CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.2. Đánh giá nhận thức và thái độ của người dân về HIV/AIDS qua hoạt
2.2.3. Nhận thức về cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS
Về cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS có thể nói tới một số biện pháp chính như ngăn chặn lây nhiễm qua đường máu , phòng tránh lây nhiễm qua quan hệ tình dục và phòng tránh lây truyền từ mẹ sang con. Những biện
pháp đó là những biện pháp chính để góp phần vào việc phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.
Theo như kết quả nghiên cứu chúng ta có thể thấy hiện nay tỷ lệ người dân lựa chọn đúng các phương án phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS là tương đối cao, chiếm phần lớn số người được hỏi. Có 80,1% số người được hỏi trả lời sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục có thể giúp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS. Có 73% người dân được hỏi cũng cho biết việc không dùng chung bơm, kim tiêm cũng có thể giúp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS. Có gần 60% số người dân được hỏi chọn các phương án như không tiếp xúc trực tiếp với máu người khác, có lối sống tích cực lành mạnh có thể giúp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.
Như vậy có thể thấy phần lớn người dân đã có thể hiểu được cơ bản những các phòng tránh chính góp phần không lây nhiễm HIV/AIDS. Trong đó chúng ta có thể thấy sự chênh lệch về nhận thức của nam giới với nữ giới về những cách thức này là không nhiều. Nhưng có đánh giá theo kết quả nghiên cứu cho thấy trong số những người được hỏi thì nam giới có nhận thức về cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS cao hơn ở nữ giới, con số chênh lệch tuy chỉ chiếm từ 3-6% nhưng cũng có thể khẳng định nam giới có nhiều quan tâm tới vấn đề này hơn nữ giới.
Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do đặc điểm sinh hoạt của nam giới thoáng hơn, họ ra ngoài và tiếp xúc với mọi người nhiều hơn nên cần có nhiều hiểu biết hơn. Hay cũng có thể do nam giới có nhiều hành vi nguy hiểm hơn nữ giới chính vì vậy họ tìm hiểu nhiều hơn nữ giới trong vấn đề này.
Xét về sự chênh lệch phân theo khu vực, vùng miền cũng không có nhiều. Người dân khu vực thành thị và nông thôn không chênh lệch nhau về nhận thức cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS. Mặc dù theo như kết quả nghiên cứu thì nhận thức của người dân thành thị cao hơn so với người dân sống ở vùng nông thôn nhưng chênh lệch cũng không nhiều chỉ chiếm từ 2-
nhận thức về cách phòng tránh cũng như cách thức lây truyền của HIV/AIDS nhưng việc nhận thức chưa đầy đủ hay chưa đúng vẫn còn tồn tại.
Có thể kể đến con số người dân cho rằng việc không tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS có thể giúp phòng tránh lây nhiễm còn chiếm 25,6%. Nhưng thực tế là chúng ta vẫn có thể lây nhiễm HIV/AIDS mà không hề tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS. Quan niệm này của người dân cho thấy trong cuộc sống hiện nay vẫn còn rất nhiều người kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS và không muốn tiếp xúc với người bệnh. Như vậy nếu con số này gia tăng sẽ làm cho công tác phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS ra cộng đồng gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân của vấn đề đó là việc phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS không chỉ tiến hành ở những người chưa nhiễm HIV/AIDS mà còn ở người đã nhiễm bệnh, bản thân người nhiễm HIV/AIDS nếu họ có ý thức vệ sinh tránh làm lây nhiễm ra cộng đồng sẽ giúp giảm thiểu phần nào con số người nhiễm HIV/AIDS. Chúng ta cũng có thể thấy tỷ lệ người dân tham gia nghiên cứu khi được hỏi về cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS tuy đã có phần nào hiểu biết nhưng việc có được hiểu biết đúng và đầy đủ là vẫn còn nhiều điều phải nhắc đến. Tỷ lệ người dân được hỏi chọn những phương pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS chưa đúng và còn mang tính thiếu khoa học vẫn còn cao chiếm từ 3% đến gần 25% con số này cho chúng ta thấy rằng cần phải có được một biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục cũng như cách thức tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề này hơn nữa, có thể xây dựng nên những chương trình hay cuộc thi tìm hiểu về HIV/AIDS từ đó tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi người dân. Nếu nhận thức của người dân được nâng cao thì tin chắc việc phòng tránh, giảm thiểu lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng sẽ có nhiều bước tiến mới.
Bảng 8 : Nhận thức về cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS với giới tính và khu vực (%)
Nam Nữ Nông thôn
Thành thị
- Sử dụng bao cao su trong quan hệ
tình dục 84 78 81.3 77.7 80.1
- Không dùng chung bơm kim tiêm 75.6 72.2 70.1 80.1 73.4
- Không tiếp xúc trực tiếp với máu
người khác 60 56.8 54.1 66.5 58.2
- Có lối sống tích cực, lành mạnh 59.4 56.3 55.5 60.9 57.3
- Tìm hiểu thông tin và cách phòng bệnh 52.9 49.7 48.2 56.2 50.9
- Không tiếp xúc với người nhiễm
HIV/AIDS 25.8 25.5 24.7 27.3 25.6 - Không quan hệ tình dục 23.6 24.2 26.5 18.7 23.9 - Vệ sinh cá nhân tốt 18.6 15.5 17.4 15.1 16.6 - Tiêm chủng (vacxin) 14.9 12.9 12.3 16.5 13.7 - Khác (ghi rõ)………...…… 2.4 4.3 4.8 1.2 3.5 2.2.4. Nhận thức về điều trị HIV/AIDS
Biểu đồ 1: Nhận thức của NTL về điều trị HIV/AIDS (%)
Qua quan sát biểu 1 chúng ta có thể thấy phần lớn người dân được hỏi cho rằng HIV/AIDS là bệnh nan y không thể chưa trị được chiếm 58,7%. Tỷ lệ người dân cho rằng nếu như phát hiện sớm điều trị có hiệu quả chiếm 17,9%. Và có 12,2% người dân được hỏi cho rằng hiện nay việc điều trị HIV/AIDS là rất khó khăn nhưng vẫn có hiệu quả. Chỉ có 1,1% người dân được hỏi cho rằng HIV/AIDS là căn bệnh không nghiêm trọng và có thể điều trị dễ dàng.
Qua những phân tích nhận xét trên chúng ta có thể thấy hiên nay phần lớn người dân đều nhận thức được HIV/AIDS là căn bệnh nguy hiểm không thể chữa trị. Và thực tế cho thấy hiện nay có nhiều loại thuốc kháng vi rút (gọi tắt là ARV) có tác dụng làm chậm sự phát triển của HIV, chứ chưa có thuốc điều trị khỏi AIDS. Tuy vậy nhưng đến nay khoa học luôn phát triển hy vọng trong thời gian tới chúng ta sẽ có thể tìm ra được thuốc chữa trị HIV/AIDS.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay tỷ lệ người được hỏi trả lời rằng mình không biết về cách thức điều trị cũng như là thuốc chữa trị HIV/AIDS có tới 10.1%. Tuy thực tế hiện nay việc điều trị HIV/AIDS còn đang trong giai đoạn nghiên cứu nhưng việc tăng cường nâng cao hiểu biết của người dân, cập nhật thông tin cho người dân cần phải quan tâm và chú ý hơn nữa, như vậy mới có được hiệu quả tuyên truyền và giảm thiểu sự lây lan HIV/AIDS.
2.2.5. Nhận thức về hậu quả của HIV/AIDS
Bảng 9: Nhận thức về hậu quả của HIV/AIDS với giới tính và trình độ học vấn (%) Hậu quả Giới tính Trình độ học vấn Tổng Nam Nữ Không đi học TH THCS THPT TC/CĐ ĐH/ Trên ĐH - Tử vong 82.8 78.2 50 65.6 78.5 85.3 88.2 66.7 79.9 - Gánh nặng cho gia đình 59.9 57.5 14.7 33.9 57.1 66.7 76.1 78.3 58.2 - Gánh nặng cho xã hội 59.3 56.1 8.8 33.0 56.3 66.1 74.8 78.3 57.1
- Gây tổn hại sức khoẻ 52.8 49.5 5.9 31.3 50 59.6 57.3 58 50.6
- Lây truyền sang người khác 50.7 49.1 14.7 32.1 47.8 58.0 60.7 56.8 49.7
- Tổn hại về tâm lý, tinh
thần với người nhiễm 51.5 48.0 8.8 27.4 46.6 58.4 56.1 72.5 49.1
- Sự kỳ thị, xa lánh của mọi
người 46 42.9 8.8 24.6 42.2 50.1 61.2 74.1 43.8
- Bị đánh giá tiêu cực về lối
sống, đạo đức 40.3 36.5 5.9 18.8 37.2 44.8 43.6 70.7 37.7
- Tàn tật/Để lại di chứng 13.8 14.0 5.9 10.3 16.1 14.9 11.3 32.3 14
- Không để lại hậu quả gì 7.0 3.5 2.9 1.3 4.8 5.7 7.3 4.7 4.9
- Không biết 4.5 7.3 45.5 14.3 4.9 3.1 0 26.1 6.2
Hậu quả của HIV/AIDS tạo ra đối với người bị bệnh là rất lớn chúng ta có thể thấy hiện nay khi một người nhiễm sẽ đem lại những hậu quả đáng lo ngại. Ảnh hưởng về kinh tế: Số người nhiễm HIV chủ yếu ở lứa tuổi lao động.
