Đánh giá hiệu quả của Chương trình Quốc gia phòng chống HIV/AIDS

Một phần của tài liệu khoa luan Nhận thức và thái độ người dân về chương trình y tế quốc gia phòng chống HIVAIDS (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.3. Đánh giá hiệu quả của Chương trình Quốc gia phòng chống HIV/AIDS

chương trình y tế quốc gia vè phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS.

2.3. Đánh giá hiệu quả của Chương trình Quốc gia phòng chốngHIV/AIDS HIV/AIDS

Qua kết quả thu được từ cuộc khảo sát đối với người dân 10 tỉnh trong cả nước ở các khu vực khác nhau. Miền Bắc với các tỉnh: Hà Nội, Quảng Ninh, Lào Cai, Nam Định. Miền Trung với các tỉnh: Nghệ An, Đà Nẵng. Và miền Nam với các tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Trà Vinh, Kon Tum. Kết quả thu được khi hỏi người dân về địa phương có triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS thì phần lớn người dân (76,8%) người trả lời rằng có và 11.2% số người dân được hỏi trả lời rằng không và có 12% số người trả lời thừa nhận mình không biết trong địa phương có triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS. Có thể nói để dự án phòng chống HIV/AIDS có thể đi đến tận nơi, tiếp cận quần chúng nhân dân thì cần phải có kế hoạch triển khai cụ thể cũng như việc quảng bá tạo được chú ý và thu hút của cộng đồng, có như vậy việc triển khai mới mong có được hiệu quả hơn nữa trong thời gian sắp tới.

Đánh giá kết quả nghiên cứu của dự án phòng chống HIV/AIDS chúng ta có thể thấy phần lớn người dân đều đánh giá chương trình là một chương trình tốt, được đánh giá cao nhất đó là nội dung thông tin và giáo dục truyền

thông của dự án phòng, chống HIV/AIDS với 55,4% số người dân được hỏi cho rằng chương trình có hiệu quả tốt. Một nội dung khác của chương trình cũng được đánh giá cao đó là công tác phòng chống lây nhiễm, có 53,1% người dân được hỏi đánh giá có hiệu quả tốt và có 14,4% số người được hỏi đánh giá nội dung này có hiệu quả rất tốt.

Qua quan sát bảng 10 chúng ta cũng có thể thấy ngay được đó là phần lớn các nội dung hoạt động của dự án phòng chống HIV/AIDS được người dân đánh giá cao nhưng bên cạnh đó một số nội dung đến nay vẫn còn nhiều hạn chế và chưa được đánh giá cao so với các hạng mục khác như về trang thiết bị, cơ sở y tế có 36% số người dân được hỏi đánh giá là bình thường và nội dung sự kết hợp giữa các ban ngành có 28,1% số người đánh giá là bình thường nhưng có tới 18,9% số người dân cho biết rằng họ không biết nội dung này có hiệu quả hay không.

Tương tự như các nội dung trên ở nội dung công tác chỉ đạo và giám sát của ngành y tế với dự án phòng chống HIV/AIDS cũng có 28,2% số người được hỏi đánh giá là bình thường và có 18,3% số người dân được hỏi cho biết họ không biết hiệu quả của nội dung mà đánh giá. Những nội dung như trên có thể cho chúng ta thấy phần nào hiệu quả của dự án phòng chống HIV/AIDS đối với cộng đồng, cho đến nay phần lớn người dân đều cho rằng hiệu quả của dự án phòng chống HIV/AIDS là tương đối hiệu quả tuy rằng có một số nội dung hoạt động dự án chưa đem lại hiệu quả mong đợi và chưa được người dân đánh giá cao nhưng tựu chung lại chúng ta có thể nhận thấy được rằng cần phải tích cực tuyên truyền vận động tăng cường nhận thức của người dân từ đó tạo cho người dân có được hiểu biết về HIV/AIDS và từ đó giảm thiểu lây nhiễm HIV/AIDS.

Bảng 10: Hiệu quả của dự án phòng, chống HIV/AIDS (%)

Nội dung Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Không biết

1. Công tác phòng lây nhiễm 14.4 53.1 25.1 1.3 6

2. Công tác điều trị 10 46.3 30.5 1.3 11.9

3. Thông tin, giáo dục truyền thông 13.5 55.4 23.8 1.2 6.2 4. Cơ sở y tế, trang thiết bị 8.6 41.8 36.7 2.1 10.9 5. Chuyên môn của cán bộ y tế 9.1 44.1 33.5 2.3 10.9 6. Thái độ phụ vụ của cán bộ y tế 9.6 48.1 30.3 2.8 9.3 7. Công tác chỉ đạo và giám sát của

ngành y tế 9.1 42.9 28.2 1.6 18.3

8. Chỉ đạo và giám sát của lãnh đạo

địa phương 8.8 43 27 2.1 19

9. Sự kết hợp giữa các ban ngành 9.3 41.3 28.1 2.4 18.9 10.Sự tham gia của người dân vào dự án 11 47.3 29 1.8 10.9

Một phần của tài liệu khoa luan Nhận thức và thái độ người dân về chương trình y tế quốc gia phòng chống HIVAIDS (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w