0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT (Trang 47 -47 )

7. Kết quả đạt được và những tồn tại của luận văn

1.6.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng

dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của quận Đã ẩn, thành phố Hồ Chí Minh

Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu công tác cấp Giấy chứng nhận tại Thành phố Đà Nẵng và Thủ đô Hà Nội, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm mang tính gợi mở cho quận Đã ẩn để đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận như sau:

Thứ nhất, Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận cần phối hợp với các Ủy ban nhân dân phường tổ chức tuyên truyền chính sách về đất đai đến từng hộ gia đình và tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ địa chính các xã, phường, thị trấn. Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn quận Đã ẩn, tăng cường kiểm tra, xử lý triệt để việc lấn chiếm đất đai, xây dựng nhà trái phép trên địa bàn.

Thứ ba, phải xây dựng được hệ thống dữ liệu thông tin đất đai thống nhất,

đồng bộ trên cơ sở công nghệ tin học điện tử hiện đại. Thực tế cho thấy, hệ thống hồ

sơ địa chính được lưu trữ rất kém, chắp vá, tạp nham không đáp ứng được yêu cầu quản lý. Việc triển khai lập hồ sơ địa chính ở các địa phương khác nhau đã không được tiến hành vào cùng một thời điểm, số liệu tổng hợp của tất cả các cấp có độ chính xác thấp. Các thông tin về đất (như thay đổi về loại đất, diện tích, chủ sừ dụng đất, và giá cả của đất trong cùng thời điểm…), không được cập nhật thường xuyên đầy đủ.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN

KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT CỦA QUẬN ĐÃ ẨN, THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH

2.1. Giới thiệu chung về quận Đã ẩn

2.1.1.Lịch sử hình thành

Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây vốn là 2 xã thuộc quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, xã Bình Hòa đổi thành quận Bình Hòa, xã Thạnh Mỹ Tây thành quận Thạnh Mỹ Tây. Tháng 6/1976, hai quận được sát nhập lại làm một lấy tên là quận Đã ẩn cho đến ngày nay.

Sự hình thành và phát triển các vùng đất Đã ẩn ngày nay gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố Nam Bộ từ cách đây 300 năm. có diện tích tự nhiên là 2076 ha và được chia thành 20 phường.

2.1.2.Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

2.1.2.1. Vị trí địa lý

Đã ẩn là một quận nội thành thuộc thành phố Hồ Chí Minh

, có vị trí

nằm về

phía đông của thành phố, ranh giới hành chính giáp với các đơn vị hành chính sau: + Phía Đông giáp quận 2 và quận Thủ Đức.

+ Phía Tây giáp quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp. + Phía Nam giáp quận 1 và quận 2.

Hình 2.1. Bản đồ địa giới hành chính quận Đã ẩn, TP. Hồ Chí Minh 2.1.2.2. Địa hình

Đã ẩn nằm trong vùng địa hình bằng thấp của Thành phố Hồ Chí Minh, điều kiện thoát nước tương đối thuận lợi và thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao so với mặt nước biển biến động từ 0,5 m đến 10 m.

Địa hình có thể chia làm 2 khu vực khác nhau:

+ Khu vực có nền cao, địa hình gò triền, độ dốc thoải nằm ở phía Tây Bắc Quận.

+ Khu vực nền thấp có địa hình phẳng, hướng dốc không rõ rệt nằm ở phần còn lại, chủ yếu dọc theo rạch xuyên tâm, sông Sài Gòn và bán đảo Bình Quới- Thanh Đa. Khu vực này chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều từ sông Sài Gòn.

2.1.2.3. Thủy văn

Chế độ thuỷ văn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sông rạch, hồ nước có trên địa bàn. Sông Sài Gòn với chiều dài 16,5 km, có thể lưu thông được tàu với trọng tải 10.000 tấn và một số tuyến rạch chính như Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Hố

Tàn, Vàm Tây, Thủ Tắc với tổng chiều dài khoảng 13,13 km. Ngoài ra còn có kênh Thanh Đa dài khoảng 1,35 km và hệ thống kênh rạch nhỏ khác. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường thuỷ và tiêu thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường.

2.1.2.4. Tài nguyên đất

Diện tích tự nhiên có 2.076 ha, chiếm 0,99% diện tích của Thành phố, toàn bộ diện tích đã khai thác đưa vào sử dụng, điều này cho thấy tài nguyên đất của Quận đang được sử dụng khá triệt để và có hiệu quả. Về mặt thổ nhưỡng, đất đai của Quận gồm có đất phù sa và phù sa phèn có thêm chua mặn.

2.1.2.5. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước mưa tự nhiên (bình quân 1979 mm/năm), lưu lượng của sông Sài Gòn và hệ thống kênh rạch.

- Nguồn nước ngầm: Nước ngầm phân bố khá rộng, chủ yếu ở độ sâu 10 đến 15 m, đây là nguồn nước có thể khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên chất lượng nước ngầm ở phía Tây cao hơn ở phía Đông, nguyên nhân vào mùa khô phần lớn nguồn nước ngầm ở phía Đông bị nhiễm phèn, gây khó khăn cho việc khai thác sử dụng.

