Thời gian cốt truyện – thời gian kịch tính

Một phần của tài liệu Kết cấu nghệ thuật trong người đàn bà trong cồn cát (Trang 76)

CHƢƠNG 3 KHÔNG GIAN THỜI GIAN TRONG CỒN CÁT

3.2. Thời gian nghệ thuật

3.2.2. Thời gian cốt truyện – thời gian kịch tính

Hành động có thể đƣợc Kobo Abe miêu tả một cách chậm rãi nhƣ khi ngƣời đàn và đƣợc đƣa lên khỏi hố cát “lần đầu tiên sau nửa năm trƣờng, một chiếc thang dây đƣợc dòng xuống, và ngƣời đàn bà quấn trong mấy chiếc chăn nhƣ một cái kén, đƣợc kéo lên bằng dây thừng. Nàng ngối nhìn anh đầy vẻ cầu khẩn với đơi mắt hầu nhƣ nhịa đi vì lệ cho đến khi khơng nhìn thấy hình bóng anh nữa. Ngƣời đàn ơng ngoảnh nhìn đi nơi khác, tựa hồ anh khơng hề trông thấy nàng” [1;276-277]. Qua các hành động nối tiếp nhau mà khơng có sự đan xen, có thể thấy thời gian là một dòng chảy đều đặn, chậm rãi.

các nhân vật nối tiếp, đan xen nhau. Sự nối tiếp, đan xen ấy của các hành động cịn khiến cho câu chuyện mang tính kịch và từ đó thời gian cũng mang tính kịch. Có thể thấy rõ việc Kobo Abe miêu tả các sự việc, hành động nối tiếp nhau tạo nên sự kịch tính khi Junpei tấn cơng ngƣời đàn bà và khi anh bỏ chạy.

Để chuẩn bị cho cuộc trốn chạy, Junpei muốn bắt giữ ngƣời đàn bà làm con tin “Khơng có lý do gì để do dự nữa. Anh bấm chặt mƣời đầu ngón chân vào cát cho đến khi chúng tê dại, vừa nghiêng mình về phía trƣớc vừa sửa soạn lao ra khi đếm đến mƣời. Nhƣng anh vẫn do dự dù đã đếm đến mƣời ba. Cuối cùng anh hít mạnh vào và nhào ra” [1;118]. Kobo Abe đã miêu tả những hành động nối tiếp nhau nhƣng không diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Hơn nữa, đó là những hành động mang tính đối kháng, phản ứng bởi vậy nó khiên thời gian xảy ra giữa các hành động trở nên kịch tính. Trong khoảng thời gian kịch thính đó, một thái cực-Junpei hoặc ngƣời đàn bà-buộc phải đƣợc chinh phục “Nếu chị định chống cự nhất định kết quả sẽ khác hẳn điều anh mong đợi. Nhƣng việc tấn công một cách bất ngờ của anh đã thành cơng. Anh thì q hung hăng cịn thiếu phụ thì khơng kháng cự. Rõ ràng chị khơng bao giờ nghĩ tới chuyện đẩy lùi anh bằng chiếc xẻng của mình” [1;119]. Ngƣời phụ nữ không kháng cự cho thấy cơ đã chịu khuất phục trƣớc Junpei hay nói cách khác, một thái cực trong sự xung đột đã chấp nhận lùi bƣớc. Tuy nhiên, ngƣời thiếu phụ không tự nhiên lùi bƣớc mà do những hành động của Junpei. Bởi chính những hành động diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn đó mà thời gian mang tính kịch rất rõ nét.

