tỉnh Lạng Sơn
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Đình Lập nằm bao quanh thị trấn Đình Lập có đường Quốc lộ 31 và Quốc lộ 4B chạy qua tạo thành ngã tư Đình Lập, có tổng diện tích tự nhiên là 13.208,97 ha, được hình thành từ 18 thơn bản, có 1006 hộ với 4143 nhân khẩu, địa giới hành chính xã bao gồm:
+ Phía Bắc và Tây bắc giáp huyện Lộc Bình; + Phía Nam và Đơng Nam giáp xã Cường Lợi; + Phía Đơng giáp xã Bính Xá và xã Kiên Mộc; + Phía Tây và Tây Nam giáp xã Thái Bình.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Nhìn chung địa hình xã tương đối phức tạp, độ cao trung bình trên 200m so với mặt biển. Địa hình nghiêng dần từ Đơng Bắc xuống Tây Nam, độ dốc trung bình 250.
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn * Khí hậu
Do địa hình chi phối nên khí hậu diễn biến phức tạp và thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,70C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 37,20C vào tháng 7, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 2,60C vào tháng 2.
- Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.400mm tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 75% lượng mưa cả năm, số ngày mưa trung bình là 131 ngày/năm. Mùa khơ kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
- Tổng số giờ nắng trung bình khoảng 1.581,8 giờ/năm, tháng có số giờ nắng cao từ tháng 5 đến tháng 12, số ngày dơng trung bình 49 ngày/năm.
- Độ ẩm khơng khí trung bình năm là 83,0%, độ ẩm khơng khí thấp nhất trung bình năm là 62%.
* Thủy văn
Hệ thống thủy văn của xã chịu sự chi phối của sông Lục Nam chảy qua địa bàn xã, chạy dọc theo QL 4B đi xã Cường Lợi đổ ra sông Đồng Quy thuộc địa phận Quảng Ninh. Ngoài ra cịn có suối Khuổi Nhương, Khuổi Mùn, Khuổi Làng.
Ngoài ra trên địa bàn xã còn rất nhiều các khe nhỏ bắt nguồn từ các đỉnh đồi đi về suối lớn như: suối Khuổi Nhương, Khuổi Mùn, Khuổi Làng … Xã Đình Lập cịn có hồ lớn đó là: Hồ Khuổi Luông. Đây là nguồn nước đảm bảo cung cấp nước tưới phục vụ cho sản xuất và cho sinh hoạt của nhân dân.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Đất đai có nguồn gốc phát sinh chủ yếu trên nền đá mẹ là phấn sa Rigilis màu do phong hoá và một phần sa thạch qua nhiều thời kỳ biến tạo của vỏ trái đất, đất Ferarit có màu gan gà, khơ cứng và rắn, nghèo chất dinh dưỡng.
Nhìn chung chất lượng đất của Đình Lập thích hợp với trồng cây hàng năm, cây ăn quả. Đất đồi núi thích hợp với việc phát triển lâm nghiệp và phát triển đồng cỏ chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên do tầng đất mỏng (phần lớn diện tích đất có tầng dày <50cm) nên đất dễ bị rửa trơi, xói mịn. Vì vậy cần phải có biện pháp tăng cường độ che phủ rừng, canh tác đất dốc hợp lý, trồng rừng phịng hộ đầu nguồn, khoanh ni tái sinh rừng để bảo vệ đất.
Do đặc điểm tài nguyên đất và tiểu vùng khí hậu của xã rất thích hợp trồng các cây lâm nghiệp như: thông, chè, hồi…. Đây là thế mạnh của xã để phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
* Tài nguyên nước
Trên địa bàn xã có 2 nguồn nước chủ yếu là nước mặt và nước ngầm để phục vu cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân :
- Nguồn nước mặt : Xã có ngn nước mặt chủ yếu được cung cấp bởi sông Lục Nam và các khe suối. Nguồn nước mặt khác là nước mưa , với lượng mưa bình quân trên 1400mm/năm đã bổ sung nguồn nước quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất.
- Nguồn nước ngầm : Có ở độ sâu từ 10÷15m, về số lượng chưa được xác định nhưng về mùa khơ trữ lượng ít. Nguồn nước này chủ yếu được khai thác từ giếng khơi.
* Tài ngun rừng
Xã có 11184,96 ha diện tích rừng sản xuất. Thảm thực vật trên địa bàn xã tương đối phong phú, đa dạng, tuy nhiên diện tích rừng của xã chủ yếu là rừng tái sinh nên thảm thực vật phổ biến là cây bụi và một số loại gỗ tái sinh, trữ lượng gỗ thấp. Rừng không những tạo cho xã một tiềm năng về phát triển kinh tế mà cịn góp phần rất lớn trong việc làm giảm lượng bụi, khí thải, tiếng ồn, giữ cho mơi trường được trong lành. Do đó, trong tương lai xã cần có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên này.
