Ngoại diện nghịch dị

Một phần của tài liệu Kết cấu nghệ thuật trong người đàn bà trong cồn cát (Trang 40 - 45)

CHƢƠNG 2 NHÂN VẬT – CON NGƢỜI NHỎ BÉ NƠI CỒN CÁT

2.2. Nhân vật tha hóa

2.2.2. Ngoại diện nghịch dị

Nhân vật của Kobo Abe đƣợc xây dựng với cảm thức lẩn trốn. Nhƣng cũng chính vì đƣợc xây dựng với cảm thức lẩn trốn mà nhân vật của nhà văn xuất hiện với ngoại diện nghịch dị. Sử dụng cách nói ngoại diện nghịch dị, chúng tơi muốn nói đến vẻ ngồi khác lạ, khơng giống với bình thƣờng của những nhân vật. Đó là vẻ ngồi với những đặc tính của một cơn trùng nhƣ im lặng, ẩn nấp, bất động...

Vẻ ngoài nghịch dị của các nhân vật trong Người đàn bà trong cồn cát

khiến họ giống nhƣ một con côn trùng. Ngƣời giống với cơn trùng nhất có lẽ là ngƣời đàn bà. Nhiều lần Junpei đã thấy ngƣời đàn bà ấy giống nhƣ một con côn trùng.

Ngay từ khi đến với ngôi nhà của chị Junpei đã thấy đây là nơi lý tƣởng để côn trùng trú ngụ và nếu thế thì đây thực sự là nơi anh muốn tìm, muốn đến. “Anh tự nhủ đây là một cơ hội hiếm có. Và nếu may mắn, anh có thể bắt

đƣợc vài con côn trùng lý thú nữa cũng nên! Đây quả là chỗ ở lý tƣởng của côn trùng” [1;35]. Dù là nơi ở lý tƣởng của côn trùng nhƣng điều anh gặp đầu tiên không phải côn trùng trong thế giới lý tƣởng của chúng-một con côn trùng thực sự mà là một ngƣời phụ nữ “nhƣng ngƣời ra đón anh tay cầm ngọn đèn giơ lên cao lại là một phụ nữ nhỏ nhắn, khá đẹp, khoảng ba mƣơi tuổi” [1;35]. Ngay từ khi xuất hiện, ngƣời phụ nữ đã mang đến cảm nhận rằng cô là một thứ côn trùng.

Người đàn bà trong cồn cát đƣợc xây dựng nhƣ một lồi cơn trùng khi

ngơn ngữ của cô đƣợc tối giản và cô hầu nhƣ im lặng. Trƣớc những câu hỏi của Junpei, ngƣời đàn bà nếu có đáp lại thì cũng đáp một cách ngắn gọn và nhiều khi chị im lặng. Chẳng hạn, ngƣời đàn bà đáp lời chỉ với một tiếng ngắn gọn:

“Đợi đến ngày kia à? Nhƣng tôi ở lại đây đến ngày kia làm gì cơ chứ? – vậy anh khơng khỏi phá lên cƣời.

- Ồ” [1;37]

Hay im lặng khi đƣợc gọi đƣợc hỏi:

“- Đây có phải chuyện đùa đâu! Nếu khơng đem cái thang ra đây thì đừng có trách. Tơi vội lắm rồi! Chị giấu cái thang ấy ở đâu? Đùa nhƣ vậy đủ rồi! Đƣa ngay cái thang ra đây!

Nhƣng chị không đáp. Chị vẫn ngồi nhƣ cũ và lắc đầu quầy quậy” [1;68] Và “Thái độ im lặng của chị thực hết sức ƣơng ngạnh, thế mà trơng chị lại có cái vẻ của một nạn nhân đáng thƣơng, khơng có gì để tự vệ, trong cái dáng nửa quỳ nửa ngồi thu lu trên hai chân xếp dƣới mông” [1;72]. Ngƣời đàn bà không phải là ngƣời duy nhất im lặng, mà gần nhƣ tất cả mọi ngƣời ở ngôi làng giáp biển đó đều sẵn sàng im lặng. Junpei có thể nói rất nhiều, có thể đƣa ra hàng loạt câu hỏi nhƣng đáp lại anh là sự im lặng “thay lời đáp, những ngƣời ở trên bực bội bỏ đi để lại phía sau tiếng lết trên cát của mấy cái thùng”