Thời gian mang tính kịch còn đƣợc Kobo Abe miêu tả khi anh chạy trốn khỏi hố cát. Hàng loạt sự kiện nối tiếp nhau xảy ra và dồn Junpei vào con đƣờng cùng có nghĩa khiến anh bị bắt và buộc phải quay trở lại hố cát đã tạo nên tính kịch trong hành động đồng thời là tính kịch trong thời gian. Junpei

bất ngờ lọt vào giữa ngôi làng cát “cái gì thế nhỉ? Anh ngã chúi đầu xuống đất. Sự việc xảy ra nhanh đến nỗi anh không kịp hiểu tình hình. Bơng đâu làng xóm nhƣ từ đâu hiện ra trƣớc mắt anh. Anh bƣớc thẳng đến mũi đất cát kề ngay cạnh làng. Tức khắc toàn thể cảnh vật mở ra trƣớc mắt anh, và anh nhận thấy mình đang ở ngay giữa làng” [1;218]. Ngay sau khi Junpei biết rằng mình đang ở giữa làng cát cũng là lúc anh nhận ra anh phải đối diện với những con chó kẻ báo động “trƣớc khi anh định trấn tĩnh, thì một tiếng sủa thù địch từ một hàng rào cây gần đấy vang lên, một con chó, rồi một con khác lao tới. Trong đêm tối, một vòng tròn gồm những chiếc răng nanh trắng nhởn áp sát bên anh” [1;218]. Đối diện với hoàn cảnh ấy, Junpei chỉ có thể chống cự và thực tế anh đã chống cự để tiếp tục chạy trốn “Anh bèn rút phăng sợi dây thừng buộc chiếc kéo vừa quật túi bụi, vừa co chân chạy. Chỉ có mỗi cách duy nhất là nhằm thẳng cổng làng mà chạy tới” [1;218]. Junpei bỏ chạy, và khi tƣởng chừng nhƣ anh thốt khỏi những con chó thì lại gặp phải những đứa trẻ trong làng “Anh nhận ra chúng thì quá muộn mất rồi. Anh rút phăng sợi dây thừng quấn quanh bụng ra, do vƣớng víu và lúng túng nên cả ba cùng ngã nhào xuống rãnh. Một vật gì tựa đống củi nằm dƣới rãnh và tiếng lăn lộc cộc của đống củi hòa cùng với tiếng họ ngã xuống” [1;220]. Tất cả những gì Junpei gặp trên đƣờng trốn chạy dƣờng nhƣ đều trái với suy nghĩ và dự định của anh. Chính điều đó khiến thời gian diễn ra những sự kiện bất ngờ càng trở nên kịch tính hơn bao giờ hết “lũ nhóc khóc ịa lên. Đồ chết tiệt! Tại sao chúng lại gào to thế không biết? Anh dùng hết sức gạt chúng sang bên, rồi trèo lên. Ngay tức thì, ba luồng đèn pin xuyên thủng đêm đen vây lấy anh” [1;220-221]. Kobo Abe đã miêu tả những điều liên tiếp xảy đến với Junpei, dồn ép anh, buộc anh phải chạy. Điều đó khiến khoảng thời gian chạy trốn của Junpei trở nên kịch tính. Khi anh thốt khỏi những đứa trẻ thì lại phải đối diện với những kẻ truy đuổi và sau đó rơi xuốn hố cát lầy rồi bị bắt quay trở

lại hố cát của ngƣời đàn bà. Có thể thấy rằng, các sự việc từ khi Junpei trốn khỏi hố cát đƣợc tổ chức một cách kịch tính. Thời gian diễn ra các sự việc đó vì tính kịch đƣợc tạo nên bởi các sự việc nối tiếp nhau nên cũng mang tính kịch. Khi Junpei leo lên đƣợc hố cát, mâu thuẫn của anh và những ngƣời dân làng cát đƣợc bắt đầu. Khi đó cũng là điểm khởi đầu của thời gian mang tính kịch. Mâu thuẫn này tiếp tục phát triển khi anh gặp đàn chó và gặp những đứa trẻ. Đồng thời với sự phát triển này là sự tiếp diễn của thời gian. Mâu thuẫn giữa Junpei và những ngƣời dân làng cát đuổi theo anh lên đến cao trào khi anh rơi xuống hố cát lầy và đƣợc giải quyết khi anh chấp nhận đƣợc cứu bởi họ. Sự chấp nhận của Junpei về những ngƣời cứu anh lúc đóchính là suy nghĩ của kẻ mang ơn với ngƣời làm ơn. Bởi mang ơn nên Junpei sẵn sàng làm bất cứ điều gì “anh hồn tồn bất động khi họ chạm vào vai anh. Nếu lúc này họ có ra lệnh cho anh, anh sẽ tụt ngay quần mà đái trƣớc mặt họ” [1; 29]. Thời điểm mà Junpei đƣợc cứu lên khỏi hố cát cũng là điểm kết thúc của một khoảng thời gian đầy kịch tính để trở lại với thời gian ngƣng đọng.

