CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETINGSỰ KIỆN
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1. Bối cảnh thị trường
Sau giai đoạn độc quyền, thị trường viễn thông Việt Nam gần như được “tháo khoán” với sự xuất hiện của 8 mạng viễn thông, gây ra cuộc chạy đua và cạnh tranh quyết liệt để giành miếng bánh thị phần ngày một thu hẹp.
Giai đoạn độc quyền viễn thông được các chuyên gia đánh giá bằng 2 từ “ác mộng”, khi người dân phải rất khó khăn để được sử dụng dịch vụ viễn thông, tốc độ phát triển chậm, dịch vụ yếu .Tuy nhiên, diễn biến trên thị trường viễn thông hiện nay lại đang khiến cho nhiều người lo ngại đến một sự độc quyền kiểu mới, trong đó có độc quyền của doanh nghiệp nhà nước và độc quyền của các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường.Theo Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020, mỗi thị trường dịch vụ viễn thông quan trọng như điện thoại di động, internet băng rộng, điện thoại cố định đường dài và quốc tế phải có ít nhất 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để đảm bảo tính cạnh tranh.
Quy hoạch cũng đưa ra mục tiêu tổ chức lại các doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt những doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, theo hướng cho phép chuyển giao, mua bán, sáp nhập nhằm hình thành 3-4 tập đoàn, tổng công ty mạnh, hoạt động theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa trên cơ sở sử dụng hiệu quả hạ tầng cơ sở, nguồn lực và tài nguyên viễn thông một cách hợp lý, để chống xu hướng độc quyền hóa trong hoạt động viễn thông.
Tuy nhiên, con số 3 hay 4 mạng viễn thông di động cũng gây lo ngại bởi “uy quyền” của các mạng di động “đại gia” với thị trường là quá lớn.Song song với sự phát triển đa dạng, phong phú của các sản phẩm,dịch vụtrên thị trường là sự cạnh tranh ngày
càng khắc nghiệt của các doanh nghiệp truyền hình viễn thông .Môi trường cạnh tranh sẽ dẫn đến sự chọn lọc và đào thải – Đó là quy luật tất yếu .
Do đó, áp lực với mỗi lãnh đạo doanh nghiệp là rất lớn, họ phải luôn cân nhắc kĩ càng đường đi nước bước và có chiến lược phát triển riêng của mình .Các doanh nghiệp truyền hình viễn thông muốn tồn tại và phát triển buộc phải tự nâng cao tầm mình bằng việc đa dạng hóa các hoạt động Marketing event để đảm bảo khách hàng trên mọi miền đều biết và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
3.1.2. Mục tiêu của công ty trong những năm tới
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Viễn thông FPT Nguyễn Văn Khoa nhấn mạnh chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng khoa học công nghệ, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, FPT Telecom sẽ tập trung phát triển hạ tầng công nghệ để sẵn sàng cho cuộc cách mạng này, trong đó nền tảng IPv6 sẽ là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn sắp tới.
Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos vào tháng 1 năm 2016 vừa qua đã khẳng định cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 sẽ có tốc độ và quy mô vô cùng lớn, nó có khả năng làm thay đổi tất cả các lĩnh vực của đời sống con người, Ông Khoa phân tích, sự bùng nổ của Internet, IoT, Cloud, Mobile, Social, Analytics là nền tảng cho sự thay đổi này. Để đáp ứng được sự phát triển vượt bậc, mạng viễn thông cần phải có khả năng linh hoạt cao, tốc độ truyền dẫn lớn, băng thông rộng, đa dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu trao đổi thông tin của xã hội .Trong bối cảnh này, vấn đề lớn nhất mà thế giới phải đối mặt chính là sự cạn kiệt của không gian địa chỉ IPv4. Địa chỉ Ipv4 chỉ có khả năng cung cấp cho 4 tỉ thiết bị kết nối Internet, số lượng này nhỏ hơn dân số của thế giới và nhỏ hơn nhiều số lượng các thiết bị có khả năng kết nối Internet ngày nay cũng như trong tương lai như: máy tính, điện thoại, TV, đồng hồ, xe hơi, tủ lạnh…
CEO FPT Telecom cho rằng, giao thức IPv6 hay Internet Protocol version 6 ra đời như một giải pháp công nghệ mới duy trì hoạt động Internet ổn định lâu dài trong tương lai, không những giải quyết được vấn đề cạn kiệt địa chỉ mà còn khắc phục được những hạn chế của IPv4 và cung cấp thêm những thuộc tính vượt trội khác .Giao thức
mới này dễ quản lý với cấu trúc định tuyến phân cấp, bảo mật cao và hỗ trợ thiết bị di động tốt hơn. IPv6 sử dụng 128-bit để đánh địa chỉ, do đó có thể hỗ trợ tới 2128 địa chỉ khác nhau, phục vụ chừng 340 tỷ tỷ tỷ tỷ thiết bị.