Khi nhiều người bị nhiễm HIV và bị chết vì AIDS sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của từng gia đình, cộng đồng và của đất nước. Chi phí cho công tác phòng chống AIDS sẽ rất tốn kém. Ảnh hưởng về tâm lý xã hội: Mọi người sợ hãi dễ dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử. Cuộc sống của gia đình có người bị nhiễm HIV hoặc bệnh AIDS sẽ trở nên căng thẳng, xuất hiện nhiều mâu thuẫn và dần tiến tới sự mất ổn định trong cuộc sống. Ảnh hưởng nặng nề cho hệ thống y tế: Phần nhiều hệ thống y tế bị quá tải, phát sinh các nguy cơ lây nhiễm HIV trong môi trường y tế. Thuốc đặc trị không có nhưng vẫn phải tiến hành việc điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS dẫn đến chi phí cho điều trị lớn nhưng không đạt hiệu quả, bệnh nhân vẫn tử vong. HIV làm giảm tuổi thọ trung bình. Tăng tỷ lệ chết sơ sinh, tỷ lệ chết mẹ... làm nảy sinh các vấn đề về trẻ mồ côi, bảo tồn nòi giống. Theo đó chúng ta có thể thấy đa phần người dân được hỏi đã có nhận thúc đúng về hậu quả của lây nhiễm HIV/AIDS. Tỷ lệ người dân được hỏi chọn phương án cho rằng HIV không để lại hậu quả gì chiếm 4,9% và có 14% số người được hỏi trả lời rằng hiện nay thì nhiễm HIV/AIDS sẽ để lại hậu quả tàn tật và di chứng. cho đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh HIV/AIDS có hậu quả khiến cho người mắc bị tàn tật và di chứng, HIV/AIDS dẫn người bệnh đến tử vong, như vậy việc 14% số người được hỏi có nhận thức về hậu quả của HIV/AIDS là hoàn toàn chưa chính xác. Bên cạnh đó vẫn còn 6,2% số người được hỏi trả lời mình không biết về hậu quả của HIV/AIDS như vậy chúng ta cần phải nâng cao phương thức giáo dục cũng như đẩy mạnh hơn nữa việc nâng cao hiểu biết của người dân về HIV/AIDS như vậy mới có thể góp phần vào công cuộc phòng chống HIV/AIDS của cả nước.
Phân tích đánh giá nhận thức của người dân về hậu quả của HIV/AIDS theo trình độ nhận thức chúng ta có thể thấy được, xuất hiện một chiều hướng nhận thức tăng tiến dần theo từng mức độ, người dân không đi học cũng có, người dân học tiểu học, người học trung học phổ thông, người học trung học cơ sở, người học trung học phổ thông và người học trung cấp, cao đẳng có mức độ
học trên đại học thì phần lớn có những hiểu biết cũng như là những đánh giá phân tích về hậu quả của HIV/AIDS đúng hơn những nhóm khác, đặc biệt ở nhóm người có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng được hỏi thì không có người nào trả lời rằng mình không biết hậu quả của việc nhiễm HIV/AIDS.
Tuy nhiên có điểm nổi trội đáng chú ý đó là nhóm người thuộc nhóm có học vấn thuộc đại học và trên đại học lại có mức độ hiểu biết thấp hơn nhóm học trung cấp, cao đẳng và có một điều khác biệt xuất hiện đó là nhóm có trình độ học vấn đại học và trên đại học vẫn còn có tới 26,1% số người được hỏi thừa nhận mình không biết hậu quả của HIV/AIDS. Qua đó có thể nói việc nâng cao hiểu biết cho nhóm có trình độ học vấn trên đại học và đại học cần phai có sự chú úy quan tâm hơn nữa bởi nhóm này là nhóm có trình độ nhận thức cao nhất nhưng lại là nhóm có tỷ lệ phần trăm người chưa có hiểu biết về hậu quả của HIV/AIDS cao nhất chiếm 26,1%.