Thời gian nghệ thuật trong Người đàn bà trong cồn cát có thể đƣợc chia làm những khoảng khác nhau. Khoảng thời gian đầy kịch tính và khoảng thời gian ngƣng đọng.

3.2.3. Thời gian ngưng đọng của hiện tại

Thời gian trong cồn cát của Junpei ngoài những khoảng dồn dập những sự việc, hành động thì chỉ gồm những khoảng với những hành động lặp đi lặp lại vơ nghĩa. Có thể gọi đó là khoảng thời gian ngƣng đọng. Đối với Junpei, từ khi anh bắt đầu hành trình đến miền cát về đến khi anh thực sự đƣợc cơng nhận là mất tích thì tổng cả thời gian kịch tính và thời gian ngƣng đọng là bảy năm. Bảy năm đối với một đời ngƣời quả thực không phải một con số nhỏ. Trong khoảng bảy năm ấy, quãng thời gian ngƣng đọng hiện tại khơng phải ít.

Thời gian ngƣng đọng hiện tại nghĩa là thời gian dƣờng nhƣ không trôi thời gian chết. Thời gian chết có nhiều biểu hiện khác nhau nhƣ đồng hồ không thay đổi thời gian giữa những lần xem giờ khác nhau, đồng hồ chết, vênh lệch thời gian ở dƣới hố cát và bên ngoài hố cát, những hành động lặp đi lặp lại trong thời gian. Tóm lại, thời gian chết có nhiều biểu hiện khác nhau.

Thời gian chết có thể đƣợc đo đếm bằng những hành động lặp lại. Kobo Abe đã nhiều lần miêu tả về những hành động lặp lại này, chẳng hạn nhƣ khi Junpei mới đến xứ cát “anh đánh diêm châm thuốc rất khó khăn. Đã đánh diêm mƣời lăm lần mà không tài nào châm nổi điếu thuốc. Anh vứt que diêm thứ mƣời đi, những lớp cát chuyển động gần nhanh vằng tốc độ chiếc kim chỉ phút của chiếc đồng hồ anh đeo ở tay” [1;27]. Thời gian vốn trừu tƣợng, vơ hình. Ngƣời ta khơng thể trực tiếp tri giác thời gian mà phải thơng qua cái có thể đo đếm. Cái dùng để đo đếm lúc này là mục đích của hành động của Junpei. Những hành động của Junpei lặp đi lặp ại nhƣ những vòng xoay của chiếc kim phút đồng hồ nhƣng chỉ có mục đích duy nhất: châm điếu thuốc. Nếu mỗi lƣợt hành động có thể thực hiện một mục đích thì thời gian đƣợc đo đếm bằng mục đích của lƣợt hành động sẽ trở nên đều đặn, tuần hoàn. Ngƣợc lại, nếu nhiều lƣợt hành động chỉ hƣớng tới một mục đích thì sẽ khiến thời gian trở nên ngƣng đọng bởi cái trôi đi thực sự thời gian là thời gian hay những lƣợt hành động cịn cái đƣợc dùng để đo đếm mục đích vẫn giữ nguyên. Junpei đã đánh diêm tất cả mƣời lăm lần. Từ lần đầu đến lần cuối của mƣời lăm lần Junpei đánh diêm ấy là khoảng thời gian thực tế đã trơi qua nhƣng với anh thì thời gian đang ngƣng đọng ở việc châm điếu thuốc.

