Cảm thức nhân vật lẩn trốn

Một phần của tài liệu Kết cấu nghệ thuật trong người đàn bà trong cồn cát (Trang 35 - 40)

CHƢƠNG 2 NHÂN VẬT – CON NGƢỜI NHỎ BÉ NƠI CỒN CÁT

2.2. Nhân vật tha hóa

2.2.1. Cảm thức nhân vật lẩn trốn

Cảm thức về nhân vật lẩn trốn đƣợc thể hiện trong cách thức xây dựng nhân vật của Kobo Abe. Nhà văn đã miêu tả nhân vật của mình trong vai một kẻ lẩn trốn với những chuyến đi không để lại dấu vết và những sự ẩn nấp.

Trƣớc hết, nhân vật lẩn trốn là nhân vật có chuyến đi rời khỏi cộng đồng mà không để lại bất kỳ một dấu vết nào cho bất cứ ai. Chuyến đi đó phải là sự chủ động và phải có mục đích cụ thể dù ít hay nhiều.

Ngay từ khi chƣa bị đƣa xuống ngơi nhà chìm sâu trong hố cát, thứ mà Junpei đam mê là những con côn trùng. Anh xin nghỉ phép một mình đi vào xứ cát cũng là để tìm kiếm những mẫu vật mới. Thực chất thì đó là chuyến rời khỏi cộng đồng của Junpei. Nói một cách khác, đó là một cuộc lẩn trốn với mục đích tìm kiếm cơn trùng. Nhƣ đã nói ở trên, lẩn trốn có nghĩa là rời đi và khơng để lại dấu vết. Hơn nữa, đó phải là một sự rời đi chủ động chứ không phải bị bắt buộc và có mục đích. Junpei rời đi bên cạnh mục đích tìm kiếm cơn trùng thì cịn vì anh muốn thốt khỏi những điều nặng nề và nhàm chán “anh quan tâm đến cát sỏi và sƣu tầm cơn trùng chẳng qua vì anh muốn xa lánh, dù là dăm ngày, cái cảnh sống nặng nề trách nhiệm và nhàm chán tại thành phố mà thôi” [1;58]. Junpei không chỉ một lần lẩn trốn. Trƣớc đây, anh cũng đã từng lẩn trốn với mục đích rời khỏi một tình u mà anh cho là đã lý

tƣởng hóa nó q mức “Nếu nói rằng tuyệt đối khơng có một chút tình yêu gì giữa anh và ngƣời u cũ cũng khơng đúng. Mối tình của hai ngƣời hơi khó hiểu vì hay bất hịa với nhau. Anh chƣa bao giờ tin là nàng yêu anh. Họ đã làm cho tình yêu lạnh giá đi vì lý tƣởng hóa nó q mức. Và rồi anh đột ngột viết thƣ báo cho nàng biết là anh đi xa một mình trong một thời gian và khơng nói gì về địa điểm sẽ đến. Nhƣng nghĩ kỹ, thấy lá thƣ có vẻ tức cƣời nên anh đã khơng gửi nó đi, dù đã dán tem, và để ở trên bàn rồi ra đi”. [1;118]

Hƣớng đến những con côn trùng, Junpei ra đi và không để lại dấu vết khiến mọi cuộc tìm kiếm con ngƣời lẩn trốn ấy đều khơng có kết quả “cả những cuộc điều tra của cảnh sát lẫn các mục nhắn tin trên báo đều tỏ ra vô hiệu” [1;17]. Mọi lý do cho sự biến mất của anh đều trở nên khơng có cơ sở. Ngƣời ta khơng thể tìm thấy một tử thi tại nơi anh thƣờng lui tới cũng không thấy “cơng việc của anh ta có liên quan đến một hoạt động mờ ám nào đó đến nỗi bị bắt cóc” [1;18] và ngay cả cách ăn ở bình thƣờng cũng “cũng khơng mảy may dấu vết nào tỏ ra anh ta dự định bỏ đi biệt tăm” [1;18]. Không một giả thiết nào về nguyên nhân của sự ra đi của Junpei đủ thuyết phục để chấp nhận. Tuy nhiên thế là chƣa đủ để khiến ngƣời ta có thể đƣa ra kết luận rằng anh ta đã chết. Việc công nhận rằng Jimpei đã chết sau khi ra đi và mất tích chỉ có thể đƣợc cơng bố sau một khoảng thời gian rất dài “7 năm đã trôi qua mà không một ai biết rõ sự thể, và bởi thế, chiểu theo điều 30 của Bộ luật Dân luật, ngƣời đàn ông ấy đƣợc tuyên bố là đã chết” [1;20].

Cái chết đƣợc kết luận sau sự mất tích là điểm cuối cùng, là sự minh chứng rõ ràng nhất, khẳng định thuyết phục nhất về một cuộc lẩn trốn của một con ngƣời khỏi xã hội lồi ngƣời.