Đánh giá theo giới tính, qua quan sát ở bảng 9 chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng trong số những người được hỏi thì nam giới thường có nhận thức cao hơn nữ giới và cụ thể là có hiểu biết về hậu quả của lây nhiễm HIV/AIDS ở nam cao hơn nữ giới. Tỷ lệ nam giới thừa nhận mình không có hiểu biết về HIV/AIDS chỉ chiếm 4,5% nhưng con số này ở nữ chiếm 7,3% con số cao hơn nhiều. Không chỉ như vậy xét theo những hậu quả chính của HIV/AIDS cũng có những chênh lệch giữa nam giới và nữ giới, theo như quan sát bảng trên chúng ta cũng có thể thấy ngay được nam giới thường có xu hướng nhận thức về các hậu quả của HIV/AIDS cao hơn và chính xác hơn nữ giới, giữa nam giới và nữ giới có sự chênh lệch từ 1-4% giữa những phương án lựa chọn.
Tóm lại chúng ta có thể nhận thấy rằng đối với đánh giá về nhận thức của người dân về hậu quả của HIV/AIDS chúng ta có thể khẳng định rằng nam giới thường có xu hướng nhận thức cao và đúng đắn nhiều hơn ở nữ giới. xét về trình độ học vấn thì người có học vấn cao có mức độ nhận thức tốt hơn người có trình độ học vấn thấp. Đánh gia chung thì phần lớn người dân được hỏi đều có nhận thức về hậu quả của HIV/AIDS tương đối chính xác, tuy hiện nay vẫn còn tồn tại tỷ lệ người dân có những lựa chọn chưa chính xác vì vậy
chúng ta cần nâng cao hơn nữa công tác quản lý cũng như giáo dục ý thức, nhận thức của người dân hơn nữa về HIV/AIDS đặc biệt trong khuôn khổ chương trình y tế quốc gia vè phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS.
2.3. Đánh giá hiệu quả của Chương trình Quốc gia phòng chốngHIV/AIDS HIV/AIDS
Qua kết quả thu được từ cuộc khảo sát đối với người dân 10 tỉnh trong cả nước ở các khu vực khác nhau. Miền Bắc với các tỉnh: Hà Nội, Quảng Ninh, Lào Cai, Nam Định. Miền Trung với các tỉnh: Nghệ An, Đà Nẵng. Và miền Nam với các tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Trà Vinh, Kon Tum. Kết quả thu được khi hỏi người dân về địa phương có triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS thì phần lớn người dân (76,8%) người trả lời rằng có và 11.2% số người dân được hỏi trả lời rằng không và có 12% số người trả lời thừa nhận mình không biết trong địa phương có triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS. Có thể nói để dự án phòng chống HIV/AIDS có thể đi đến tận nơi, tiếp cận quần chúng nhân dân thì cần phải có kế hoạch triển khai cụ thể cũng như việc quảng bá tạo được chú ý và thu hút của cộng đồng, có như vậy việc triển khai mới mong có được hiệu quả hơn nữa trong thời gian sắp tới.
Đánh giá kết quả nghiên cứu của dự án phòng chống HIV/AIDS chúng ta có thể thấy phần lớn người dân đều đánh giá chương trình là một chương trình tốt, được đánh giá cao nhất đó là nội dung thông tin và giáo dục truyền
thông của dự án phòng, chống HIV/AIDS với 55,4% số người dân được hỏi cho rằng chương trình có hiệu quả tốt. Một nội dung khác của chương trình cũng được đánh giá cao đó là công tác phòng chống lây nhiễm, có 53,1% người dân được hỏi đánh giá có hiệu quả tốt và có 14,4% số người được hỏi đánh giá nội dung này có hiệu quả rất tốt.
Qua quan sát bảng 10 chúng ta cũng có thể thấy ngay được đó là phần lớn các nội dung hoạt động của dự án phòng chống HIV/AIDS được người dân đánh giá cao nhưng bên cạnh đó một số nội dung đến nay vẫn còn nhiều hạn chế và chưa được đánh giá cao so với các hạng mục khác như về trang