Kobo Abe khơng chỉ một lần sử dụng mục đích của lƣợt hành động làm đơn vị để đo đếm thời gian nhƣ đã nói ở trên mà ơng nhiều lần sử dụng. Đó là khi Junpei đào cát để tìm cách lên khỏi hố cát “anh nhìn đồng hồ, rồi lau mặt đồng hồ vào quần cho sạch cát: mới hai giờ mƣời phút. Vẫn giờ ấy khi anh

xem đồng hồ lúc nãy. Anh chợt thấy nản vì tiến triển quá chậm [tp. 94] Đó cũng là khi Junpei định tấn công ngƣời đàn bà. Anh chỉ định đếm đến mƣời thì sẽ xơng ra nhƣng thực tế anh đã đếm đến mƣời lăm. Với Junpei lúc này, các con số mà anh đếm chính là thời gian thực tế trơi qua cịn thời gian của anh đang ngƣng đọng ở việc phải tấn công ngƣời đàn bà.

Xét mối tƣơng quan giữa lƣợt hành động và mục đích hành động có thể thấy rằng trong một khoảng thời gian thực tế con ngƣời thực hiện đƣợc ít hành động hơn. Độ vênh giữa thời gian của thực tế và thời gian của mục đích tạo nên thời gian ngƣng đọng-ngƣng đọng từ phía mục đích. Chính sự ngƣng đọng này mang đến ý niệm về cuộc đời vô nghĩa.

Kobo Abe rất chút ý miêu tả về thời gian trong hố cát. Trong hố cát, thời gian có sự chênh lệch so với thời gian bên trên hốt cát hay thời gian bên ngoài hố cát thời gian của mọi ngƣời. Khi Junpei nghe tiếng gà gáy, anh thức giấc và tri nhận về thời gian “anh bừng tỉnh giấc bởi tiếng gà gáy, nghe tựa tiếng kin kít phát ra từ một cái xích đu gỉ. Anh cảm thấy bứt rứt khó chịu. Tƣởng mới rạng đơng, nhƣng kim đồng hồ đeo tay của anh chỉ mƣời một giờ mƣời sáu phút” [1; 61]. Junpei tự lý giải về những dấu hiệu của thời gian nhƣ tiếng gà gáy và không gian tranh tối tranh sáng nhƣng chƣa nhận ra sự chênh lệch thời gian “chắc ánh nắng bên ngồi giờ đây đã chói chang lắm rồi. Anh ở dƣới hố sâu, mặt trời chƣa rọi tới đƣợc nên không gian tranh tối tranh sáng nhƣ vào lúc rạng đông” [1;61]. Tiếng gà và không gian tranh tốt tranh sáng thuộc biểu hiện cụ thể cho thời gian trong hố cát. Trong hố cát mới chỉ là rạng đông trong khi thời gian thực tế thời gian trên đồng hồ của Junpei đã là mƣời một giờ mƣời sáu phút. Thời gian trong hố cát chậm hơn so với thời gian trong thực tế bởi vậy đó là thời gian ngƣng đọng. Trong thời gian ngƣng đọng, cuộc sống diễn ra chậm chạp hơn. Bằng chứng là Junpei thức dậy theo thời gian trong hố cát, còn trong thực tế, mƣời một giờ mƣời sáu phút không

phải là thời gian ngủ dậy mà là lúc chuẩn bị tan ca làm sáng hoặc đã tan ca làm sáng.

Thời gian trong hố cát và thời gian bên ngồi hố cát khơng chỉ chênh lệch trong khoảng một ngày mà còn chênh lệch nhiều hơn thế. Khi Junpei gặp ông cụ đã đƣa anh xuống hố cát, cuộc đối thoại cho thấy rất rõ sự chênh lệch thời gian:

“- Sao? Thế nào? Các ông đã hiểu là đang dây dƣa vào một vụ bắt ngƣời phạm pháp rồi phải khơng?

- Thì sao nào? Đã mƣời ngày qua mà chƣa thấy một thông báo nào của cảnh sát địa phƣơng hết-ông già cân nhắc từng câu Giả sử sau mƣời ngày mà vẫn khơng có thơng báo nào…thì tiếp đó có chuyện gì nào?