[1;126] hoặc những âm thanh mà anh không hiểu đƣợc ý nghĩa giống nhƣ âm thanh của cơn trùng “khơng có tiếng đáp lại. Chỉ có tiếng thì thầm tỏa xuống nhƣ một làn khói nhẹ. Anh cảm thấy ngày càng bực bội vì khơng đốn đƣợc đó là tiếng bày mƣu tính kế mới, hay chỉ là họ cố nén tiếng cƣời phá lên mà thôi” [1;125]. Con ngƣời nơi cồn cát họ truyền đi thông điệp nhƣng dƣờng nhƣ không cần dùng đến lời nói. Một gói hàng đƣợc ném xuống hố cát cho Junpei nhƣng khơng một lời giải thích khiến anh phải băn khoăn họ đang mƣu tính điều gì “một tiếng động đanh và gọn phát ra từ chân bức tƣờng chắn tựa hồ tiếng cánh vỗ. Anh cầm lấy cây đèn và chạy vội ra ngồi xem. Một vật gì cuộn trong chiếu nằm trên nền cát. Khơng thấy một ngƣời nào quanh đó Anh gọi to, nhƣng khơng có tiếng đáp lại” [1;131]. Ngoại diện nghịch dị với sự im lặng của cộng đồng ngƣời nơi cồn cát mang đến cảm nhận về một thế giới những côn trùng.

Ngoại diện nghịch dị không chỉ đƣợc thể hiện ở những nhân vật im lặng mà còn thể hiện ở những nhân vật sống trong vỏ. Lớp vỏ đó có thể có nhiều biến thể khác nhau nhƣng cùng một bản chất: cái che đậy. Lớp vỏ có thể là một chiếc ô che, một tấm áo kimono hay ngay cả một lớp cát cũng trở thành vỏ. Ngay khi Junpei rơi vào hố cát anh đã sinh hoạt dƣới những lớp vỏ nhƣ chiếc ô hay ngay cả ngôi nhà. Ngƣời dân làng ở nơi có hố cát có một khẩu hiệu tƣởng chừng nhƣ không lạ “hãy yêu ngôi nhà của bạn”. Nhƣng nếu hiểu ngơi nhà là một lớp vỏ thì khẩu hiệu đó sẽ trở thành một lời kêu gọi ngƣời ta hãy u vẻ ngồi cơn trùng của mình, hãy sống nhƣ một côn trùng. Thực tế, dƣờng nhƣ tất cả dân làng đều sống với niềm yêu lớp vỏ cơn trùng. Ngơi làng dƣờng nhƣ có rất nhiều hố cát khác nhau trong đó có hố cát của ngƣời đàn bà. Junpei đã ngỡ ngàng nhận ra mà cũng là khẳng định: ngƣời ta sống chỉ để dọn cát mà dọn cát nghĩa là để bảo vệ ngôi nhà, bảo vệ cái vỏ, bảo vệ lối sống côn trùng vô nghĩa.

Ngƣời đàn bà đƣợc miêu tả trong một ngoại diện nghịch dị. Cô “trùm tấm nilon lên đầu và lặng lẽ ăn dƣới tấm nylon đó. Anh nghĩ trông chị nhƣ một lồi cơn trùng” [1;86]. Ăn dƣới tấm nylon khiến nhân vật không chỉ là sự hiện diện cụ thể của cảm thức lẩn trốn mà cịn trở thành một thứ cơn trùng rất kín đáo dƣới lớp vỏ. Lớp vỏ của nhân vật của Kobo Abe mn hình mn vẻ.

Người đàn bà trong cồn cát khơng chỉ có lớp vỏ là mảnh nylon mà cịn là lớp

cát “toàn bộ phần trên của thân thể chị đƣợc che phủ một lớp cát mịn, tựa hồ một tấm áo” [1;60]. Khi khác, chị lại có một lớp vỏ bằng chính chiếc kimono “sau hôm đầu tiên chị thôi không ngủ trần nữa nhƣng bên dƣới chiếc áo kimono chị vẫn khơng mặc gì” [1;108]. Chiếc áo kimono trở thành lớp vỏ che đậy bên ngoài một sự sống thuần khiết. Nó giống nhƣ lớp vỏ cứng của một con côn trùng thực sự.