Mở đầu câu chuyện của mình với những trang viết về một chuyến đi/ mất tích của Jimpei, Kobo Abe đã mang đến một cảm thức mạnh mẽ về sự lẩn trốn nhất là khi điều đó gắn liền với đam mê đƣợc cho là kỳ lạ.

Đam mê đi tìm những con cơn trùng của nhân vật “ngƣời đàn ông” đƣợc ngƣời khác đánh giá nhƣ một sự quái dị thậm chí điên khùng “anh ta cho là một ngƣời đàn ơng mà cịn đam mê trị giải trí vơ bổ nhƣ sƣu tầm cơn trùng thì cũng đủ coi là một bằng chứng cho hành vi điên khùng của hắn” [1;19]. Ngƣời khác ở đây là một nhà nghiên cứu nghiệp dƣ. Với vị thế của ngƣời nghiên cứu tâm lý, mà tâm lý là đặc điểm chung của con ngƣời nên nhận xét của nhà nghiên cứu này có tính đại diện cho quan niệm của số đông. Trong con mắt của số đông một ngƣời đam mê côn trùng là một kẻ khác lạ hay cũng là một kẻ tha hóa-tha hóa thành kẻ lạ. Đam mê cơn trùng của Jimpei còn đƣợc nhà nghiên cứu cho là sự phát triển trong giai đoạn trƣởng thành- một sự phát triển đến mức tồi tệ-của mặc cảm Odedipus từ lúc trẻ thơ. Khoảng cách từ sự tha hóa thành kẻ lạ đến sự lẩn trốn-trốn vào cõi chết-chỉ là một khoảng cách không xa. Cho rằng Junpei mang mặc cảm Odedipus từ nhỏ và trƣởng thành với tình trạng bệnh hoạn ngày càng xấu đi, nhà nghiên cứu tâm lý đang cố gắng đƣa ra sự lý giải cho sự mất tích một cách bất hợp lý về mọi mặt của nhân vật chính.

Nhà nghiên cứu tâm lý có lẽ nằm trong số ít ngƣời tin rằng sự mất tích của Junpei là do anh ta đi tìm những con cơn trùng. Số cịn lại, tức các bạn đồng nghiệp và thậm chí cả cảnh sát, khơng tin vào đam mêm côn trùng của Junpei. Họ cho rằng, “amh đã dùng chiếc lọ đựng côn trùng và chiếc vợt để che mắt mọi ngƣời mà trốn đi với một ngƣời con gái” [1;18]. Nhƣng chính giả thiết mà họ đƣa ra ngay sau đó bị bác bỏ bởi một ngƣời có thật-một nhân chứng-là ngƣời làm công ở ga xe lửa tại “S…”: “thế rồi một ngƣời làm công ở ga xe lửa tại S… nhớ lại rằng có một ngƣời đàn ơng đã xuống tàu. Ngƣời ấy có dáng dấp của một nhà leo núi, vai đeo bình nƣớc và chiếc hộp gỗ mà ơng đốn là hộp đựng đồ vẽ. Ngƣời đàn ơng đó cịn cho hay ngƣời đàn ơng đi một mình” [1;18]. Sự lẩn trốn của Junpei, có thể nói rất thành cơng bởi dù là bạn

bè, ngƣời thân, hay những ngƣời xa lạ-nhƣ ngƣời làm cơng thể tìm ra anh bởi khơng có một dấu vết khả tín.

Sự lẩn trốn của Junpei bên cạnh việc đƣợc nhìn nhận qua lăng kính của những con ngƣời cụ thể những nhân vật, những ngƣời trong cuộc sống của anh cũng nằm trong một sự đánh giá của ngƣời kể chuyện. Sự đánh giá của ngƣời kể chuyện mang đến thông điệp về sự lẩn trốn mạnh mẽ cho ngƣời đọc vì quyền năng của ngƣời kể chuyện. Trong sự đánh giá ấy, Junpei giống nhƣ bao ngƣời khác lẩn trốn đến mức biến mất “nhiều vụ mất tích có thể đã đƣợc miêu tả nhƣ là những cuộc trốn tránh đơn thuần” [1;18]. Sự mất tích của Junpei lẫn vào bao vụ mất tích khác diễn ra hàng năm “mỗi năm có tới hàng trăm ngƣời biến đâu mất”. Ở đây, có thể thấy hai sự mất tích lồng vào nhau. Thứ nhất, Junpei mất tích trong cuộc sống của anh ta, đối với mọi ngƣời xung quanh mối quan hệ của anh ta. Thứ hai, Junpei mất tích trong những vụ mất tích hàng năm. Sự mất tích có chủ ý của Junpei đã biến nó thành một cuộc lẩn trốn.

Chúng tơi dùng cách viết chuyến đi/ mất tích/ cái chết để nói về một q trình, một qng trong cuộc đời nhân vật Junpei. Ở điểm cuối của quãng đời ấy, anh đã hoàn thành việc lẩn trốn khỏi cộng đồng ngƣời của anh khi cộng đồng ấy khơng thể tìm thấy anh nhờ bất cứ kênh thông tin hay sự suy luận nào.

