Chƣơng 2 HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC
2.3. Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học trung đại
2.3.2. Nghệ thuật tạo dựng yếu tố kỳ ảo trong truyện truyền kỳ
Theo PGS. TS Lê Nguyên Cẩn: “Cái kỳ ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật, nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thường, độc đáo… Nó có mặt trong văn học dân gian, văn học
viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên trục thực - ảo, và tồn tại độc lập, không hòa tan vào các dạng thức khác của trí tưởng tượng” [6;12].
Trong văn học Việt Nam, yếu tố kì ảo sớm xuất hiện trong văn học dân gian gắn với nhận thức có phần thô sơ về thế giới nhƣ các vị thần sáng lập thế giới, giữa con ngƣời và muôn loài có sự tƣơng thông lẫn nhau…
Đến văn học trung đại, yếu tố kì ảo đƣợc gắn bó chặt chẽ với các triết thuyết của Phật giáo và Lão Trang. Nếu nhƣ Nho giáo không khuyến khích hƣ cấu, tƣởng tƣợng, không đề cao chuyện “quái, lực, loạn, thần” thì ngƣợc lại học thuyết “vạn pháp duy tâm tạo” (toàn bộ thế giới là hình ảnh do tâm tạo ra) của Đạo Phật đã góp phần nuôi dƣỡng trí tƣởng tƣợng bay bổng, phong phú của con ngƣời. Đồng thời, học thuyết về kiếp, về cuộc sống sau cái chết của Phật giáo cũng góp phần mở ra cho văn học truyền kì những nguồn mạch tƣ duy vô cùng phong phú. Song hành với Phật giáo, triết học Lão Trang lại nhấn mạnh sự biến hóa giữa hai măt đối lập nhƣ thực – hƣ, họa – phúc… đem đến cảm nhận về sự mong manh của kiếp ngƣời, khát vọng về một thế giới cực lạc, vƣợt thoát khỏi cõi trần tạm bợ, khổ đau, bất công, ngang trái. Hai học thuyết này đã kết hợp với văn hoá dân gian khiến văn học thời trung đại Việt Nam vừa đem đến cái nhìn hiện thực chân xác, vừa chắp cánh trí tƣởng tƣợng bay bổng qua các truyện truyền kì.
Trong “Truyền kì mạn lục” nói chung, trong “Chuyện ngƣời con gái Nam Xƣơng” nói riêng, Nguyễn Dữ đã sử dụng tài tình, hiệu quả yếu tố kỳ ảo làm tăng khả năng biểu đạt của tác phẩm.
Câu chuyện Trƣơng Sinh và Vũ Nƣơng có thể khép lại khi Vũ Nƣơng trầm mình xuống sông tự vẫn. Nhƣ thế, tính hiện thực, thái độ lên án tố cáo xã hội đã rất đậm nét. Nhƣng Nguyễn Dữ không dừng lại ở đó. Nhà văn tiếp tục sáng tạo nên một cảnh huống khác thƣờng sau khi Vũ Nƣơng chết với một loạt yếu tố hoang đƣờng, không có thật.
Phan Lang vốn là ngƣời cùng làng với Vũ Nƣơng. Một lần, ông nằm mộng thấy có ngƣời con gái áo xanh xin ông cứu mang. Hôm sau, đƣợc biếu con rùa mai xanh, ông đã đem thả ra biển mà không giết thịt. Sau này, Phan Lang chạy giặc chết đuối đã đƣợc Linh Phi – chính là con rùa mai xanh thuở nào cứu mạng để trả ơn ân
nghĩa ngày trƣớc. Phan Lang đƣợc mời xuống thủy cung và tình cờ gặp lại Vũ Nƣơng. Thì ra Vũ Nƣơng khi nhảy xuống sông tự vẫn đã không chết mà đƣợc Linh Phi cứu mạng vì tấm lòng trinh bạch của nàng. Sau đó, Phan Lang dƣợc Linh Phi dùng phép cho trở lại trần gian, nhân đó Vũ Nƣơng có gửi lời nhắn và một vật làm tin đến Trƣơng Sinh. Khi Trƣơng Sinh ân hận, lập đàn giải oan, Vũ Nƣơng đã trở về trần gian nhƣng không phải để hồi sinh mà là từ biệt Trƣơng Sinh và ra đi mãi mãi.
Có thể thấy, trong tác phẩm, các tình tiết kì ảo không đƣợc kể đan xen trong câu chuyện mà tách thành một phần riêng biệt. Điều đó giúp cho phần kì ảo bổ sung, hỗ trợ ý nghĩa cho phần thực để làm rõ hơn hai nội dung chính, đó là vẻ đẹp và số phận của Vũ Nƣơng. Mặc dù đây là chi tiết hoang đƣờng, kì ảo nhƣng nó lại gắn với địa danh, sự kiện có thật khiến các chi tiết kì ảo có độ tin cậy cao hơn. Các chi tiết kì ảo này đã thể hiện đặc trƣng của thể loại truyện truyền kì, khiến câu chuyện hấp dẫn ngƣời đọc hơn, trở nên lung linh, hƣ ảo, mang đậm màu sắc dân gian.
