Các nguồn luật Quốc tế

Một phần của tài liệu CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONG – BEE LOGISTICS CORPORATION (Trang 40 - 55)

Tên Công ước Địa điểm và thời gian ký Tên gọi tắt

Tên Công ước Địa điểm và thời gian ký Tên gọi tắt

12/10/1929 1929

Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác-sa-va

Nghị định thư này ký tại Hague 28/91955

Nghị định thư Hague 1955 Công ước bổ sung cho công

ước Vác-sa-va được ký kết tại Guadalazala ngày 18/9/1961

Công ước

Guadalazala 1961

Hiệp định liên quan tới giới hạn của Công ước Vac-sa-va và nghị định thư Hague

Hiệp định này được thông

qua tại Montreal 13/5/1966 Hiệp định Montreal 1966

Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác-sa-va 12/10/1929 được sửa đổi bởi nghị định thư Hague 28/9/1995.

Nghị định này ký tại thành

phố Guatemala 8/3/1971 Nghị định thư Guatemala 1971

Nghị định thư bổ sung 1: nghị định thư sửa đổi công ước Vac-sa-va 1929

Nghị định thư này được kết tại Montreal ngày 25 tháng 9 năm 1975

Nghị định thư Montreal 1975 số 1

Nghị định thư bổ sung số 2: nghị định thư sửa đổi công ước Vac-sa-va 1929 đã được sửa đổi bằng Nghị định thư Hague 1955

Nghị định thư này được ký kết tại Montreal ngày 25/9/1975

Nghị định thư Montreal 1975 bản số 2

Nghị định thư bổ sung thứ 3: nghị định thư sửa đổi công ước Vac-sa-va 12/10/1929 đã được sửa đổi bởi các nghị định thư tại Hague ngày 28/9/1955 và tại thành phố Guatemala ngày 8/3/1971

Nghị định thư này được ký kết tại Montreal 25/9/1975

Nghị định thư Montreal năm 1975

Nghị định thư bổ sung số 4: nghị định thư sửa đổi công ước Warsaw 12/10/1929 đã được sửa đổi bởi nghị định thư Hague ngày 28/9/1955

Nghị định thư này ký kết tại Montreal Nghị định thư Montreal năm 1975 bản số 4 (Nguồn: thuvienphapluat.vn)

Các công ước, hiệp định, nghị định thư... chủ yếu sửa đổi bổ sung giới hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở hàng không đối với tai nạn về hành khách, thiệt hại về hàng hoá, hành lý và thời hạn thông báo tổn thất, khiếu nại người chuyên chở...

1.4.1.2 Các nhân tố môi trường

Khi vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không thì yếu tố môi trường là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình vận chuyển. Máy bay không thể nào di chuyển được trong lúc thời tiết quá xấu như mưa, bão, sương mù dày đặc,… nên có rất nhiều chuyến bay bị chậm so với dự kiến làm cho thời gian nhận hàng bị thay đổi gây khó khăn trong quá trình nhận hàng. Thậm chí xấu hơn có thể xảy ra tai nạn hàng không làm hư hại hàng hóa được vận chuyển cũng như tính mạng của con người.

Ngoài ra thời tiết xấu còn ảnh hưởng tới quá trình xếp dỡ và bốc hàng tại cảng đi lẫn cảng đến. Nó có thể làm hư hại hàng hóa nếu người làm nhiệm vụ bốc dỡ không cẩn thận và hậu quả sẽ rất nghiêm trọng vì giá trị hàng hóa lớn kèm theo đó là mức độ quan trọng của nó đối với Cnee. Thậm chí nó còn giảm sự tin tưởng của đối tác trong lĩnh vực vận chuyển cũng như trong các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa.

1.4.1.3 Cơ quan chức năng

Tất cả các quốc gia trên thế giới chứ không riêng Việt Nam, hoạt động kiểm tra hàng hóa trước khi nhập khẩu là hoạt động cần thiết bởi nó giúp cho quá trình này được tuân thủ theo pháp luật của quốc gia hiện hành. Nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm như nhập hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu để đảm bảo các lợi ích của người dân cũng như tuân thủ các nguyên tắc hòa bình, phát triển bền vững như những gì chúng ta đã cam kết với các tổ chức quốc tế mà trong đó Việt Nam là thành viên.