Mở đầu quãng đời nhân vật mà chúng tơi vừa nói tới ở trên là sự rời đi của một cá nhân trong cộng đồng ngƣời và kết thúc với kết luận cá nhân đó đã chết từ cộng đồng ngƣời của chính anh ta. Với kết luận ấy, có thể thấy nhân vật lẩn trốn, từ sự đánh giá của cộng đồng, là con ngƣời tha hóa. Con ngƣời ấy chủ động từ bỏ cộng đồng không một nguyên nhân nào thuộc về cộng đồng nhƣ bắt cóc, đàn bà…khiến anh ta buộc phải bỏ đi nghĩa là anh ta chủ động làm mình khác đi. Làm mình khác đi với những ngƣời trong cộng đồng

biểu hiện của sự làm mình khác đi là biến mất khỏi cộng đồng những ngƣời giống nhau từ con mắt của cộng đồng là một sự tha hóa. Cộng đồng cơn nhận Junpei biến mất cũng đồng nghĩa với việc không công nhận những ngƣời tha hóa.

Thứ hai, nhân vật lẩn trốn đƣợc xây dựng trong những sự ẩn nấp những vỏ bọc. Khi Junpei lọt vào trong hố cát nơi có ngơi nhà đồng thời là nơi ở lý tƣởng của cơn trùng nhƣ chính anh đã nhận xét anh đã dùng bữa ăn trong đó. Chính trong bữa ăn ấy ta có thể thấy nhà văn xây dựng nhân vật trong cảm thức lẩn trốn. Lần này nhân vật không lẩn trốn con ngƣời mà là lẩn trốn cát. Trốn cát, con ngƣời tìm cách ẩn nấp sau những vỏ bọc: “nhƣng đúng lúc anh bắt đầu ăn, chị giƣơng một chiếc ô rộng bằng giấy và che trên đầu anh.

- Che làm gì vậy ? –Anh ngạc nhiên khơng hiểu đây có phải là một phong tục của miền này không.

- Dạ, nếu em khơng che cái ơ này thì cát sẽ rơi xuống đồ ăn của ông mất” [tp. 38].

Lý do của việc che ô tƣởng chừng nhƣ rất hợp lý: để cát khỏi rơi vào đồ ăn. Nhƣng sự hợp lý ấy đã khiến sự lẩn trốn trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Bên dƣới chiếc ơ đó, bên dƣới vỏ bọc, hoạt động sống ở đây là hoạt động ăn, một hoạt động bản năng diễn ra bình thƣờng. Điều đó có nghĩa, lẩn trốn khơng có nghĩa là chết nhƣng nó cũng khơng phủ nhận lẩn trốn là tha hóa.

Khơng chỉ một lần nhân vật của Kobo Abe đƣợc xây dựng dƣới lớp vỏ nhƣ khi nấp dƣới cái ơ mà cịn có rất nhiều lần khác. Nhân vật của ơng có thể lẩn trốn với một chiếc khăn mặt và cát “Ngƣời phụ nữ nằm trần truồng. Chị nhƣ đang trơi bồng bềnh hệt một cái bóng mờ mờ trƣớc đơi mắt đầy nƣớc của anh. Chị nằm ngửa trên chiếu, cả thân thể chỉ trừ có đầu đều phơi trần; chị đặt hờ bàn tay trái ở phía dƣới bụng, bụng chị nom rất mịn màng và đầy đặn. Duy có khn mặt trắng trẻo là đƣợc che dƣới chiếc khăn mặt” 1. 60]. Giống nhƣ

bữa ăn bên dƣới chiếc ô, bên dƣới chiếc khăn mặt ấy, thơ nhƣ một hoạt động sống bản năng diễn ra bình thƣờng “chiếc khăn cốt che cho mũi miệng và mắt khỏi bị cát lùa vào”. Cùng với chiếc khăn, cát cũng trở thành vỏ bọc “toàn bộ phần trên của thân thể chị đƣợc che phủ một lớp cát mịn, tựa hồ một tấm áo, khiến các chi tiết trên thân đƣợc che đậy lại, trong khi những đƣờng cong của thân hình nổi bật hẳn lên; trông chị nhƣ một pho tƣợng mạ cát” [1 .60]. Nếu nhƣ ngƣời đàn bà trong cồn cát sử dụng chiếc khăn và cát để lẩn trốn thì Junpei sử dụng tờ báo cũng với chức năng tƣơng tự “đôi mắt anh nhƣ bị một làn sƣơng mù bao phủ. Khi anh giở mình, anh nghe có tiếng giấy khô loạt soạt. Mặt anh đƣợc phủ bằng một tờ báo mở rộng” [1;105].

Có thể thấy rằng những thứ có giá trị khác nhau đều chung một giá trị sử dụng-vỏ bọc và bên dƣới những vỏ bọc ấy sự sống diễn ra một cách bình thƣờng.

Một phần của tài liệu Kết cấu nghệ thuật trong người đàn bà trong cồn cát (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)