Chƣơng 2 HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC
3.3. Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học hiện đại
3.3.2. Nghệ thuật miêu tả chân dung, tính cách
3.3.2.1. Nghệ thuật miêu tả chân dung
Vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ luôn làm ta ngƣỡng mộ, yêu mến. Nhƣng trong mỗi thời đại văn học, cách miêu tả lại có sự khác biệt. Miêu tả là làm cho đối tƣợng nhƣ đang hiện hữu sống động trƣớc mắt ngƣời đọc. Nhà văn dựa trên những góc nhìn, những góc quan sát để tái hiện lại cuộc sống con ngƣời trong văn chƣơng, tạo thành một thế giới thứ hai trong cái nhìn chủ quan của nghệ sĩ. Trong các tác phẩm văn học hiện đại có sự xuất hiện hình tƣợng ngƣời phụ nữ, chúng tôi đặc biệt chú ý đến nghệ thuật miêu tả chân dung của các nhà văn.
Khảo sát qua các tác phẩm văn học hiện đại trong chƣơng trình Ngữ văn Trung học cơ sở, chúng tôi nhận thấy, chân dung của ngƣời phụ nữ đƣợc miêu tả khá đa dạng, phong phú. Có khi, nhà văn miêu tả cụ thể từng chi tiết trong chân dung nhân vật, cũng có khi nhà văn chỉ chắt lọc, lựa chọn một vài chi tiết gây ấn tƣợng sâu đậm nhất để miêu tả tùy theo điểm nhìn của ngƣời trần thuật.
Cậu bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” đƣợc gặp mẹ sau bao ngày xa cách nên đã ngắm mẹ thật kỹ: “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và làn da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má… Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường” [62;15]. Phƣơng Định là cô gái trẻ trung, điệu đà, thích ngắm mình trong gƣơng nên cũng tự miêu tả mình rất cụ thể: “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn” [63;114].
Ngƣời mẹ Tà ôi đƣợc hiện lên qua góc nhìn của đứa con thơ cùng đôi vai gầy, giọt mồ hôi nóng hổi. Liên trong cái nhìn của Nhĩ hiện lên đôi tay gầy guộc, bƣớc chân rón rén, chiếc áo vá…
Về cơ bản, chân dung ngƣời phụ nữ trong văn học hiện đại đƣợc miêu tả theo bút pháp tả thực. Trong văn học trung đại, chân dung ngƣời phụ nữ đƣợc miêu tả chủ yếu theo bút pháp ƣớc lệ. Ta đều biết Vũ Nƣơng, Thúy Kiều, Thúy Vân, ngƣời chinh phụ, Kiều Nguyệt Nga đều là những ngƣời phụ nữ đẹp vô cùng, nhƣng đẹp cụ thể nhƣ thế nào thật khó mà tƣởng tƣợng hết. Bởi thế, mỗi ngƣời lại có thể có cách mƣờng tƣợng riêng về dung nhan nhân vật, mỗi ngƣời sẽ tồn tại trong tâm trí của mình một hình tƣợng nhân vật riêng. Nhƣng trong văn học hiện đại thì khác. Sẽ dễ dàng cho ngƣời họa sĩ vẽ lại những bức chân dung nhân vật, bởi trong tác phẩm, nhà văn luôn miêu tả cụ thể đến từng chi tiết, đƣờng nét.
