Giải pháp trong thực hiện chức năng kiểm soát

Một phần của tài liệu Thực trạng và công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty chế tạo điện cơ hà Nội (Trang 43 - 46)

II. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ sản phẩm tại công ty chế tạo điện cơ Hà Nội

4. Giải pháp trong thực hiện chức năng kiểm soát

Kiểm soát là một chức năng quan trọng của hoạt động quản trị nói chung và quản trị tiêu thụ sản phẩm nói riêng. Bởi vì, thông qua kiểm soát bằng các hình thức: tiền kiểm, hậu kiểm sẽ giúp nhà quản trị đánh giá đúng thực trạng hoạt động của đơn vị mình.

Cập nhập thông tin về chi phí của hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Chi phí này bao gồm: chi phí kho bãi, chi phí bảo quản, chi phí vận chuyển và chi phí lương cho bộ phận lao động thuộc lĩnh vực này. Từ đó thấy rằng các

khoản mục chi phí phân tán rất rải rác tại tất cả các khâu hoạt động, chúng có thể phát sinh ngoài dự kiến ban đầu. Đây chính là sự khó khăn để tập hợp chúng, nắm bắt chúng. Tuy nhiên, hoạt động kiểm soát lại rất cần thông tin về chi phí một cách đầy đủ và chính xác, giúp cho quá trình tiêu thụ sản phẩm đi đúng với phương hướng đã đề ra và làm cơ sở cho việc điều chỉnh chi phí, giúp đảm bảo cho lợi nhuận của Công ty. Bởi vậy Công ty cần bám sát và làm chủ các tình huống trong tiêu thụ sản phẩm, tránh các chi phí phát sinh không cần thiết, có kế hoạch tập hợp chi phí tiêu thụ snr phẩm một cách thường xuyên. Để chủ động nắm bắt các khoản mục chi phí, Công ty cần phải tiến hành thực hiệnc ác nội dun sau:

Có kế hoạc dự chi cho từng đối tượng tham gia tiêu thụ sản phẩm

Trong phạm vi có thể thực hiện được, Công ty cần sắp xếp hợp lý các đơn hàng phục vụ việc tiết kiệm các chi phí vận chuyển, bàn giao sản phẩm trong hợp đồng kí kết với khách hàng.

Công ty cần quy định về lịch báo cáo vè chi phí hàng tuần, hoặc hàng tháng thay vì báo cáo tổng kết the quý như một số doanh nghiệp khác thường áp dụng.

Chi phí vận chuyển sản phẩm từ kho dự trữ đến các đại lí các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm thường chiếm tỷ trngj lớn trong tổng chi phí. Do đó, Công ty cần lập một đọi xe chuyên chở, việc này sẽ tiết kiệm chi phí so với việc phải thuê dịch vụ vận tải bên ngoài.

Xây dựng căn cứ đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm

Kiểm soát là hoạt động cần để các tiêu chuẩn, các căn cứ để dựa vào đó, Công ty có thể dưa ra đánh giá khách quan về tình hình thực hiện tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, Công ty cần đưa ra các hệ thống đánh giá năng lực tiêu thụ sản phẩm đói với các cá nhân, thành viên tham gia kênh phân phối. Trên cơ sở đó đối chiếu, có kế hoạch điều chỉnh, có các hình thức khen thưởng, kỉ luật đói với các cá nhân thuộc quyền quản lý của Công ty:

Căn cứ vào doanh số bán ra mà mỗi cá nhân cần phải thực hiện trong tháng, hoặc quý đã cam kết quyết tam thực hiện.

Căn cứ vào hiệu quả kí kết, thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của mỗi cá nhân.

Hiệu quả này được xác định dựa trên số hợp đồng khi bắt đầu thương thảo đến khi nó được kí kết.

Về phía các thành viên kênh phân phối, Công ty cần xác định số lượng đại lí nhiều là điều kiện tốt nhất để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên còn càn dựa vào:

Khối lượng sản phẩm mà họ bán được trong tháng, quý và giá bán của họ làm phương hại đến khả năng hiện diện lâu dài của sản phẩm mà Công ty cung cấp cho họ.

Hiệu quả của việc quảng bá sản phẩm máy điện cơ của các đại lí, các công ty thương mại thực hiện được cao hay thấp đối với mục tiêu đặt ra đối với quảng bá sản phẩm mà Công ty muốn hướng tơi trong khu vực, đoạn thị trường này?

Mặc dù Công ty không thể kiểm soát, can thiệp trực tiếp đối với các thành viên kênh phân phối vì họ có quyền năng, mục tiêu riêng của họ. Nhưng Công ty có thể lựa chọn các đối tượng này để nâng cao hiệu quả kênh phân phối và đẩy nhanh quy mô, tốc độ tiêu thụ sản phẩm máy điện cơ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty chế tạo điện cơ hà Nội (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)