Tại Việt Nam thì hoạt động giám sát, kiểm tra và ra quyết định cho phép nhập khẩu hàng hóa được thực hiện bởi Tổng cục Hải quan – là cơ quan Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Hải quan, trực thuộc Bộ tài chính. Trực thuộc mỗi tỉnh của Tổng cục Hải quan là các Chi cục Hải quan, các Chi cục Hải quan này có thể thành lập các đội, tổ nghiệp vụ tại các địa điểm cần thiết như Cảng biển hay là Cảng hàng không để thuận tiện cho việc thực hiện nhiệm vụ.

Ngoài bộ phận Hải quan ra còn có các cơ quan liên quan ảnh hưởng đến quá trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không như đơn vị khai thác cảng, đơn vị quản lý kho, bãi, Tổng cục hàng không Việt Nam,…

1.4.2 Yếu tố chủ quan

1.4.2.1 Hàng hóa nhập khẩu

Bản thân hàng hóa là một yếu tố ảnh hưởng bởi đây là đối tượng chính của hoạt động nhận hàng nhập khẩu. Phẩm chất hàng hóa cũng như cách đóng gói hàng hóa có thể quyết định đến các thủ tục cần thiết cho quá trình nhận hàng. Chẳng hạn như các mặt hàng đặc thù của lĩnh vực y tế phải có giấy phép của Bộ y tế, sách báo phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ thông tin và Truyền thông, thực phẩm phải có giấy kiểm dịch hàng hóa,…

1.4.2.2 Thủ tục hải quan

Đây là khâu không thể thiếu trong hoạt động nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không, tính cần thiết của nó cũng được trình bày rõ ở mục 1.4.2.3. Tùy vào từng loại hàng hóa, từng hoàn cảnh mà có các thủ tục khác nhau cũng như thời gian xử lý khác nhau. Phải hoàn tất thủ tục Hải quan thì hàng hóa mới được công nhận là nhập khẩu thành công và được phép tiêu dùng hoặc buôn bán trong nước.

Đây là khâu quan trọng và phức tạp trong hoạt động nhận hàng hóa nhập khẩu bởi nó liên quan đến các thủ tục hành chính cũng như đòi hỏi phải có kiến thức về luật. Thông thường thì shipper và Cnee thường ủy quyền cho forwarder thực hiện thay vì không có nhiều chuyên môn trong lĩnh vực này. Forwarder thường có kinh nghiệm trong hoạt động giao nhận nên khi ủy quyền giúp các đơn vị mua bán tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí đáng kể.

1.4.2.3 Chứng từ và bộ hồ sơ giao nhận

Trong hoạt động ngoại thương thì bộ chứng từ và hồ sơ giao nhận là những tài liệu không thể tách rời khỏi hàng hóa khi hai bên thực hiện trao trao đổi buôn bán. Thứ nhất nó là điều kiện cần và đủ để chứng minh sự tồn tại hợp pháp của lô hàng, nó cũng giống như giấy tờ tùy thân của một người. Thứ 2 là nó phục vụ cho quá trình sở hữu hợp pháp của lô hàng cũng như đơn giản hóa quá trình giao nhận mà

vẫn đảm bảo được tính an toàn cho cả hai bên. Tóm lại thì khi có bộ chứng từ của lô hàng hóa thì Cnee mới được công nhận là người nhận hàng hợp pháp và lô hàng không được giao cho ai khác ngoài người được ghi trên chứng từ (có trường hợp ngoại lệ là khi hai bên ký hợp đồng L/C thì người nhận là Ngân hàng thanh toán và sử dụng vận đơn ký hậu – có thể chuyển giao lại hàng hóa cho người khác nhận hàng).

1.4.2.4 Phương tiện vận chuyển nội địa

Vận chuyển nội địa là hoạt động gắn liền với vận chuyển quốc tế, đơn giản vì shipper cũng như Cnee không phải lúc nào cũng ở 2 đầu cảng đi và cảng đến. Trên thực tế thì cả hai ở xa hoặc rất xa nên phương tiện vận chuyển nội địa sẽ giúp hàng hóa của shipper đến được cảng hàng không để xuất khẩu cũng như giúp hàng hóa của Cnee được đưa từ cảng hàng không về kho của mình.