Ngƣời mẹ Tà đƣợc nhà văn chú ý miêu tả tấm lƣng mẹ:
- “Lưng mẹ gầy nhấp nhô làm gối”
- “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”
- “Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi”
[63;152]
Đã bao lần tấm lƣng mẹ xuất hiện trong thơ văn. Đó là tấm lƣng ngƣời mẹ già: “Lưng còng đổ bóng xuống sân ga” (Nguyễn Bính). Đó là tấm lƣng ngƣời mẹ trong thơ Tố Hữu: “Nhớ người mẹ nắng cháy lưng/ Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”. Ở đây, tấm lƣng mẹ là nơi chở che cho con, vì thế, nhà thơ chọn chi tiết rất tiêu biểu để đặc tả ngƣời mẹ. Nhà thơ tả ở hình dáng “lƣng mẹ gầy”, tả ở trạng thái “nhấp nhô”, tả ở “công dụng”: “làm gối”, tả ở kích thƣớc trong sự so sánh đối nghịch “to” – “nhỏ”, tả ở sự chuyển hóa “mồ hôi mẹ rơi”. Tấm lƣng ngƣời mẹ lao động gầy guộc, vất vả, xót xa. Nhƣng tấm lƣng ấy quý giá với đứa con biết bao. Bởi nó êm ái nhƣ chiếc gối kê đầu, nó ấm áp tình cảm yêu thƣơng, nâng niu mẹ giành cho em. Nó “nhấp nhô” theo nhịp chày lao động miệt mài của mẹ. Nó thấm đẫm những giọt mồ hôi nóng hổi nhọc nhằn, vất vả. Chỉ một chi tiết về mẹ nhƣng nhà thơ đã soi chiếu trong nhiều chiều quan sát, mà chiều nào cũng ấm nóng yêu thƣơng. Với em bé, tấm lƣng mẹ là cả thế giới bình yên. Tấm lƣng ấy là cây cầu
linh diệu gắn chặt, đồng nhất em với mẹ. Qua tấm lƣng, em cũng nhƣ đƣợc cảm nhận hết tình yêu, nỗi vất vả của mẹ.
Ngƣời mẹ của cậu bé Hồng lại hiện lên cụ thể hơn. Bao năm xa cách mẹ, cậu phải nghe biết bao lời cay nghiệt của những ngƣời họ hàng xung quanh về mẹ. Họ chì chiết, đay nghiến, bêu rếu, nói xấu mẹ cậu đủ điều. Họ nhồi nhét vào tâm hồn ngây thơ, trong sáng của cậu rằng mẹ cậu là ngƣời đàn bà hƣ hỏng, đang phải sống khốn khổ, đói khát, lang thang, tha phƣơng cầu thực. Bởi thế, khi gặp lại mẹ, cái nhìn của cậu mang đầy tính kiểm chứng. Cậu quan sát mẹ khắp lƣợt để đối chiếu với những gì lâu nay đƣợc nghe về mẹ: “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và làn da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má… Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ
thường” [62;16]. Cậu nhìn thần thái mẹ “tƣơi sáng”, đôi mắt trong trẻo, bình thản,
nhân hậu, làn da mịn màng, hai gò má ửng hồng tƣơi tắn, đẹp đẽ, khuôn miệng xinh xắn, đáng yêu. Mùi thơm tỏa ra từ mẹ cũng thật lạ lùng. Bao nhiêu năm mới đƣợc gặp mẹ, cậu nhƣ muốn ghi trọn từng nét nhỏ nhất của mẹ trong tâm trí mình. Mẹ thật đẹp biết bao, từ ánh mắt, đến đôi má, làn da, khuôn miệng… Có phải nhà văn đang thi vị hóa trong miêu tả nhân vật theo kiểu các nhà văn lãng mạn cùng thời? Không, vẻ đẹp ấy thực chất do sự quan sát của cậu bé. Cậu nhìn mẹ bằng tất cả tình yêu thƣơng, bằng sự yếu đuối, nỗi nhớ nhung da diết, khao khát gặp mẹ cháy bỏng nên hình ảnh ngƣời mẹ khốn khổ, phải bỏ làng mà đi vì điều tiếng thế gian kia bỗng trở nên đẹp lạ kì. Ánh sáng của tình yêu đã soi rọi chân dung, ngoại hình nhân vật.
Phƣơng Định tự nhận mình chỉ là một “cô gái khá”. Nhƣng cô lại tự ý thức về mình đầy kiêu hãnh. Là cô gái Hà Nội có những nét kiêu kỳ, thanh lịch của vùng đất “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”, Phƣơng Định dƣờng nhƣ đang cố ý tả những nét cô tâm đắc nhất trên khuôn mặt của mình. Đó là hai bím tóc dày, đặc biệt là mềm mƣợt giữa bom đạn, khói lửa chiến tranh, giữa ác liệt của chiến trƣờng với bao bệnh tật rình rập. Ta đã gặp ngƣời lính Tây Tiến: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc” (Quang Dũng), trọc đầu vì sốt rét rừng. Thế mà Phƣơng Định vẫn có bím tóc dày, mềm mƣợt. Dƣờng nhƣ, vẻ đẹp của cô bất chấp, vƣợt qua tất cả gian khổ của cuộc chiến. Vẻ đẹp ấy đang “đứng
ngoài cuộc chiến”. Nghệ thuật so sánh “một cái cổ cao, kiêu hãnh nhƣ đài hoa loa kèn” cho thấy sự thanh tú trong ngoại hình nhân vật. Ẩn trong đó có thái độ đầy tự hào, kiêu hãnh của cô gái trẻ, yêu đời, nhí nhảnh. Cô không tả trực tiếp đôi mắt mình, mà mƣợn lời của các anh lái xe để thấy đƣợc “cái nhìn xa xăm”. Cô khéo léo để nét đẹp nhất trên khuôn mặt mình cho ngƣời khác đánh giá, mô tả. Nhƣ thế, dù “khiêm tốn” nhƣng Phƣơng Định vẫn thể hiện thái độ vô cùng tự hào về vẻ đẹp của mình. Qua đó, ta thấy đƣợc vẻ đẹp tâm hồn đáng yêu, trẻ trung của cô.
Nhƣ vậy, các nhà văn đã miêu tả chân dung ngƣời phụ nữ ở nhiều điểm nhìn, qua các chi tiết đắt giá nhất. Chân dung ngƣời phụ nữ đƣợc miêu tả qua bút pháp tả thực nhƣng thấm đẫm cái nhìn chủ quan của ngƣời quan sát. Qua đó ta thấy đƣợc tình yêu, sự ngƣỡng mộ dành cho đối tƣợng miêu tả cũng nhƣ thấy đƣợc vẻ đẹp tâm hồn ẩn sâu trong mỗi bức chân dung.
3.3.2.2. Nghệ thuật khắc họa tính cách
Nói đến hình tƣợng nhân vật là nói đến những tính cách độc đáo, đặc sắc. Ta không chỉ ấn tƣợng với ngƣời phụ nữ ở ngoại hình chân dung bên ngoài mà còn ở những tính cách ẩn chứa bên trong. Các nhà văn hiện đại đã tập trung làm rõ, miêu tả tính cách nhân vật qua những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc.
Trƣớc hết, tính cách nhân vật đƣợc thể hiện qua diện mạo, cử chỉ và những hành động bên ngoài.
Tính cách mạnh mẽ của chị Dậu đƣợc thể hiện ở khuôn mặt, lời nói “nghiến hai hàm răng”, ở hành động “túm lấy cổ”, “ấn dúi ra cửa”, “túm tóc lẳng cho một cái”... đối với ngƣời nhà lí trƣởng. Vũ Ngọc Phan có lí khi nói: “Đoạn miêu tả cảnh
chị Dậu đánh cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Nhà văn Ngô Tất Tố đã tập trung bút
lực để tái hiện thành công hình ảnh ngƣời đàn bà lực điền đầy sức mạnh vùng lên chống lại những kẻ đọa đầy, áp bức mình.
