ST
T hiệuSố Kích thước (dài x rộngmm)
1 1 2.438 x 6.058 2 2H 2.438 x 3.175 3 2C 2.235 x 3.175 4 2 2.438 x 3.175 5 2A 2.235 x 3.175 6 2D 2.235 x 3.175 7 3 2.235 x 3.175
(Nguồn: Airborne Pallets and Container Reference Book, Boeing)
‐ Container theo tiêu chuẩn của IATA (hình ảnh phụ lục A, trang 90): là những container sản xuất chuyên dụng để chuyên chở hàng hóa bằng máy bay, không thích hợp với chuyên chở hàng hóa bằng các phương tiện vận tải khác như ô tô, tàu biển,…Loại container này bao gồm các kiểu như dưới bảng sau:
Bảng 1.2: Phân loại container theo chuẩn của IATAST ST T Số hiệu dạng IATAMã nhận Kích thước (dài, rộng) mm Thể tích (m3) Trọng lượnghàng (kg) 1 1-M2 AG 6.054 x 2.438 32,90 10.206 2 2H-M1H AM 3.175 x 2.438 21,90 6.486
3 2-M1 AM 3.175 x 2.438 17,90 6.486 4 2A-M3 AA 3.175 x 2.235 15,80 6.384 5 8-LD4 AQ-DQ 2.438 x 1.534 05,70 2.322 6 6-LD5 AL 3.175 x 1.534 07,40 2.903 7 5-LA9 AA 3.175 x 2.235 10,80 5.706 8 6-LD11 AL 3.175 x 1.534 07,10 2.889
(Nguồn: Airborne Pallets and Container Reference Book, Boeing)
Ngoài ra còn loại container đa phương thức: loại này không chỉ dùng trong chuyên chở hàng hóa bằng máy bay, nó có thể dùng cho chuyên chở bằng các phương tiện vận tải khác. Đối với máy bay, loại này được chuyên chở trên boong chính.
1.3 NỘI DUNG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNGĐƯỜNG HÀNG KHÔNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
(Nguồn: tổng hợp từ Tổng Cục Hải quan, Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI))
1.3.1 Tiếp nhận yêu cầu khách hàng
Đối với hoạt động nhận hàng hóa nhập khẩu, có hai đối tượng khách hàng:
Tiếp nhận yêu cầu khách hàng Chuẩn bị nhận hàng Dỡ hàng và thông quan Vận chuyển hàng hóa đến người nhận Thanh toán hợp đồng Hủy đơn hàng Từ chối Đồng ý Luồng xanh Luồng đỏ Luồng vàng
Giải quyết khiếu nại (nếu có)
Kiểm hóa &
Hồ sơ Kiểm tra hồ sơ
‐ Khách hàng trong nước ủy thác: là khách hàng trong nước yêu cầu công ty làm các thủ tục pháp lý để nhận hàng.
‐ Khách hàng là đối tác đại lý giao nhận: là những công ty giao nhận, hãng hàng không,… hợp tác với công ty giao nhận tại cảng đến để hoàn tất phần thủ tục còn lại sau đó tiến hành giao hàng cho người nhận.
Sau khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và tiến hành đàm phán để đi đến kết luận chung, nếu quyết định là đồng ý thì tiến hành ký hợp đồng và chuẩn bị các bước tiếp theo. Nếu không đáp ứng được yêu cầu của cả hai bên thì hủy đơn hàng.
1.3.2 Chuẩn bị nhận hàng
Là các công việc chuẩn bị chứng từ liên quan, lên kế hoạch nhận hàng, cũng như phương tiện vận chuyển nội địa. Với vận tải hàng không quốc tế thì sẽ có 2 trường hợp nhận hàng, một là Cnee trực tiếp nhận hàng ở kho hay sân bay, hai là sẽ ủy quyền cho forwarder nhận hàng thay và vận chuyển hàng đến đích.
Nếu ở trường hợp Cnee trực tiếp nhận hàng thì trách nhiệm của forwarder là sau khi nhận được thông báo hàng đến (Arrival notice) từ hãng hàng không vận chuyển cấp vận đơn (theo công ước Vac-sa-va thì người chuyên chở có trách nhiệm thông báo ngay cho người nhận hàng, người giao nhận, đại lý ở nước nhập khẩu khi hàng hóa được vận chuyển để họ đi nhận hàng) thì phải lên sân bay nhận bộ chứng từ gửi kèm theo hàng hóa. Sau đó thu hồi vận đơn gốc và làm thủ tục phát lệnh giao hàng D/O để Cnee làm các thủ tục khác và nhận hàng. Trong trường hợp forwarder là đại lý gom hàng lẻ thì phải nhận nguyên lô hàng bằng vận đơn của hãng bay (Master Airway Bill) sau đó giao cho các chủ hàng lẻ và thu hồi vận đơn gom hàng (House Airway Bill).
Nếu forwarder được ủy quyền nhận hàng thay sau đó vận chuyển hàng đến đích thì ngoài việc thu lại vận đơn gốc của vận đơn chủ (Master Airway Bill) hay vận đơn gom hàng (House Airway Bill), forwarder còn phải yêu cầu Cnee phải cung cấp thêm các chứng từ sau:
‐ Giấy phép nhập khẩu (nếu có)
‐ Bản kê khai chi tiết hàng hóa (Packing List)
‐ Hợp đồng mua bán ngoại thương (Contract)
‐ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
‐ Tờ khai hàng nhập
‐ Giấy chứng nhận phẩm chất (nếu có)
‐ Các loại giấy tờ khác nếu quá trình làm thủ tục phát sinh thêm.
Dưới đây là các bước cụ thể khi forwarder thực hiện hoạt động giao nhận dưới sự ủy quyền của Cnee trong quá trình chuẩn bị chứng từ nhận hàng:
Bước 1: Nhận chứng từ qua mail bao gồm AWB và các chứng từ liên quan bằng
bản scan với mục đích chuẩn bị các giấy tờ liên quan để làm thủ tục nhập khẩu.
Bước 2: Xác định và phân loại hàng đến để xác định các loại thuế phải nộp.
Ngoài ra còn thực hiện các nghiệp vụ như xin giấy phép nhập khẩu, kiểm tra chất lượng hoặc kiểm dịch cho lô hàng (nếu cần)
Bước 3: Nhận thông báo hàng đến từ hãng vận tải tại sân bay (Notice of arrival)
trước ngày hàng đến, cần theo dõi để chủ động cho việc làm thủ tục thông quan nhập khẩu như thời gian hàng đến, kho lưu giữ hàng chờ thông quan, các loại phí phải nộp,….
Bước 4: Khi hàng đến, cần thu lại HAWB bản gốc, đến hãng hàng không hoặc
đại lý của họ để nộp các khoản phí như: phí lệnh giao hàng (D/O), phí làm hàng (Handling), phí lao vụ (labor fee),… và nhận lệnh giao hàng D/O cùng bộ chứng từ gửi kèm hàng hóa.
Bước 5: Mở tờ khai hải quan tiến hành khai báo thông tin lô hàng sau đó hệ
thống tự phân luồng hàng hóa:
‐ Luồng xanh: có nghĩa là hàng hóa thuộc loại không cần kiểm hóa mà được thông quan ngay trên hệ thống và không cần làm thêm bước nào nữa. Sau khi nhận tờ khai Hải quan luồng xanh đơn vị giao nhận có thể trực tiếp đến làm thủ tục nhận hàng tại kho hàng.
‐ Luồng vàng: là loại hàng hóa bị Hải quan kiểm tra bộ chứng từ nhưng không cần kiểm hóa hàng hóa. Không như luồng xanh, với luồng vàng thì cần mang bộ chứng từ giấy của lô hàng đến Hải quan tại cảng hàng không để kiểm tra và nhận quyết định thông quan nếu không có thêm sai phạm nào.
‐ Luồng đỏ: là loại hàng hóa bị Hải quan kiểm tra bộ chứng từ giấy lẫn kiểm tra thủ công toàn bộ lô hàng, quá trình này được gọi là kiểm hóa. Nhân viên
Hải quan sẽ đến địa điểm lô hàng đang được lưu kho, thông thường sẽ yêu cầu đưa hàng ra bãi để thuận tiện cho việc kiểm tra thủ công. Sau khi kiểm tra chứng từ và hàng hóa, nếu không có gì sai phạm thì sẽ được thông quan. Thông thường các trường hợp bị phân luồng Hải quan đỏ là các lô hàng thiếu chứng nhận xuất xứ C/O, hoặc trong lịch sử thông quan của công ty đó có nhiều lần sai phạm. Nếu trường hợp sai phạm tiếp diễn thì có thể dẫn đến cấm xuất nhập khẩu đối với công ty đó.
1.3.3 Dỡ hàng và thông quan
‐ Mang lệnh giao hàng D/O đến Hải quan làm thủ tục, chuẩn bị thủ tục kiểm hóa hàng hóa nếu cần và nộp các loại thuế liên quan.
‐ Sau khi hoàn thành thủ tục Hải quan, mang bộ chứng từ đến văn phòng của hãng vận tải tại sân bay để xác nhận D/O.
‐ Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.
1.3.4 Vận chuyển hàng hóa đến tay người nhận
Sau khi nhận hàng từ kho hàng của cảng hàng không, tiến hành sắp xếp phương tiện vận chuyển để lấy hàng ra khỏi sân bay sau đó tiến hành giao cho người nhận. Có thể giao tại kho người nhận hoặc địa điểm khác đã thỏa thuận.
Thông thường khâu vận chuyển hàng hóa đến cho người nhận phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng ngoại thương mà hai bên đã ký kết. Nhưng đặc biệt đối với những mặt hàng vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không thì giá trị tương đối lớn và mang tính quan trọng đối với Cnee nên họ thường là người trực tiếp vận chuyển từ cảng hàng không về kho của mình hoặc ủy quyền cho forwarder trực tiếp giao đến chứ sẽ không thông qua một bên vận chuyển nào nữa tránh trường hợp mất mát hàng hóa và khó quy trách nhiệm để khiếu nại hay xử lý.
1.3.5 Giải quyết khiếu nại (nếu có)
Sau khi đã giao hàng cho Cnee, nếu nhận được khiếu nại về chất lượng hoặc số lượng của lô hàng. Tiến hành xác minh và có các biện pháp xử lý để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng của mình.
1.3.6 Thanh toán hợp đồng
Sau khi hoàn tất quá trình nhận hàng và giao hàng cho khách hàng thì tiến hành quyết toán. Là bước thu phí dịch vụ forwarding tùy vào số lượng công việc thực hiện mà báo giá với khách hàng, thông thường thì khâu báo giá là lúc mà forwarder ký hợp đồng nhận hàng với Cnee. Ngoài chi phí chính là phí dịch vụ thì cần thu thêm các loại phí mà forwarder nộp thay trong quá trình nhận hàng như chi phí vận chuyển hàng quốc tế (nếu chi phí thuê máy bay do Cnee đảm nhận), phí lưu kho, bãi, phí làm lệnh giao hàng D/O, phí lao vụ,…Tất cả các loại thuế liên quan như thuế nhập khẩu, thế VAT.
Các chi phí nộp phạt khi lô hàng nhập khẩu vi phạm Hải quan khi kiểm hóa và các chi phí liên quan như vận chuyển ra kho bãi kiểm hóa, phí kiểm hóa, phí chứng từ kiểm hóa và các loại phí liên quan cũng phải quyết toán với khách hàng.
1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY TRÌNH NHẬN HÀNG HÓA NHẬPKHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
1.4.1 Yếu tố khách quan
1.4.1.1 Cơ sở pháp lýNguồn luật Quốc gia Nguồn luật Quốc gia
‐ Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về giao nhận vận tải.
‐ Các loại hợp đồng và L/C đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK. Ví dụ: Luật, bộ luật, nghị định, thông tư: Bộ luật hàng hải 1990; Luật thương mại 2005; Nghị định 25CP, 200CP, 30CP.
‐ Quyết định của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải: QĐ số 2106 (23/08/1997) liên quan đến việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hóa tại cảng biển Việt Nam.
Nguồn luật Quốc tế