Phương tiện vận chuyển nội địa sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới thời gian mà Cnee nhận được hàng, chất lượng hàng hóa trong lúc vận chuyển. Trong thực tế vận chuyển nội địa gặp nhiều rủi ro hơn so với vận chuyển quốc tế, xác suất các vụ tai nạn nội địa cũng như rủi ro thất thoát và hư hại hàng hóa cao hơn nhưng lại khó quy trách nhiệm để xử lý.

1.4.2.5 Đại lý ở nước ngoài

Đây là đơn vị rất quan trọng trong hoạt động nhận hàng hóa nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không bởi vì ở các thị trường mà đơn vị forwarder được ủy quyền nhận hàng nhập khẩu không có văn phòng đại diện hay chi nhánh thì đơn hàng ủy quyền này đến từ đối tác là đại lý nước ngoài. Tất cả các chứng từ liên quan đến hàng hóa cũng như thông tin về lô hàng thì đơn vị nhận hàng tại nước nhập khẩu phụ thuộc hoàn toàn vào các đại lý nước ngoài.

Có thể coi đại lý ở nước ngoài là cầu nối hay là một mắt xích quan trọng trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu khi mà các thị trường khác nhau nhưng nguồn lực của forwarder chưa đủ để có thể lập các văn phòng đại diện hoặc chi nhánh chính thức để thực hiện.

Nghiệp vụ của người giao nhận hầu như quyết định đến thời gian diễn ra quá trình nhận hàng nhập khẩu tại cảng hàng không. Kỹ năng chuẩn bị chứng từ, am hiểu quy trình, hiểu rõ sơ đồ các phòng làm thủ tục, mối quan hệ với các phòng chứng từ của hãng hàng không và kho hàng của người giao nhận giúp cho quá trình nhận hàng diễn ra nhanh chóng và hạn chế sai sót. Ngoài ra nghiệp vụ phối hợp với Hải quan để kiểm hóa hàng hóa là nghiệp vụ quan trọng nhằm nhanh chóng giải quyết các vi phạm để sớm nhận hàng cho khách hàng.

1.4.2.7 Hãng hàng không vận chuyển quốc tế

Mỗi hãng hàng không vận chuyển sẽ có một chính sách và thủ tục vận chuyển hàng hóa khác nhau như thời gian xếp hàng lên máy bay trước khi bay, thời gian phát hành vận đơn, quy trình cân và soi hàng hóa, các thủ tục cần thiết để vận chuyển hàng hóa, thời gian mà hàng chờ được vận chuyển từ máy bay ra kho hàng tại kho hàng hóa để người nhận thực hiện hoạt động nhận hàng. Tất cả các yếu tố đó đều ảnh hưởng đến quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không.

Ngoài ra hãng hàng không vận chuyển quốc tế còn ảnh hướng đến phạm vi nhận hàng hóa. Ví dụ có một lô hàng nhập khẩu từ Đài loan về Đà Nẵng, Việt Nam nhưng hiện tại chưa có hãng hàng không nào khai thác chuyến bay này vậy nên hàng sẽ vận chuyển từ Đài Loan về Việt Nam và được trung chuyển qua sân bay Nội Bài ở Hà Nội rồi sau đó mới được vận chuyển đến Đà Nẵng bằng một hãng hàng không nội địa Việt Nam khác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng trong hoạt động ngoại thương, là mạch cầu nối giữa các nền kinh tế nó chứa đựng nhiều quy trình phức tạp và đòi hỏi các tổ chức có chuyên môn và kinh nghiệm để thực hiện. Trong chương 1 này chúng ta tập trung tìm hiểu về lý thuyết của quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không; Các khái niệm liên quan như nhập khẩu là gì? hoạt động giao nhận là gì? Các đặc điểm của hoạt động nhận hàng bằng đường hàng không và các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình nói trên. Tìm hiểu lý thuyết giúp chúng ta một cái nhìn tổng quát và tạo cơ sở nền tảng để thực hiện tiếp chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONG - BEE LOGISTICS CORPORATION - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONG - BEE LOGISTICS CORPORATION - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần giao nhận vận tải con Ong - Bee Logistics Corporation - chi nhánh Đà Nẵng

Lịch sử hình thành

Tên công ty: CÔNG TY GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONG – BEE LOGISTICS CORPORATION

Ngày thành lập: 01/10/2004

Số lượng nhân viên: 900 nhân sự (2021)

Số lượng văn phòng: 35 tại Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và thiết lập đại diện tại Australia và Malaysia.