Tính cách hồn nhiên, yêu đời của Phƣơng Định thể hiện trong tình yêu ca hát của cô, cô hay hát, thậm chí còn bịa lời ra để hát và ghi lại các bài hát ấy. Tính cách của ngƣời bà trong bài thơ “Bếp lửa” thể hiện qua hành động nhóm bếp. Ngày nào cũng nhƣ ngày nào, năm nào cũng nhƣ năm nào, bà vẫn lầm lũi, tảo tần bên bếp lửa hồng. Hành động quen thuộc lặp đi lặp lại ấy cho ta thấy sự bền bỉ, dẻo dai trong bà,
cho ta thấy sức sống mãnh liệt của ngọn lửa nơi bếp của bà, cũng là tình yêu mênh mông, vô bờ bà giành cho con, cho cháu… Mỗi nhân vật là một thế giới riêng không giống nhau và hành động, cử chỉ, điệu bộ cũng luôn có sự khác biệt tạo ra những dấu ấn khó phai mờ trong lòng ngƣời đọc.
Không chỉ có vậy, nhà văn còn xây dựng tính cách nhân vật qua những diễn biến nội tâm phong phú.
Đó là nỗi lo rất đời của ngƣời bà tảo tần trong bài thơ “Tiếng gà trƣa” của Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh không tả ngoại hình của bà, chị xoáy vào những diễn biến bên trong, những ƣu tƣ vụn vặt của cuộc sống đời thƣờng. Cái lo của ngƣời phụ nữ nông thôn không giấu kín trong lòng mà nhƣ đọc thành lời, nhƣ nói thành câu, nhƣ tiếng than vãn, ca cẩm của bà mỗi đợt gió mùa, sƣơng muối. Nỗi lo ấy khiến bà hiện lên chân thật, gần gũi vô cùng.
Ngƣời mẹ Tà ôi lại hiện lên qua những giấc mơ ngày sau. Nguyễn Khoa Điềm không đi sâu khai thác trạng thái tâm hồn của mẹ, mà ông nâng niu những câu hát mang theo ƣớc nguyện cao đẹp: Mai sau con lớn – vung chày lún sân, phát mƣời Ta-lƣ, làm ngƣời tự do. Giấc mơ của mẹ gắn với con, gắn với cuộc đời tƣơi đẹp, cƣờng tráng, tự do đang chờ đợi em phía trƣớc. Có thể mƣợn câu thơ của Xuân Quỳnh “Niềm mơ ước gửi vào trang viết/ Nỗi buồn gửi xuống đáy tâm tư” để nói về mẹ. Mẹ đã gửi niềm mơ ƣớc vào những lời hát ru, và những vất vả, nhọc nhằn mẹ giữ cho riêng mình. Vì thế, qua giấc mơ ta càng thấy tình mẹ mênh mông, ấm áp.
Với hình thức của những dòng nhật kí, ngƣời mẹ trong “Cổng trƣờng mở ra” có điều kiện giãi bày những tâm tình của mình thật xúc động. Đó là nỗi lo lắng thấp thỏm đến không ngủ đƣợc dành cho con khi ngày mai sẽ là ngày khai trƣờng. Dù đã chuẩn bị cho con rất chu đáo, nhƣng mẹ vẫn cứ lo. Mẹ nhớ tới thuở thơ ấu, đƣợc bà ngoại dắt tay đến trƣờng, mẹ “chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại
đứng cánh cổng ngoài như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào” [61;7].
Bao tâm trạng xúc động trào dâng trong mẹ. Mẹ lo cho con, nhớ tới mình của những ngày thơ ấu để hiểu con hơn. Tình yêu mẹ dành cho con thật trìu mến. Những tâm trạng ấy càng làm ta thấy đƣợc tính cách nhân hậu, tấm lòng bao la của mẹ.
vừa gợi hình gợi cảm, mang đậm dấu ấn riêng của ngƣời nghệ sỹ, với các biện pháp miêu tả chân dung nhân vật đặc sắc, vừa qua ngoại hiện, vừa qua nội tâm, các nhà văn hiện đại đã làm sống dậy những hình tƣợng ngƣời phụ nữ Việt Nam đẹp đẽ, nhân hậu, đáng quý vô ngần.
