Đơn vị tính: triệu đồng 2019 2020 2021 2020 so với 2019 2021 so với 2020 Chênh lệch % Chênh lệch % Doanh thu 88.628 90.648 103.302 2.020 2,28 12.654 13,96 Chi phí 79.722 76.655 93.227 -3.067 -3,85 16.572 21,62 Lợi nhuận 7.125 11.194 8.060 4.070 57,12 -3.134 -28,00 (Nguồn: Phòng kế toán) 8.20% 12.74% 7.96%
Chi phí Lợi nhuận
(Nguồn: tổng hợp)
Hình 2.10: Tỷ trọng chi phí và lợi nhuận của Bee Logistic từ năm 2019-2021
Qua các kết quả trên ta có thể nhận thấy doanh thu của công ty trong 3 năm không ngừng tăng trưởng. Doanh thu công ty năm 2019, 2020, 2021 lần lượt là 88.628.000.000 đồng, 90.648.000.000 đồng, 103.302.000.000 đồng. So với năm 2019 thì năm 2020 tăng 2,28% tương đương 2.020.000.000 đồng, năm 2021 so với 2020 tăng 13,96% tương đương 12.654.000.000 đồng. Có thể thấy mức tăng doanh thu năm 2021 cao hơn rất nhiều so với năm 2020, tăng từ 2,28% lên đến 13,96%. Bởi vì trong thời gian này dịch bệnh Covid-19 đã lây lan mạnh trên phạm vi toàn cầu và có xu hướng giảm, tuy hoạt động ngoại thương vẫn bị ảnh hưởng đặc biệt là
các mặt hàng (1) giày dép, may mặc và (2) điện thoại, thiết bị điện tử tiêu dùng liên quan. Nhưng mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là nông sản và Trung Quốc chính là thị trường tiêu thụ chính. Mặt khác nông sản là mặt hàng thiết yếu và Trung Quốc thì nông nghiệp chưa thể khôi phục sản xuất vậy nên tăng lượng hàng nhập khẩu nông sản để phục vụ nhu cầu của người dân là điều mà Trung Quốc đã làm. Cùng với đó năm 2021 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm về đích với con số kỷ lục 668,54 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020 cũng có thể giải thích cho sự tăng trưởng doanh thu này.
Chi phí ba năm 2019, 2020, 2021 của công ty lần lượt là 79.722.000.000 đồng, 76.655.000.000 đồng, 93.277.727.000.000 đồng. So với năm 2019 thì năm 2020 chi phí giảm 3,85% tương đương 3.067.000.000 đồng nhưng năm 2021 so với năm 2020 lại tăng đến 21,62% tương đương 16.572.000.000 đồng. Nguyên nhân dẫn đến chi phí tăng cao là do công ty đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng như mở rộng phạm vi kinh doanh. Năm 2021 là năm mà tất cả các doanh nghiệp trong ngành giao nhận vận tải đều ghi nhận mức phát triển cao hơn so với những năm trước đây bởi nhu cầu tăng. Theo Báo cáo logistic Việt Nam năm 2021 của Bộ Công Thương, trong tháng 9 năm 2021, số doanh nghiệp vận tải, kho bãi đăng ký thành lập mới tăng 4,61%, số vốn tăng 43% so với cùng kỳ năm 2020. Không chỉ các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải Quốc tế như Bee Logistics mở rộng đầu tư mà ngành còn thu hút thêm một số lượng lớn các doanh nghiệp thành lập mới. Vậy nên chi phí tăng cao để phục vụ cho chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng phạm vi hoạt động là đúng đắn và doanh nghiệp phải thực hiện trong giai đoạn này.
Lợi nhuận sau thuế 3 năm của công ty lần lượt là 7.125.000.000 đồng, 11.194.000.000 đồng, 8.060.000.000 đồng. Tuy rằng chi phí năm 2021 tăng cao nhưng nhờ lợi thế cũng như chiến lược hoạt động đúng đắn của công ty thì vẫn có lợi nhuận nhưng không đạt được như kỳ vọng khi so với doanh thu. Một phần nguyên nhân đến từ bản chất của ngành giao nhận vận tải Quốc tế này, đây là ngành dịch vụ vậy nên chi phí hầu như là tiệm cận với doanh thu để giá cả phù hợp và cạnh tranh nhất có thể trong ngành. Có lợi nhuận khi mà công ty có phạm vi hoạt động rộng và các dịch vụ cung cấp đa dạng.
2.2.2 Phân tích bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần giao nhận vận tải conOng - Bee Logistics Corporation - chi nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm Ong - Bee Logistics Corporation - chi nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2019 - 2021