Vốn 18,16 triệu USD

Địa chỉ văn phòng chính: Tầng 2 Toà nhà Hải Âu, 39B Đường Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Điện thoại: (+84 28) 62647272

Chi nhánh Đà Nẵng

‐ Ngày thành lập: 01/07/2007

‐ Số lượng nhân viên: 53 nhân sự (2021)

‐ Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà trực thăng Miền Trung, Nguyễn Văn Linh, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng

Lịch sử phát triển

02/04/2005 Thành lập chi nhánh Hà Nội 01/07/2007 Thành lập chi nhánh Đà Nẵng

19/06/2007 Chính thức là thành viên của VIFFAS

09/10/2007 Thành lập BeeGen Distrilution, chuyên về logistics nội địa 01/01/2008 Thành lập Dolphin Sea & Air Service Corp., chuyên về hàng

gom

2009 Chính thức là thành viên của FIATA 12/11/2010 Được cấp chứng chỉ ISO 9001:2008

01/01/2011 Sáp nhập beegen Distrilution vào Bee Logistics Corporation 03/08/2011 Có Giấy phép Kinh doanh Vận tải Đa phương thức Quốc tế 05/09/2011 Thành lập chi nhánh Phnom Penh

16/09/2011 Có Giấy phép Hoạt động Đại lý Hải quan 20/11/2011 Hoàn tất đăng ký OTI-NVOCC

04/05/2012 Thành lập chi nhánh Lạng Sơn 22/03/2012 Thành lập chi nhánh Thái Lan 15/01/2013 Thành lập chi nhánh Yangon

28/02/2013 Thành lập văn phòng đại diện tại Nam Định 31/12/2013 Thành lập văn phòng đại diện tại Nha Trang 23/01/2015 Thành lập văn phòng đại diện tại Bắc Ninh 17/04/2015 Thành lập văn phòng đại diện tại Hải Dương 2017 Thành lập chi nhánh Ấn Độ

25/06/2018 Thành lập chi nhánh Đài Loan

Một số danh hiệu

Top 10 Công ty Logistics uy tín.

Giải thưởng ABA, giải thưởng chính thức của ASEAN do Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) tổ chức thường niên từ năm 2007.

Nằm vị trí 63 trong top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.

2.1.2 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ các phòng ban của công ty cổ phần giaonhận vận tải con Ong - Bee Logistics Corporation - chi nhánh Đà Nẵng nhận vận tải con Ong - Bee Logistics Corporation - chi nhánh Đà Nẵng

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Phòng nhân sự)

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ phòng ban

Là một công ty chuyên về lĩnh vực giao nhận vận tải với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cũng như đầy nhiệt huyết, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban cụ thể như sau:

Phòng nhân sự

Chịu hoàn toàn trách nhiệm về mảng nhân sự của công ty bao gồm tuyển dụng, đào tạo và phát triển, quản lý nhân lực và quản lý các chế độ lương thưởng, quyền lợi khác của nhân viên.

Nhiệm vụ chính của phòng nhân sự đó là thực hiện các quyết định thay đổi nhân sự trong doanh nghiệp, tổ chức các cuộc họp cho ban quản lý, tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực, giải quyết khiếu nại về vấn đề của nhân viên công ty.

Phòng kinh doanh GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG CHỨNG TỪ PHÒNG KINH DOANH PHÒNG GIAO NHẬN PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG NHÂN SỰ

Có vai trò đặc biệt trong công ty, là bộ phận thực hiện hoạt động tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường. Nhân viên phòng kinh doanh có khả năng tư vấn và đàm phán tốt để thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ, ngoài ra còn có mối quan hệ tốt với các đối tác như đơn vị vận chuyển cũng như là các doanh nghiệp giao nhận khác. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ:

‐ Lên kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá các hoạt động xuất nhập khẩu và theo dõi tình hình xuất nhập khẩu của công ty.

Một phần của tài liệu CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONG – BEE LOGISTICS CORPORATION (Trang 40 - 55)