Tiểu kết
Có thể nói, ngƣời phụ nữ trong văn học hiện đại là bƣớc phát triển có sự tiếp nối các vẻ đẹp, phẩm chất của ngƣời phụ nữ trong văn học truyền thống. Từ cuộc đời bƣớc vào trang sách, ngƣời phụ nữ đã trở thành biểu tƣợng hiện thân cho cái Đẹp, sự bất tử, sự thiêng liêng sánh ngang cùng Tổ quốc. Các nhà văn hiện đại đã thể hiện những hình thức tìm tòi mới mẻ trong việc khắc họa hình tƣợng nhân vật ngƣời phụ nữ. Đây là những nỗ lực rất đáng ghi nhận của văn học trong quá trình vƣơn lên khái quát hiện thực đời sống, góp phần đổi mới văn học theo hƣớng hiện đại.
KẾT LUẬN
1. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ là một hình tƣợng quan trọng, xuyên suốt trong văn học viết Việt Nam từ cổ điển tới hiện đại. Trong chƣơng trình sách Ngữ văn Trung học cơ sở, đây là hình tƣợng chiếm tỉ lệ cao trong số các hình tƣợng đƣợc miêu tả, khám phá trong các tác phẩm. Tuy nhiên, cho tới nay, chƣa có công trình cụ thể nào nghiên cứu về hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học viết Việt Nam qua sách Ngữ văn Trung học cơ sở.
2. Qua khảo sát, tìm hiểu về hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học viết Việt Nam qua sách Ngữ văn Trung học cơ sở, chúng tôi nhận thấy, hình tƣợng ngƣời phụ nữ đƣợc miêu tả trong mỗi thời kỳ lại có sự khác biệt. Trong văn học trung đại, ngƣời phụ nữ phải chịu khuôn mình theo những quy định ngặt nghèo của chế độ phong kiến. Một mặt, những quy định ấy hình thành nên những phẩm chất đẹp của ngƣời phụ nữ nhƣ “Công, dung, ngôn, hạnh”, mặt khác những quy định ấy lại tạo thành những sợi dây trói buộc, giam hãm cuộc đời của ngƣời phụ nữ. Nhƣng càng giam hãm, ngƣời phụ nữ càng bừng lên khao khát mãnh liệt về tình yêu, hạnh phúc, tự do. Tuy nhiên, những ngƣời phụ nữ đi vào tác phẩm văn học trung đại đều gặp cảnh ngộ bất hạnh, bi thƣơng. Ngƣợc lại, đến thời hiện đại, hình tƣợng ngƣời phụn ữ có nhiều thay đổi. Một mặt, họ tiếp thu những phẩm chất, giá trị tốt đẹp của ngƣời phụ nữ truyền thống. Mặt khác, ngƣời phụ nữ của thời đại hôm nay đã hình thành những phẩm chất mới, tự vùng lên đấu tranh, giành lấy hạnh phúc cho chính mình. Ngƣời phụ nữ đã trở thành biểu tƣợng cao đẹp của Tổ quốc thiêng liêng. Khi tiếp cận hình tƣợng ngƣời phụ nữ, chúng tôi đồng thời hệ thống các thủ pháp nghệ thuật cơ bản miêu tả ngƣời phụ nữ trong văn học từ truyền thống tới hiện đại. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ ra những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu, nổi trội nhất, phù hợp với đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài và đối tƣợng giảng dạy trong chƣơng trình Trung học cơ sở.
3. Đề tài đem đến góc nhìn khá toàn vẹn, đầy đủ về hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong các tác phẩm văn học viết Việt Nam đƣợc tuyển trong chƣơng trình Ngữ văn Trung học cơ sở. Vì vậy, đề tài sẽ có ý nghĩa quan trọng, cung cấp những tƣ liệu bổ ích, đem đến định hƣớng phù hợp trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở bậc
Trung học cơ sở. Đề tài cũng góp phần định hƣớng cho các bạn đồng nghiệp trong việc thiết kế các chủ đề dạy học theo hƣớng tích hợp, xây dựng các chuyên đề bồi