4 .Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
7. Kết quả đạt được và những tồn tại của luận văn
1.3. Các căn cứ và công cụ quản lý trật tự xây dựng đô thị
1.3.1.Luật pháp
- Pháp luật về quản lý trật tự xây dựng là phương tiện thể chế hoá quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về công tác xây dựng. Xác định rõ tầm quan trọng của công tác quản lý trật tự xây dựng, Đảng và Nhà nước ta sớm ban hành các chủ trương, chỉ thị cho công tác quản lý trật tự xây dựng, đặc biệt chú ý đến cơ chế tổ chức và hoạt động quản lý trật tự xây dựng, đồng thời cũng nhấn mạnh phải kịp thời ban hành các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác tổ chức và hoạt động của quản lý trật tự xây dựng đô thị.
- Pháp luật về quản lý trật tự xây dựng là cơ sở pháp lý cho việc phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần tăng cường pháp chế trong lĩnh vực trật tự xây dựng.
- Hệ thống pháp luật về quản lý trật tự xây dựng góp phần tạo nên sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật ở nước ta. Hệ thống pháp luật gồm nhiều bộ phận nhưng luôn có sự liên quan và thống nhất với nhau. Không thể có một hệ thống pháp luật thống nhất và đồng bộ nếu như có một bộ phận nào đó kém phát triển, không đầy đủ hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với các bộ phận khác trong cùng hệ thống. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng với mức độ pháp quyền cao sẽ góp phần xây dựng và củng cố hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ.
1.3.2.Quy hoạch
Quy hoạch xây dựng: là việc tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian vùng, không gian đô thị và điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sinh sống tại các vùng lãnh thổ đó, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ
môi trường, hướng tới phát triển đô thị xanh, sạch, đẹp, mỹ quan, văn minh, hiện đại.
1.3.3.Bộ máy quản lý Nhà nước về xây dựng từ Trung ương đến địa phương
Bộ máy quản lý Nhà nước về xây dựng theo Luật Xây dựng năm 2014 [14] từ Điều 161 đến Điều 165 quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý Nhà nước về xây dựng.
1.3.4.Tuyên truyền vận động
Để xây dựng văn hoá đô thị, đầu tiên là đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng nhận thức và trước hết là xây dựng nhận thức cho đội ngũ cán bộ của các ngành, các cấp. Tổ chức nhiều diễn đàn, chuyên đề, hội thảo, tập huấn… về văn hoá đô thị, để nắm vững lý luận và phương pháp thực hiện cho đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý xây dựng, quán triệt tinh thần xây dựng văn hoá đô thị là nội dung cơ bản, xuyên suốt, thường xuyên để áp dụng, thực hiện tại trung tâm đô thị, để xây dựng chương trình hành động và thực hiện có hiệu quả.
Việc xây dựng nhận thức cho cộng đồng dân cư là nhiệm vụ tuyên truyền vô cùng quan trọng. Bởi trong cộng đồng hội tụ đầy đủ các tầng lớp để từ đây lan toả cho cả xã hội. Cùng với việc tuyên truyền giáo dục về nếp sống văn minh đô thị, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hết sức cần thiết…