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của cả vùng, nền kinh tế của xã đã có bước chuyển biến đáng kể. Thực trạng các ngành kinh tế cụ thể như sau:
* Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng của xã năm 2017 là 260,1 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt 778,17 tấn.
* Chăn ni: Tổng đàn trâu của xã là 871 con, đàn bị có 573 con, đàn
cầm khác luôn được nhân dân chú trọng chăn nuôi nhằm tận dụng thức ăn dư thừa chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, một phần làm hàng hóa.
* Lâm nghiệp: Phát huy thế mạnh của xã miền núi, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước phủ xanh đất trống đồi trọc, nhân dân đã tích cực trồng rừng có hiệu quả. Đến nay tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là: 11.184.96 ha chiếm 84,68 % trong tổng diện tích tự nhiên. Cơng tác chăm sóc bảo vệ rừng được quan tâm, hạn chế được nhiều thiệt hại xảy ra.
* Thuỷ sản:
Trong các năm qua trên địa bàn xã, nhiều hộ gia đình đã sử dụng kết hợp diện tích đất mặt nước chuyên dùng chăn nuôi cá để phục vụ sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Nhưng do diện tích mặt nước các hồ đập hạn chế, địa hình dốc, lượng nước tích trữ khơng ổn định, do đó đến năm 2017 diện tích đất ni trồng thủy sản có 10,41 ha. Nhìn chung chăn ni thủy sản chỉ hình thành phát triển phục vụ cho nhu cầu tại chỗ của người dân.
* Thương mại và dịch vụ
Xã có lợi thế nằm gần trung tâm huyện nên các nghành dịch vụ khác cũng đang từng bước phát triển đáng kể, tuy còn ở mức độ nhỏ lẻ chưa phát triển đồng bộ và bền vững.
* Các ngành dịch vụ khác: Xã có lợi thế nằm gần trung tâm huyện nên các ngành dịch vụ khác cũng đang từng bước phát triển đáng kể, tuy nhiên còn ở mức độ nhỏ lẻ chưa phát triển đồng bộ và bền vững.
4.1.2.2. Dân số lao động và việc làm
Theo số liệu thống kê đến tháng 11 năm 2017 tổng dân số xã có 4143 người gồm 5 dân tộc chủ yếu: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Sán Chỉ. Tổng số người trong độ tuổi lao động 2.435 người, nguồn lao động tương đối dồi dào chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm 85% trong tổng số lao động.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Trên địa bàn xã có tuyến Quốc lộ 4B (Đoạn qua địa bàn xã là 18km) Và tuyến Quốc lộ 31 (Đoạn qua địa bàn xã là 13km), ngồi ra cịn có các tuyến đường huyện, đường nội thơn. Nhìn chung hệ thống giao thơng của xã đáp ứng đươc nhu cầu đi lại của người dân.
* Thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi của xã do đã khai thác, sử dụng từ nhiều năm nên đã bị xuống cấp, mới chỉ đáp ứng cơ bản về tưới, còn tiêu nước phần nào bị hạn chế.
* Giáo dục - đào tạo
Diện tích đất giáo dục - đào tạo là 2,48 ha. Để nâng cao trình độ dân trí của người dân, trong những năm qua công tác giáo dục ở địa phương thường xuyên được các ngành các cấp quan tâm. Cơ sở trường lớp từng bước được xây dựng kiên cố và bán kiên cố.
Xã có 1 trường tiểu hoc và 1 trương trung học cơ sở, được trang bị đầy đủ cơ sở vât chất cũng như đội ngũ giáo viên. Các trường ln duy trì và đẩy mạnh phong trào thi đua dậy tốt, học tốt và giữ vững thành quả bậc giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.
* Y tế
Trên địa bàn xã có 1 trạm y tế với diện tích là 0,07 ha để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, các trang thiếu bị phục vụ công tác khám chữa bệnh còn thiếu thốn, trạm y tế xã ln duy trì và thực hiện tốt các trương trình vệ sinh an tồn thực phẩm cũng như chương trình tiêm chủng.
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Đình Lập
* Đánh giá chung - Điều kiện tư nhiên
+ Do đặc điểm tài nguyên đất và tiểu vùng khí hậu của xã rất thích hợp trồng các cây lâm nghiệp như: thông, chè, hồi…. Đây là thế mạnh của xã để phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
+ Các nghành kinh tế của xã Đình Lập ngày càng phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu nhanh, nghành lâm nghiệp được chọn làm nghành kinh tế mũi nhọn của xã.
+ Xã hội: Cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm của xã tương đối hoàn thiện và đầy đủ phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân.