2019 2020 2021
Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 48,52% 41,12% 49,79%
Tiền/Tài sản ngắn hạn 39,96% 22,86% 23,04%
Phải thu ngắn hạn/Tài sản ngắn hạn 49,12% 68,26% 70,03%
Qua chỉ số trên chúng ta có thể thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong Tổng tài sản và có phần tương đồng qua các năm. Tài sản ngắn hạn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà doanh nghiệp đang duy trì ở mức ổn định. Nhưng tỷ trọng tài sản ngắn hạn có sự thay đổi qua các năm cụ thể tiền mặt giảm từ 39,96% (2019) xuống còn 23,04% (2021) và Phải thu ngắn hạn tăng từ 49,12% (2019) lên đến 70,03%, điều này có ý nghĩa doanh nghiệp đang tận dụng tài sản để sinh lợi hay đang sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả.
Bảng 2.5: Tỷ trọng tài sản cố định hữu hình
2019 2020 2021
Tài sản cố định hữu hình/Tài sản cố định 99,94% 99,98% 100,00%
Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là tài sản cố định hữu hình, còn các loại tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Điều này cho ta thấy kỹ thuật vận hành doanh nghiệp rất hiện đại và doanh nghiệp đang áp dụng công nghệ vào lĩnh vực Logistics.
Bảng 2.6: Chỉ số ROE,ROA
2019 2020 2021
Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (ROE) 6,68% 14,17% 7,65%
Chỉ số ROE, ROA của doanh nghiệp ở mức khiêm tốn, tương đồng nhau ở năm 2019 và 2021 và tăng trưởng gần gấp hai ở năm 2020. Có thể hiểu đây là ngành dịch vụ vận chuyển nên thông thường để làm hài lòng khách hàng thì mức giá ở mức tiệm cận với chi phí cho dù là doanh thu rất cao nhưng lợi nhuận thu về sẽ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều. Và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp rất lớn trong ngành nên với 2 chỉ số này ở mức thấp thì cũng không đủ cơ sở để đánh giá rằng doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả.
Bảng 2.7: Chỉ số về khả năng thanh toán
2019 2020 2021
Tỷ số thanh toán hiện hành (ngắn hạn) 4,24 lần 2,09 lần 3,14 lần
Khả năng thanh toán lãi vay 65,99 lần 64,23 lần 19,59 lần
Tỷ số Nợ trên Tổng tài sản 15.78% 19,69% 15,85% Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty có giá trị là 4.24 lần (2019), 2.09 lần (2020) và 3.14 lần (2021) thì có thể thấy rằng doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán các khoản nợ khi tới kỳ đáo hạn nhưng có thể đặt nghi vấn là doanh nghiệp sử dụng tài sản chưa được tối ưu. Mặt khác khả năng thanh toán lãi vay của công ty ở mức rất cao và tỷ số nợ trên tổng tài sản ở mức thấp (<20%) nên có thể nói doanh nghiệp hoạt động không phụ thuộc vào vốn vay bên ngoài, chủ động hơn trong các chiến lược kinh doanh cũng như hạn chế rủi ro khi triển khai thực hiện các hạng mục mới. Ba năm kể từ năm 2019-2021 là quá trình mà nền kinh tế bị biến động rất lớn, đặc biệt là lĩnh vực ngoại thương. Tình hình dịch bệnh dẫn đến chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, cho đến hết quý 1 năm 2022 thì tình hình mới được cải thiện khi mà đỉnh điểm của dịch bệnh đã đi qua nhưng nền kinh tế vẫn không thể nào khôi phục lại như trước và đang tiến đến bình thường mới. Sự giao lưu thương mại giữa các nền kinh tế bị hạn chế thì sẽ kìm hãm sự phát triển của các nền kinh tế đó, mặt khác công cụ hỗ trợ cho sự giao thương này chính là hoạt động giao nhận vận tải Quốc tế vậy nên hoạt động này không thể không chịu tác động tiêu cực. Nhưng đây cũng là
sự kiện để cho các công ty như Bee Logistics nhìn nhận lại ưu cũng như nhược điểm của mình để đưa ra những chiến lược trong tương lai.
