Nhận thức về hậu quả của HIV/AIDS

Một phần của tài liệu khoa luan Nhận thức và thái độ người dân về chương trình y tế quốc gia phòng chống HIVAIDS (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.2. Đánh giá nhận thức và thái độ của người dân về HIV/AIDS qua hoạt

2.2.5. Nhận thức về hậu quả của HIV/AIDS

Bảng 9: Nhận thức về hậu quả của HIV/AIDS với giới tính và trình độ học vấn (%) Hậu quả Giới tính Trình độ học vấn Tổng Nam Nữ Không đi học TH THCS THPT TC/CĐ ĐH/ Trên ĐH - Tử vong 82.8 78.2 50 65.6 78.5 85.3 88.2 66.7 79.9 - Gánh nặng cho gia đình 59.9 57.5 14.7 33.9 57.1 66.7 76.1 78.3 58.2 - Gánh nặng cho xã hội 59.3 56.1 8.8 33.0 56.3 66.1 74.8 78.3 57.1

- Gây tổn hại sức khoẻ 52.8 49.5 5.9 31.3 50 59.6 57.3 58 50.6

- Lây truyền sang người khác 50.7 49.1 14.7 32.1 47.8 58.0 60.7 56.8 49.7

- Tổn hại về tâm lý, tinh

thần với người nhiễm 51.5 48.0 8.8 27.4 46.6 58.4 56.1 72.5 49.1

- Sự kỳ thị, xa lánh của mọi

người 46 42.9 8.8 24.6 42.2 50.1 61.2 74.1 43.8

- Bị đánh giá tiêu cực về lối

sống, đạo đức 40.3 36.5 5.9 18.8 37.2 44.8 43.6 70.7 37.7

- Tàn tật/Để lại di chứng 13.8 14.0 5.9 10.3 16.1 14.9 11.3 32.3 14

- Không để lại hậu quả gì 7.0 3.5 2.9 1.3 4.8 5.7 7.3 4.7 4.9

- Không biết 4.5 7.3 45.5 14.3 4.9 3.1 0 26.1 6.2

Hậu quả của HIV/AIDS tạo ra đối với người bị bệnh là rất lớn chúng ta có thể thấy hiện nay khi một người nhiễm sẽ đem lại những hậu quả đáng lo ngại. Ảnh hưởng về kinh tế: Số người nhiễm HIV chủ yếu ở lứa tuổi lao động.

Khi nhiều người bị nhiễm HIV và bị chết vì AIDS sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của từng gia đình, cộng đồng và của đất nước. Chi phí cho công tác phòng chống AIDS sẽ rất tốn kém. Ảnh hưởng về tâm lý xã hội: Mọi người sợ hãi dễ dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử. Cuộc sống của gia đình có người bị nhiễm HIV hoặc bệnh AIDS sẽ trở nên căng thẳng, xuất hiện nhiều mâu thuẫn và dần tiến tới sự mất ổn định trong cuộc sống. Ảnh hưởng nặng nề cho hệ thống y tế: Phần nhiều hệ thống y tế bị quá tải, phát sinh các nguy cơ lây nhiễm HIV trong môi trường y tế. Thuốc đặc trị không có nhưng vẫn phải tiến hành việc điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS dẫn đến chi phí cho điều trị lớn nhưng không đạt hiệu quả, bệnh nhân vẫn tử vong. HIV làm giảm tuổi thọ trung bình. Tăng tỷ lệ chết sơ sinh, tỷ lệ chết mẹ... làm nảy sinh các vấn đề về trẻ mồ côi, bảo tồn nòi giống. Theo đó chúng ta có thể thấy đa phần người dân được hỏi đã có nhận thúc đúng về hậu quả của lây nhiễm HIV/AIDS. Tỷ lệ người dân được hỏi chọn phương án cho rằng HIV không để lại hậu quả gì chiếm 4,9% và có 14% số người được hỏi trả lời rằng hiện nay thì nhiễm HIV/AIDS sẽ để lại hậu quả tàn tật và di chứng. cho đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh HIV/AIDS có hậu quả khiến cho người mắc bị tàn tật và di chứng, HIV/AIDS dẫn người bệnh đến tử vong, như vậy việc 14% số người được hỏi có nhận thức về hậu quả của HIV/AIDS là hoàn toàn chưa chính xác. Bên cạnh đó vẫn còn 6,2% số người được hỏi trả lời mình không biết về hậu quả của HIV/AIDS như vậy chúng ta cần phải nâng cao phương thức giáo dục cũng như đẩy mạnh hơn nữa việc nâng cao hiểu biết của người dân về HIV/AIDS như vậy mới có thể góp phần vào công cuộc phòng chống HIV/AIDS của cả nước.