2.1.2.6. Thực trạng cảnh quan môi trường

Trong những năm qua do quá trình đô thị hóa đã tác động mạnh mẽ đến môi trường của Quận, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất ở các mức độ khác nhau. Điều này được thể hiện thông qua một số vấn đề sau:

- Ô nhiễm môi trường không khí: Môi trường không khí đã và đang bị ô nhiễm ở mức độ nhất định do các nguồn chất thải, khí thải từ các hoạt động giao thông và xây dựng, trong đó chủ yếu là ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện giao thông quá cũ đã làm ô nhiễm bầu không khí trên địa bàn Quận.

2.1.3.Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước quận Đã ẩn

2.1.3.1. Ủy ban nhân dân quận Đã ẩn

Hình 2.2:Sơ đồ tổ chức của Uỷ ban nhân dân quận Đã ẩn

Các cơ quan quản lý nhà nước ở quận Đã ẩn gồm có Uỷ ban nhân dân quận Đã ẩn và 11 cơ quan chuyên môn trực thuộc của Ủy ban nhân dân quận Đã ẩn (gồm có Văn phòng Uỷ ban nhân dân, phòng Nội vụ, phòng Tài chính kế hoạch, phòng Thanh tra, phòng Quản lý đô thị, phòng Tư pháp, phòng Văn hoá và Thông tin, phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Y tế). Về cấp xã có 20 Uỷ ban nhân dân phường được sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện chức năng quản lý, điều hành đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

2.1.3.2. Các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận

1. Phòng Nội vụ:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua - khen thưởng.

2. Phòng Tư pháp:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước và các công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

3. Phòng Tài chính - Kế hoạch:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về; Tài chính; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.

4. Phòng Tài nguyên và Môi trường:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; biển và hải đảo (đối với các quận có biển, đảo). Trong đó, các chức năng chính liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai bao gồm:

- Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

- Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện.

- Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai huyện.

- Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật; tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định trưng dụng đất, gia hạn trưng dụng đất.

5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Việc làm; dạy nghề; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.

6. Phòng Văn hóa và Thông tin:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin.

7. Phòng Giáo dục và Đào tạo:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu

chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

8. Phòng Y tế:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình.

9. Thanh tra quận:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp quận; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

10. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận

Tham mưu tổng hợp cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về: Hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp quận, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức.

11. Phòng Quản lý đô thị

Phòng Quản lý đô thị là cơ quan chuyên môn trực thuộc và chịu sự chỉ đạo, trực tiếp, toàn diện của UBND quận Đã ẩn, dưới sự chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh.

Giúp UBND quận Đã ẩn thực hiện chức năng QLNN về quy hoạch, xây dựng, kiến trúc, phát triển đô thị, nhà ở và công sở, vật liệu xây dựng, giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị, công viên cây xanh, chiếu sáng, rác thải, bến bãi đỗ xe đô thị).

2.2. Cơ cấu tổ chức, năng lực quản lý của Phòng Tài nguyên và Môi trường quận quận

2.2.1.Cơ cấu tổ chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường

Phòng Tài nguyên và Môi trường quận gồm có 01 Trưởng phòng, quá 02 Phó Trưởng phòng và các công chức chuyên môn nghiệp vụ.

Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về thực hiện các mặt công tác chuyên môn và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng.

Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác theo sự phân công của Trưởng phòng; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy quyền điều hành các hoạt động của Phòng.

Cơ cấu tổ chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường được thể hiện qua sở đồ sau:

Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Đã ẩn

2.2.2.Năng lực quản lý của Phòng Tài nguyên và Môi trường

2.2.2.1. Về nhân sự và trình độ chuyên môn

Bảng 2.1 Bảng thống kê nhân sự và trình độ chuyên môn

Số thứ tự Đơn vị/Chức vụ Số lượng (người) Trình độ chuyên môn Thạc sỹ Cử nhân Cao đẳng 1 Trưởng phòng 1 1 / / 2 Phó Trưởng phòng 2 2 / / 3 Tổ Môi trường 6 / 4 2 4 Tổ Tài nguyên 8 1 6 1 5 Tổ Thanh tra - pháp chế 5 1 4 / 6 Tổ Hành chính 4 / 3 1 Tổng cộng 26 5 17 4

Số lượng, chất lượng viên chức, người lao động hiện tại Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Đã ẩn có tổng cộng 26 con người. Trong đó 01 Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng phòng, 18 công chức, 5 lao động hợp đồng. Về trình độ chuyên môn: 05 thạc sỹ, 17 đại học, 04 cao đẳng. Nhìn chung, trình độ đội ngũ cán bộ địa tại Phòng Tài nguyên và Môi trường dần dần được chuẩn hóa, ngày một nâng cao để

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT (Trang 47 -47 )

×