2.3 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNGĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONG - BEE LOGISTICS CORPORATION - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Tiếp nhận yêu cầu khách hàng Chuẩn bị chứng từ Nhận hàng tại kho Hủy đơn hàng Từ chối Đồng ý Luồng xanh Luồng đỏ Luồng vàng
Kiểm hóa &
Hồ sơ Kiểm tra hồ sơ
Khai hải quan
Thông quan hàng hóa
Vận chuyển và giao hàng Quyết toán Airport to airport Door to door (Nguồn: phòng giao nhận)
Hình 2.11: Sơ đồ thực trạng quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại Bee Logistics Corporation
2.3.1 Tiếp nhận yêu cầu khách hàng
Bee logistics là một doanh nghiệp giao nhận vận tải quốc tế với công việc chính là giao nhận vậy nên tìm kiếm khách hàng và tạo niềm tin là công việc đầu tiên và tiên quyết của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Như đã trình bày ở trên với đa dạng dịch vụ và hình thức vận chuyển quốc tế nên Bee logistics hiện tại là một trong những lựa chọn số một khi khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ vận tải đa quốc gia. Vậy nên Bee đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm khách hàng ở trong nước cũng như ngoài nước bằng cách xây dựng các chi nhánh ở các Quốc gia đó kèm theo một hệ thống quản lý vận đơn trực quan, dễ sử dụng để tạo lòng tin cho khách hàng. Khâu tìm kiếm khách hàng là bước đầu tin trong quy trình nhận hàng nhập khẩu của công ty bởi đây là bước thiết lập điều kiện để tiếp tục các bước tiếp theo.
Tìm kiếm khách hàng tại Bee Logistics có nhiều hình thức như quảng bá hình ảnh dịch vụ trên các nền tảng mạng xã hội, Google, các tạp chí ngành cũng như những trang đánh giá chất lượng dịch vụ logistics. Với hình thức này ngoài mục đích tiếp cận khách hàng thì mục tiêu chính đó là tăng mức độ nhận diện thương hiệu và giúp khách hàng dễ dàng trong việc tra cứu và tìm hiểu về doanh nghiệp để quyết định lựa chọn doanh nghiệp. Ngoài ra đội ngũ nhân viên phòng kinh doanh nỗ lực tiếp cận khách hàng mục tiêu ngay tại địa phương với năng lực tư vấn và am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực logistics sẽ mang lại một số lượng lớn khách hàng có nhu cầu.
Sau khi tìm kiếm khách hàng thì phòng kinh doanh tiến hành báo giá các dịch vụ như: phí làm hàng, phí thủ tục thông quan, phí giao hàng, cước phí chuyên chở (nếu có),… và ký hợp đồng giao nhận thì chính thức.
Sau đây là quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không của Bee Logistics thực hiện với thông tin như sau (chi tiết HAWB ở phụ lục trang 94):
Bảng 2.8: Thông tin đơn hàng
Khách hàng Dịch vụ Tên Hàng Phí dịch
vụ Cảng đi Cảng đến Hoya Lens
Vietnam LTD Vận chuyển hàng không
Liquid Filter SF- 050 1.500.000 VND FUKUOKA DAD 2.3.2 Chuẩn bị chứng từ
Sau khi phòng kinh doanh tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng và nhận bộ chứng từ mà shipper đã gửi bản scan cho Cnee trước đó (Pre – Alert) với mục đích để cho khách hàng chủ động trong việc chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục hải quan cũng như các thao tác nhận hàng sau đó. Bộ hồ sơ Pre – Alert có thể gồm các loại chứng từ sau: ‐ Arrival notice ‐ AWB ‐ Invoice ‐ Packing list ‐ Flight Information
Hiện nay tại cảng hàng không Đà Nẵng (DAD) có hai kho hàng chính đó là VIAGS (Vietnam Airlines Cargo services) và SAGS (công ty CP PVMĐ Sài Gòn). Khi thực hiện thủ tục thì sẽ có sự khác nhau giữa các nhà khai thác dịch vụ nhưng về cơ bản thì cả hai đều tuân theo những nguyên tắc nhất định. Dưới đây là quy trình chuẩn bị chứng từ trước khi nhận hàng hóa nhập khẩu tại sân bay Đà Nẵng do Bee Logistics thực hiện.
2.3.2.1 Airport to airport (Giao hàng từ sân bay đến sân bay)
Đây là phương thức mà các công ty forwarder như Bee Logistics chỉ chịu trách nhiệm khi hàng hóa ở giữa 2 đầu cảng đi và đến còn trách nhiệm sau đó như thông quan hàng hóa hay là các thủ tục để nhận hàng từ kho thì Cnee là người trực tiếp thực hiện. Đối với phương thức này khâu chuẩn bị chứng từ được diễn ra theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Khi hàng chuẩn bị đến kho hàng tại sân bay Đà Nẵng thì hãng hàng không gửi thông báo hàng đến (Arrival notice) cho Cnee qua email. Thông tin quan trọng nhất đó chính là ngày giờ chính xác mà hàng sẽ có mặt tại kho. Sau đó nhân
viên giao nhận đến phòng chứng từ của hãng hàng không nhận bộ chứng từ gốc mà shipper gửi kèm hàng hóa sau đó tiến hành đối chiếu với Pre-Alert được nhận trước đó đảm bảo thông tin trùng khớp và không có sai sót nào đáng kể.