Nhân vật/ côn trùng của Kobo Abe là những ngƣời sống khơng có q khứ và cũng chẳng có tƣơng lai. Đối với họ, hiện tại là duy nhất và duy nhất chỉ có hiện tại. Ngƣời phụ nữ trong cồn cát là điển hình cho một cơn trùng chỉ nghĩ đến hiện tại “một phụ nữ giống nhƣ côn trùng…chỉ nghĩ đến hiện tại, không quá khứ, chẳng tƣơng lai…tâm hồn quá nhỏ bé” [1;90]. Ngƣời phụ nữ trong cồn cát không phải hồn tồn khơng có quá khứ. Quá khứ của cô là ngƣời chồng của cô cùng với chiếc chuồng gà. Cát đã nhấn chìm tất cả và làm tan rã tất cả. Sau này Junpei có giúp cơ đào bới chỗ này chỗ khác nhƣ một sự nỗ lực khôi phục lại quá khứ nhƣng chỉ phí hồi sức lực. Quá khứ mất đi nhƣng tƣơng lai không rõ ràng. Ngƣời đàn bà khơng nghĩ đến điều gì khác ở ngoài hố cát nhƣ một tƣơng lai tƣơi sáng. Với cô, ý nghĩa của cuộc sống là yêu căn nhà, yêu lớp vỏ của mình, và vì thế bới cát nhƣ một côn trùng để cùng sống với đồng loại trong những căn nhà trong làng. Trong mắt của Junpei có lúc ngƣời đàn bà nhƣ một cơn trùng nhƣng lúc khác anh lại thấy cô nhƣ chƣa hồn tồn thành cơn trùng “Hừ, thì ra chị vẫn chƣa hồn tồn biến thành cơn trùng” [1;88].

Nhân vật có ngoại diện nghịch dị của Kobo Abe đƣợc nhà văn miêu tả trong những nhu cầu thiết yếu nhất. Nhu cầu uống, ăn là nhu cầu gắn với bản năng sinh tồn của con ngƣời và của sinh vật nói chung. Tuy nhiên, nhân vật của Kobo Abe thực hiện nhu cầu bình thƣờng với một cảm giác nghịch dị “nƣớc là một thể vô cơ tựa nhƣ cát, một thể vô cơ đơn giản và trong suốt mà lại sẵn sàng thích ứng với thân thể con ngƣời hơn bất cứ một vật sống nào khác. Khi để nƣớc từ từ nhỏ xuống cổ họng, anh tƣởng tƣợng đến một loài thú chuyên ăn đá” [1;63]. Nƣớc với Junpei dƣờng nhƣ khơng khác gì đá. Hơn nữa uống nƣớc với anh lúc này khơng khác gì đang ăn. Jumlei dƣờng nhƣ đã xuất hiện với một ngoại diện không giống nhƣ con ngƣời mà giống với một loài thú kỳ dị chƣa từng thấy: thú ăn đá.

Junpei đƣợc nhà văn miêu tả nhƣ trong một cuộc hóa thân. Mọi thứ thuộc về thân thể anh dƣờng nhƣ biến đổi. Dịch tiết từ miệng anh khơng cịn là thứ bọt trắng trong veo mà là một thứ nƣớc có màu vàng khè “ngƣời đàn ông đứng ngây mặt. Anh rên rỉ yếu ớt…một chút nƣớc bọt màu vàng ứa bên mép” [1;253]. Sự hóa thân từ ngƣời thành cơn trùng trong của nhân vật của Kobo Abe có thể có sự ảnh hƣởng của cuộc hóa thân ngƣời thành bọ của Samsa trong tiểu thuyết của Kafka, chỉ có điều khác là Samsa hồn tồn hóa thân thành một con bọ còn Junpei và các nhân vật khác khơng hồn tồn là một cơn trùng. Nhƣng cũng chính vì vậy mà trở nên nghịch dị.

Ngoại diện nghịch dị của nhân vật của Kobo Abe là một phƣơng diện của sự tha hóa. Đó là sự tha hóa bề ngồi. Đƣơng nhiên sự tha hóa ấy nó khơng diễn ra một cách độc lập mà diễn ra cùng với sự tha hóa bên trong tha hóa trong thế giới tinh thần của một con ngƣời. Tha hóa trong thế giới tinh thần có thể đƣợc diễn đạt theo một cách khác: nhân tính biến đổi.

Một phần của tài liệu Kết cấu nghệ thuật trong người đàn bà trong cồn cát (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)