Là đơn vị luôn nỗ lực đi đầu trong việc đổi mới, sáng tạo và ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật, tiêu chuẩn mới, FPT Telecom đã ý thức được tầm quan trọng của IPv6 và bắt tay vào việc khai thác, cung cấp dịch vụ IPv6 từ việc chuẩn bị nguồn nhân lực, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ ISP, hệ thống quản lý/ giám sát, ứng dụng nội bộ và các dịch vụ khác.
Thời gian qua, Ban Triển khai IPv6 FPT Telecom đã có nhiều hoạt động tích cực trong việc chuyển đổi sang giao thức mới như: Tham gia vào Ban công tác thúc đẩy IPv6 quốc gia, xây dựng đề án chuyển đổi IPv6 cho mạng FPT Telecom, đào tạo cán bộ kỹ thuật của đơn vị về IPv6, tham gia các khóa đào tạo của VNNIC, phối hợp xây dựng bộ tiêu chuẩn IPv6 và cùng với các đơn vị kỹ thuật tiến hành thử nghiệm, chuyển đổi dịch vụ sang IPv6. FPT Telecom cũng trở thành thành viên tích cực tham gia chương trình World Ipv6 Launch của tổ chức The Internet Society để phối hợp cùng với 255 nhà mạng trên thế giới chung tay chuyển đổi người dùng sang nền tảng Ipv6, với kết quả ban đầu ở mức 4.71% triển khai IPv6.
Vào cuối năm 2015, FPT Telecom đã kết nối thành công với Google, Facebook, các website… qua giao thức IPv6, lưu lượng truy cập đạt trung bình 60 Gbps cho 91.200 khách hàng. Cụ thể, FPT Telecom đã triển khai thành công IPv6 với hơn 5 loại modem khác nhau của FPT bao gồm cả các công nghệ GPON, EPON và ADSL, triển khai IPv6 cho mạng nội bộ; xây dựng tường lửa hỗ trợ IPv6…
Tham gia vào các hoạt động về IPv6 do Bộ TT&TT, Trung tâm VNNIC chủ trì ngay từ thời gian đầu (năm 2012), FPT Telecom cùng chung bước phát triển định hướng của Kế hoạch hành động Quốc gia về IPv6, theo đó, năm 2016 là năm đầu tiên của giai đoạn 3 (2016-2019) với mục tiêu là phải hoàn thiện và nâng cấp mạng cơ sở hạ tầng IPv6 quốc gia, hoàn thiện việc chuyển đổi mạng lưới, dịch vụ, ứng dụng, phần mềm và thiết bị trên toàn bộ mạng Internet Việt Nam, đảm bảo cho Internet VN hoạt
động hoàn toàn tương thích, an toàn với IPv6. Sau quá trình cung cấp thử nghiệm thành công với hơn 200.000 người dùng trên toàn quốc trong thời gian qua, FPT mạnh dạn chính thức cung cấp dịch vụ IPv6 trên diện rộng và kỳ vọng đạt hơn nửa triệu người dùng trong năm 2016 này.
Với những đóng góp của FPT Telecom trong lộ trình chuyển đổi cung cấp IPv6 này, Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng, Trưởng ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia nhận định FPT Telecom là một trong những đơn vị đi đầu trong việc triển khai chuyển đổi IPv4/ IPv6, đã đạt được những kết quả rất cụ thể: mạng lõi đã sẵn sàng cho việc chuyển đổi, thành công trong việc giải quyết các bài toán về thiết bị đầu cuối.