Bước 2: Phòng chứng từ tiến hành fax hoặc gửi email thông báo hàng đến cho khách hàng với thông tin cụ thể bao gồm: số vận đơn, chuyến bay, thông tin người gửi, tên hàng hóa, trọng lượng, số kiện hàng, chi phí phải thanh toán, thời hạn thanh toán,… và sau đó chuẩn bị bộ chứng từ gốc để giao cho khách hàng:
‐ ‐ AWB
‐ Invoice
‐ Cargo Manifesh
‐ Packing list
Ngoài ra còn một số chứng từ đặc thù như chứng nhận kiểm dịch hoặc chứng nhận chất lượng hàng hóa và các chứng nhận liên quan khác.
Bước 3: Phòng chứng từ tiến hành ủy quyền sở hữu bộ chứng từ với điều kiện khách hàng phải xuất trình được các giấy tờ chứng minh là chủ của lô hàng như giấy giới thiệu của tổ chức hoặc giấy tờ tùy thân đối với khách hàng cá nhân.
Sau khi Cnee nhận được chứng từ thì nhiệm vụ của Bee Logistics đã hoàn thành. Tất cả các công việc tiếp sau đó để nhận được hàng bao gồm như: lên tờ khai, làm thủ tục thông quan, nhận hàng và vận chuyển thì Cnee sẽ tự mình thực hiện.
Lưu ý: tất cả các giấy tờ đều được photo lưu trữ hồ sơ nhằm đối chiếu rà soát cho quá trình khiếu nại (nếu có) về sau.
2.3.2.2 Door to door (Giao hàng từ kho đến kho)
Đây là hình thức mà các công ty forwarder sẽ lo hết thủ tục nhận hàng và sau đó vận chuyển hàng đến tận kho của Cnee (tùy vào điều kiện giao hàng Incoterms). Đây cũng là hình thức mà hầu hết các Cnee hiện nay đều sử dụng bởi sự tiện lợi và nhanh chóng của nó. Hình thức này khắc phục được hạn chế chuyên môn của các
công ty không chuyên trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng như sự đứt gãy trong quá trình hợp tác với các bên thứ ba.
Đây cũng là hình thức mà Bee Logistics sẽ thực hiện với quy trình nhận hàng nhập khẩu cho đơn hàng này. Hình thức Door to door thì các bước đầu cũng gần như tương tự với hình thức Airport to airport, các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Phòng kinh doanh sẽ nhận bộ chứng từ scan qua email hoặc fax (Pre- Alert) từ đối tác từ nước ngoài tương tự như bước 1 của Airport to airport. (Chi tiết
bộ chứng từ tại phụ lục)
Bước 2: Nhận thông báo hàng đến (Arrival notice) từ hãng hàng không
(Nguồn: Phòng chứng từ)
Hình 2.12: Thông báo hàng đến (Arrival Notice)
‐ Thời gian khởi hành dự kiến ETD: 06-Mar-22 11:20
‐ Thời gian đến cảng VNDAD dự kiến ETA: 07-Mar-22 18:00
Sau đó nhân viên giao nhận sẽ liên hệ với khách hàng để nhận giấy giới thiệu (giấy ủy quyền nhận hàng để Bee Logistics có quyền thay thế người nhận được ghi trên AWB nhận lô hàng này) sau đó mang chứng từ đến đến phòng chứng từ của hãng hàng không lấy lệnh giao hàng D/O (Delivery order). Các chứng từ cần thiết để làm lệnh giao hàng bao gồm:
‐ Giấy giới thiệu (bản gốc)
‐ Arrival notice (bản photo)
‐ AWB (bản gốc số 2)
‐ Giấy tờ tùy thân của người làm lệnh D/O
Bước 3: Khi nhân viên giao nhận làm lệnh giao hàng D/O thì phải đóng các loại phí như: phí làm lệnh giao hàng D/O, phí THC (Terminal handling Charge): phí bốc dỡ hàng tại cảng hàng không, Phí SCC (Security Charge): phí soi hàng hóa tại cổng an ninh,…
Ngoài ra, phòng chứng từ cần chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết cho quá trình lên tờ khai Hải quan cũng như đăng ký kiểm hóa (nếu cần). Đối với các loại hàng nhập có điều kiện thì cần có giấy chứng nhận của các bộ ngành liên quan, ví dụ như thuốc, vật tư y tế,… phải cần có giấy phép của Bộ Y tế hoặc là tranh ảnh, sách, báo, … cần có giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2.3.3 Khai Hải quan
2.3.3.1 Lên tờ khai
Đây là bước khai báo thông tin lô hàng với bộ phận kiểm tra của Hải quan để bộ phận kiểm tra nắm thông tin và đưa ra quyết định cho phép hay không cho phép thông quan. Hiện nay tại Việt Nam việc lên tờ khai và truyền tờ khai được thực hiện trực tuyến thông qua các phần mềm kết nối với cổng dữ liệu của Hải quan Việt Nam. Tại Bee Logistics sử dụng phần mềm ECUS5-VNACCS để khai báo Hải quan điện tử.
