỷ cương của nhà nước. Nói cách khác, trật tự kỷ cương đô thị là do cộng đồng dân cư, do các đối tượng quản lý tạo ra. Do vậy, khi họ biểu hiện có tinh thần tham gia, phối hợp, cộng tác với các cơ quan quản lý, có ý thức phê phán các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật … thì trật tự kỷ cương trong quản lý đô thị nói chung và trong quản lý về trật tự xây dựng nói riêng sẽ được thiết lập và duy trì.
1.5.2.1. Các nhân tố về công cụ, phương tiện quản lý
Nhóm nhân tố công cụ , phương tiện quản lý bao gồm các nhân tố như hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chính sách đào tạo, tuyển dụng, đãi ngộ cán bộ công chức quản lý … các nhân tố này sẽ tác động đến quá trình thiết lập trật tự , kỹ cương trong quản lý nhà nước về xây dựng đô thị. Hay nói cách khác là nhân tố này sẽ tác động đến chất lượng quản nhà nước về trật tự xây dựng thông qua việc chủ thể quản lý sử dụng chúng có hợp lý hay không.
1.5.2.2. Công tác tuyên truyền vận động và sự giám sát cộng đồng
Để quản lý được nhà nước và xã hội bằng pháp luật theo tiêu chí của một Nhà nước pháp quyền, cán bộ công chức viên chức cần phải được trang bị những kiến thức về nhà nước và pháp luật một cách đầy đủ và kip thời. Việc giáo dục pháp luật là sử dụng những hình thức khác nhau để tác động có hệ thống và thường xuyên tới ý thức của con người nhằm trang bị cho họ những kiến thức pháp lý nhất định để từ đó họ có những nhận thưc đúng đắn về pháp luật, tôn trọng pháp luật và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật.
Các cơ quan quản lý của nhà nước về xây dựng đô thị các cấp phải có trách nhiệm thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản pháp luật của Nhà nước, văn bản của cấp trên và cấp của mình ban hành cho nhân dân trên địa bàn mình quản lý để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
Ở nước ta người dân đã quen với việc xây dựng tùy hứng mà không cần phải xin phép xây dựng. Do đó công tác tuyên truyền vân động thường xuyên có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuyên truyền cũng là hình thức khơi dậy ý thức tự giác từ phía người dân tuân thủ, làm theo nghị định, Luật mà nhà nước ban hành. Mọi người đều có trách nhiệm chung giám sát các công trình xây dựng. Điều này rất cần thiết, vì quản lý cộng đồng và quản lý nhà nước kết hợp sẽ rất hiệu quả. Do đó chính quyền thường xuyên chỉ đạo thực hiện các công tác quản lý quy hoạch đô thị, xây dựng theo quy hoạch nhằm nâng cao ý thức tuân thủ theo quy định.
1.5.2.3. Cơ sở vật chất và thông tin dữ liệu:
+ Để thực hiện tốt công tác quản lý trật tự xây dựng cần có phương tiện kỹ thuật hỗ trợ trong đó thiết bị máy móc phục vụ là rất quan trọng để nhanh chóng, kịp thời phát hiện và xử lý nhanh, dứt điểm các hành vi vi phạm. + Công tác quản lý trật tự xây dựng dựa vào các văn bản pháp lý và sự hỗ trợ của các phương tiện thôn tin, bao gồm đầy đủ các quy định pháp lý về cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng, quản lý quy hoạch xây dựng; các bản đồ quy hoạch có hiệu lực, hệ thống máy
tình được nối mạng, các phần mềm quản lý tiên tiến được cập nhật phục vụ công tác chuyên môn.
1.5.2.4. Tính chất, quy mô và trình độ phát triển của đô thị:
- Tính chất, quy mô của đô thị: Công tác quản lý xây dựng gắn với các quy hoạch được phê duyệt, địa phương nào càng phát triển thì việc lập các quy hoạch chi tiết đảm đảm đáp ứng các yếu tố về môi trường, hạ tầng kỹ thuật càng hiện đại từ đó kéo theo sự phức tạp trong công tác quản lý.
- Trình độ phát triển kinh tế của đô thị: Việc đầu tư các công trình phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn đầu tư, trong điều kiện kinh tế địa phương phát triển ổn định hoặc có nhiều điện kiện thu hút đầu tư thì hoạt động đầu tư xây dựng diễn ra sôi động. Ngược lại đô thị kém phát triển thì nguồn vốn đầu tư ít, hoạt động xây dựng diễn ra kém sôi động thì công tác quản lý không khó khăn, phức tạp.