Qua các chi tiết kì ảo, Nguyễn Dữ đã giải oan cho Vũ Nƣơng. Trƣớc khi nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn, Vũ Nƣơng đã có lời nguyền: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống
đất xin làm cỏ Ngu mĩ” [35;45]. Lời nguyền ấy đã hoàn toàn linh ứng. Thậm chí
nàng còn có cuộc đời thứ hai bất tử ở động rùa của Linh Phi. Điều đó chứng tỏ tiếng thất tiết mà Trƣơng Sinh gắn cho nàng là oan uổng. Nàng trƣớc sau vẫn là một con ngƣời trong sạch, thủy chung. Sự sáng tạo chi tiết hoang đƣờng ở cuối truyện là cơ hội để Trƣơng Sinh minh oan cho nàng. Nguyễn Dữ đã không chấp nhận một kết thúc bi thảm cho một ngƣời phụ nữ đẹp ngƣời đẹp nết nhƣ Vũ Nƣơng. Ông thấm đẫm tƣ tƣởng của nhân dân ta tạo nên một kết thúc với một cuộc đời thứ hai tốt đẹp dành cho Vũ Nƣơng. Đó là cách thể hiện mong ƣớc, khát vọng cho quyền sống, cho hạnh phúc của ngƣời phụ nữ trong xã hội xƣa.
Qua các chi tiết kì ảo, Nguyễn Dữ còn hoàn thiện hơn vẻ đẹp của Vũ Nƣơng. Trong phần thực, Vũ Nƣơng đƣợc miêu tả là một ngƣời phụ nữ công, dung, ngôn, hạnh đủ đầy, nhƣng vẻ đẹp của nàng lại càng đƣợc hoàn thiện hơn nhờ sự kì ảo.
Khi nghe Phan Lang nói về gia cảnh nhà chồng sau khi mình chết đi, Vũ Nƣơng đã khóc và quả quyết có ngày sẽ tìm về. Điều này cho thấy Vũ Nƣơng một
lòng hƣớng về nhà chồng thậm chí ngay cả khi đã chết. Điều đó cho thấy Vũ Nƣơng sống vô cùng nghĩa tình, đạo đức. Đó là đạo đức của ngƣời làm dâu, làm con chuẩn mực. Sau khi Trƣơng Sinh lập đàn giải oan, Vũ Nƣơng quyết định quay trở về trần gian lần cuối cùng để cảm tạ tấm lòng của Trƣơng Sinh và từ biệt Trƣơng Sinh. Nhƣ thế, Vũ Nƣơng đã tha thứ cho Trƣơng Sinh. Nàng thật sự là một ngƣời phụ nữ khoan dung, độ lƣợng, cao thƣợng đáng quý.
Không chỉ có vậy, các chi tiết kì ảo còn góp phần nhấn mạnh bi kịch của Vũ Nƣơng. Mặc dù đây là kết thúc có hậu nhƣng suy cho cùng Vũ Nƣơng không còn đƣợc ở trần gian, không còn đƣợc sống bên chồng con mà ẩn mình gửi bóng ở chốn hƣ vô mà thôi. Bi kịch này đƣợc thể hiện trong chính lời nói của Vũ Nƣơng: “Thiếp chẳng thể ở nhân gian được nữa” [63;46]. Vũ Nƣơng muốn tha thiết trở về trần gian để sống cuộc đời hạnh phúc nhỏ nhoi chứ không phải cuộc sống bất tử nơi động rùa. Nhƣng mong ƣớc ấy vĩnh viễn không bao giờ có thể trở thành sự thật. Đó là một bi kịch. Bi kịch của nàng của thể hiên qua hình ảnh của nàng khi trở về. Tác giả miêu tả bóng nàng lúc ẩn lúc hiện rồi trong chốc lát, bóng nàng mờ nhạt dần và biến đi mất. Đó cũng chính là số phận của nàng, mong manh, bạc bẽo, hƣ vô. Đó cũng chính là hạnh phúc của nàng mong manh, bọt bèo, dễ vỡ. Cuộc đời Vũ Nƣơng là cuộc đời chung của rất nhiều ngƣời phụ nữ “bạc mệnh” khác. Họ chỉ có thể tìm đơc hạnh phúc ở cõi hƣ vô mà không bao giờ có thể thấy ở đời thực.
Nhƣ vậy, những yếu tố li kì, huyền ảo đã góp phần làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện, từ đó thể hiện vẻ đẹp cũng nhƣ số phận bi kịch, đáng thƣơng của ngƣời phụ nữ trong xã hội cũ.