Tại Bee Logistics thì công việc lên tờ khai hải quan là nhiệm vụ của phòng chứng từ khi nhận được yêu cầu từ nhân viên giao nhận hiện trường nhằm kịp thời khai báo và hỗ trợ cho quá trình nhận hàng. Ngoài việc lên tờ khai thì phòng chứng từ còn nhận kết quả tờ khai và chuẩn bị các loại giấy tờ khác (nếu có phát sinh) để nhân viên giao nhận hiện trường tiến hành các thủ tục thông quan và nhận hàng.
Cần chuẩn bị đầy đủ thông tin về đơn hàng để tránh trường hợp sai sót khi lên tờ khai gây khó khăn trong việc xử. Những thông tin này được lấy từ bộ chứng từ mà Shipper gửi kèm hàng hóa hoặc là gửi trước hàng hóa.
Dưới đây là một số hình ảnh khi lên tờ khai điện tử bằng phần mềm ECUS5 cho đơn hàng này:
Hình 2.13: Vận đơn hàng không
Dựa vào vận đơn hàng hóa trên, phòng chứng từ tiến hành lên tờ khai Hải quan với nội dung cụ thể qua các hình ảnh như sau:
(Nguồn: Phòng chứng từ)
Hình 2.14: Lên tờ khai bằng phần mềm ECUS5-VNACCS (1)
Điền các trường thông tin cơ bản trong tờ khai như sau:
‐ Mã loại hình: A11 (nhập khẩu hàng kinh doanh tiêu dùng).
‐ Cơ quan Hải quan: 34ZZ (Cục Hải quan TP Đà Nẵng).
‐ Mã hiệu phương thức vận chuyển: 1 (Đường không).
‐ Người nhập khẩu: Công ty cổ phần giao nhận vận tải con Ong.
‐ Địa chỉ: 39B Trường sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
‐ Người ủy thác nhập khẩu: Hoya Lens Vietnam Ltd – Quang Ngai Branch.
‐ Người xuất khẩu: F-TECH INC.
(Nguồn: Phòng chứng từ)
Hình 2.15: Lên tờ khai bằng phần mềm ECUS5-VNACCS (2)
‐ Số vận đơn: YJP39018825
‐ Số lượng kiện hàng: 1 TI
‐ Trọng lượng hàng (Gross): 0.8 KMS
‐ Ngày hàng đến: 07/03/2022
‐ Địa điểm xếp hàng: FUKUOKA
(Nguồn: Phòng chứng từ)
Hình 2.16: Lên tờ khai bằng phần mềm ECUS5-VNACCS (3)
‐ Mã HS: 842129
‐ Trọng lượng hàng hóa: 0.8 KMS
‐ Đơn giá: 3.9 USD
‐ Tổng giá trị: 1.560 USD
2.3.3.2 Nhận tờ khai
Sau khi phòng chứng từ hoàn thành tờ khai và truyền tờ khai thành công thì hệ thống sẽ xử lý tờ khai đó. Thông thường sẽ có kết quả ngay nhưng có những trường hợp thời gian chờ lâu hơn. Với lô hàng trên, sau khi truyền tờ khai thì nhận được tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan), thông tin cụ thể như sau:
(Nguồn: Phòng chứng từ)
Hình 2.17: Tờ khai Hải Quan
‐ Mã phân loại kiểm tra 2 (luồng vàng): Kiểm tra hồ sơ như đã trình bày. Ở bước này, tại công ty đang gặp phải một hạn chế là số lượng đơn hàng bị phân loại mã kiểm hóa 2 và 3 rất nhiều, được làm rõ ở mục 2.4.2.1.
2.3.4 Kiểm hóa và hồ sơ
Đây là bước kiểm tra thủ công hàng hóa của Hải Quan khi tờ khai Hải quan hàng hóa phân luồng 3 (luồng đỏ) còn các phân luồng khác không cần thông qua bước này mà trực tiếp làm thủ tục nhận hàng và vận chuyển. Sau khi Hải quan tiếp nhận tờ khai có mã phân luồng 3 thì tờ khai được truyền đến bộ phận kiểm hóa và tiến hành các bước kiểm tra.
Thông thường những đơn hàng nhận được mã phân luồng 3 là những đơn hàng thiếu chứng từ liên quan đến nguồn gốc xuất xứ (C/O), giấy kiểm dịch, giấy kiểm định chất lượng hoặc các loại giấy phép cần thiết cho quá trình nhập khẩu. Ngoài ra,