- Chƣa đến mƣời ngày. Mới một tuần lễ thôi.” [1;170].

Thời gian trong hố cát, tức thời gian đƣợc đếm bởi Junpei, có sự sai khác với thời gian bên ngồi hố cát đƣợc đếm bở ơng già. Khoảng chênh lệch ba ngày đồng nghĩa với sự ngƣng đọng của thời gian trong hố cát. Trong suốt thời gian ngƣng đọng ấy, Junpei và ngƣời đàn bà đã làm những việc mà anh cho là vô nghĩa: xúc cát.

Thời gian tê liệt và những việc làm vơ nghĩa đã đƣợc chính Junpei dự đốn trƣớc đây “tiếng đổ cát liên tục nhƣ chà xát các đầu dây thần kinh của anh. Mặc dù vậy anh cần kiên trì chịu đựng tình trạng đó. Đƣợc, bằng mọi cách anh sẽ chịu đựng. Nhƣng khi ánh sáng xanh lạnh lẽo hắt từ miệng hố xuống, mọi điều đảo ngƣợc hẳn, và anh lại tiếp tục chống cự với giấc ngủ đang ngấm vào cơ thể anh nhƣ miếng bọt biển nhúng nƣớc. Chừng nào cái vòng luẩn quẩn này chƣa bị phá vỡ thì khơng chỉ cái đồng hồ của anh ngừng chạy mà ngay chính thời gian cũng sẽ bị tê liệt nốt bởi những hạt cát này” [1;114].

Ý thức đƣợc về thời gian ngƣng đọng cũng có nghĩa ý thức đƣợc sự vơ nghĩa của hiện tồn, Junpei khao khát thoát khỏi hố cát. Thực tế thì anh đã thốt hỏi hố cát sau bốn mƣơi sáu ngày bị giam hãm. Nhƣng khao khát vƣợt thoát khỏi hố cát chƣa bao giờ là thực sự-anh chỉ muốn kiểm chứng phƣơng tiện. Cuối cùng Junpei quyết định mất tích trong thế giới trƣớc đây của anh và tự nguyện ở lại trong hố cát với sự ngƣng đọng của thời gian, sự hạn hẹp của không gian và sống cuộc đời vô nghĩa.

Tiểu kết chƣơng 3

Nhân vật có khả năng kiến tạo nên bức tranh thế giới trong tác phẩm văn học. Nhân vật không tồn tại một cách độc lập mà tồn tại trong không gian và thời gian.

Không gian nghệ thuật trong Người đàn bà trong cồn cát là những

không gian có giới hạn, khơng gian hẹp. Những không gian này lồng vào nhau, đồng tâm nhau với trung tâm là ngôi nhà trong hố cát.

Cùng với không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật tạo nên môi trƣờng tồn tại cho nhân vật. Kobo Abe đã xây dựng hai kiểu thời gian nghệ thuật trong tác phẩm của mình: thời gian cốt truyện và thời gian hiện tại. Thời gian cốt truyện với hàng loạt sự kiện diễn ra liên tiếp khiên câu chuyện trở nên kịch tính hấp dẫn. Thời gian hiện tại mang đến cảm nhận về sự ngƣng đọng khi có sự vênh lệch giữa những thang đo thời gian khác nhau. Có thể nói, thời gian trong hố cát là thời gian ngƣng đọng bởi nó sai lệch so với thời gian bên ngoài hố cát. Sự ngƣng đọng của thời gian mang đến cảm nhận về cuộc sống, hay sự hiện tồn trong vơ nghĩa.

KẾT LUẬN

1. Có thể nói, Nhật Bản đã tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa láng giềng, bồi đắp thêm bằng cá tính, tâm hồn sâu sắc và lắng đọng để tạo nên một nền văn hóa, văn học thật đặc biệt. Trong kỉ nguyên hiện đại, văn học Nhật Bản đã sản sinh ra rất nhiều tài năng nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, sẽ

Một phần của tài liệu Kết cấu nghệ thuật trong người đàn bà trong cồn cát (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)