Phân tích đánh giá nhận thức của người dân về hậu quả của HIV/AIDS theo trình độ nhận thức chúng ta có thể thấy được, xuất hiện một chiều hướng nhận thức tăng tiến dần theo từng mức độ, người dân không đi học cũng có, người dân học tiểu học, người học trung học phổ thông, người học trung học cơ sở, người học trung học phổ thông và người học trung cấp, cao đẳng có mức độ

học trên đại học thì phần lớn có những hiểu biết cũng như là những đánh giá phân tích về hậu quả của HIV/AIDS đúng hơn những nhóm khác, đặc biệt ở nhóm người có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng được hỏi thì không có người nào trả lời rằng mình không biết hậu quả của việc nhiễm HIV/AIDS.

Tuy nhiên có điểm nổi trội đáng chú ý đó là nhóm người thuộc nhóm có học vấn thuộc đại học và trên đại học lại có mức độ hiểu biết thấp hơn nhóm học trung cấp, cao đẳng và có một điều khác biệt xuất hiện đó là nhóm có trình độ học vấn đại học và trên đại học vẫn còn có tới 26,1% số người được hỏi thừa nhận mình không biết hậu quả của HIV/AIDS. Qua đó có thể nói việc nâng cao hiểu biết cho nhóm có trình độ học vấn trên đại học và đại học cần phai có sự chú úy quan tâm hơn nữa bởi nhóm này là nhóm có trình độ nhận thức cao nhất nhưng lại là nhóm có tỷ lệ phần trăm người chưa có hiểu biết về hậu quả của HIV/AIDS cao nhất chiếm 26,1%.

Đánh giá theo giới tính, qua quan sát ở bảng 9 chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng trong số những người được hỏi thì nam giới thường có nhận thức cao hơn nữ giới và cụ thể là có hiểu biết về hậu quả của lây nhiễm HIV/AIDS ở nam cao hơn nữ giới. Tỷ lệ nam giới thừa nhận mình không có hiểu biết về HIV/AIDS chỉ chiếm 4,5% nhưng con số này ở nữ chiếm 7,3% con số cao hơn nhiều. Không chỉ như vậy xét theo những hậu quả chính của HIV/AIDS cũng có những chênh lệch giữa nam giới và nữ giới, theo như quan sát bảng trên chúng ta cũng có thể thấy ngay được nam giới thường có xu hướng nhận thức về các hậu quả của HIV/AIDS cao hơn và chính xác hơn nữ giới, giữa nam giới và nữ giới có sự chênh lệch từ 1-4% giữa những phương án lựa chọn.

Tóm lại chúng ta có thể nhận thấy rằng đối với đánh giá về nhận thức của người dân về hậu quả của HIV/AIDS chúng ta có thể khẳng định rằng nam giới thường có xu hướng nhận thức cao và đúng đắn nhiều hơn ở nữ giới. xét về trình độ học vấn thì người có học vấn cao có mức độ nhận thức tốt hơn người có trình độ học vấn thấp. Đánh gia chung thì phần lớn người dân được hỏi đều có nhận thức về hậu quả của HIV/AIDS tương đối chính xác, tuy hiện nay vẫn còn tồn tại tỷ lệ người dân có những lựa chọn chưa chính xác vì vậy

chúng ta cần nâng cao hơn nữa công tác quản lý cũng như giáo dục ý thức,

Một phần của tài liệu khoa luan Nhận thức và thái độ người dân về chương trình y tế quốc gia phòng chống HIVAIDS (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w