Chƣơng 2 HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC
2.3. Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học trung đại
2.3.3. Nghệ thuật kể chuyện trong truyện Nôm
Trong số năm tác phẩm văn học trung đại trong chƣơng trình Ngữ văn Trung học cơ sở xuất hiện hình tƣợng ngƣời phụ nữ, có tới ba tác phẩm thuộc thể loại truyện Nôm là “Chinh phụ ngâm”, “Truyện Kiều” và “Truyện Lục Vân Tiên”.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện trong truyện Nôm có ý nghĩa quan trọng trong việc khám phá hình tƣợng ngƣời phụ nữ.
Truyện thơ vốn là thể loại tự sự bằng thơ với yếu tốt cốt truyện đƣợc tổ chức chặt chẽ, nổi bật. Vì là thể loại tự sự nên trong truyện thơ, nghệ thuật kể chuyện
đƣợc quan tâm hàng đầu. Nếu trƣớc đây, các nhà nghiên cứu thƣờng tập trung xem tác phẩm viết cái gì thì trong những năm trở lại đây, cách viết nhƣ thế nào lại đƣợc chú trọng hơn. Đôi khi, cách viết, cách kể còn quan trọng hơn nội dung đƣợc kể. Khảo sát qua ba tác phẩm truyện Nôm, chúng tôi nhận thấy ở cả ba tác phẩm đều xuất hiện một ngƣời kể ở ngôi thứ ba. Đây là lối kể chuyện quen thuộc, truyền thống trong văn học Việt Nam xƣa nay.
Trong “Truyện Lục Vân Tiên”, Nguyễn Đình Chiểu sử dụng lối kể chuyện cổ truyền – kể theo diễn biến, hành động, sự việc nào xảy ra trƣớc, kể trƣớc, sự việc nào xảy ra sau, kể sau. Mọi suy nghĩ, lời nói của nhân vật đều đƣợc thể hiện nghiêm ngặt qua các hình thức đối thoại. Lối kể này của Nguyễn Đình Chiểu rất tự nhiên, gần gũi, dễ đọc, dễ hiểu, không khác lối kể của truyện dân gian là mấy.
“Chinh phụ ngâm” cho thấy tính truyện qua diễn biến ba phần: phần mở đầu giới thiệu sự việc – ngƣời chồng ra trận; tiếp theo là quãng thời gian chờ đợi mỏi mòn của ngƣời vợ trẻ; phần cuối cùng kể chuyện ngƣời chồng chiến thắng trở về. Nhƣ vậy, “tình huống truyện”, sự kiện đƣợc coi nhƣ bƣớc ngoặt thúc đẩy sự phát triển câu chuyện cũng nhƣ hành động, tâm lí của nhân vật chính là việc ngƣời chồng tra chiến trận trong lúc cả hai ngƣời đang “tuổi đƣơng chừng niên thiếu”. Ngƣời chinh phụ rơi vào tâm trạng mỏi mòn, vô vọng. Nhà thơ đã miêu tả một loạt những hành động, sự việc liên quan tới nàng nhƣ gieo quẻ bói, đề chữ trên gấm, gƣợng đốt hƣơng, gƣợng soi gƣơng, tìm đến chồng qua những giấc mộng, cậy ngƣời gửi đến những kỉ vật yêu thƣơng… nhƣng tất cả chỉ là sự trống không, vô vọng. Tuy nhiên, yếu tố chính của tác phẩm không phải kể chuyện mà là trữ tình. Tính truyện suy cho cùng cũng là phƣơng tiện gợi dẫn để bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Sáng tạo độc đáo nhất trong nghệ thuật kể chuyện ở truyện Nôm phải kể tới “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Mƣợn cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nhƣng Nguyễn Du đã gạt bỏ ảnh hƣởng của thi pháp tiểu thuyết chƣơng hồi, sáng tạo một nhân vật ngƣời kể chuyện mới. “Người kể chuyện trong Truyện Kiều đồng thời là một nhà thơ trữ tình. Do thay đổi trọng tâm trần thuật sang thế giới tấm lòng của nhân vật, chứ không phải sự kiện bên ngoài, Nguyễn Du đã sử dụng chủ yếu không
phải kinh nghiệm tự sự Trung Hoa, mà là truyền thống trữ tình lâu đời” [38;126]. Có lúc, Nguyễn Du nhƣ đứng ở ngoài để kể, để tả, dựng truyện một cách khách quan nhƣ ở đoạn trích giới thiệu “Chị em Thúy Kiều”. Nhƣng đa phần, nhà thơ luôn hóa thân vào nhân vật, trao điểm nhìn cho nhân vật, đồng nhất với nhân vật để kể, tiêu biểu hơn cả là đoạn “Kiều ở lầu Ngƣng Bích”:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng vây quanh ghế ngồi”.
[63;93]
Điểm nhìn của đoạn thơ rơi vào hai chữ “buồn trông”. Đó là cái nhìn của Kiều, là tâm trạng của Kiều đang giãi bày trực tiếp chứ không phải kết quả của sự quan sát ở ngƣời kể chuyện. Nếu là “trông buồn” thì vai trò kể rõ hơn. Nhƣng “buồn trông” thì ngƣời kể chuyện đã lui về phía sau, ngƣời kể đồng nhất với nhân vật. Chính vì “buồn trông” nên cảnh vật mang đầy tâm trạng: cánh buồm thấp thoáng xa xa không rõ ràng, bông hoa trôi nổi bập bềnh, man mác, chân mây mặt đất xanh xanh nhƣ hòa làm một. Thế giới hiện lên trƣớc mắt Kiều là sự xa vời, cách trở, là sự nổi trôi, vô định và tàn lụi, héo úa. Cuộc sống ngoài kia đang trôi theo cánh buồm. Thân phận bèo bọt nhƣ bông hoa. Còn cuộc sống thực tại lúc này nhƣ ngọn cỏ “rầu rầu”, vàng vọt, lụi tàn. Tất cả cứ nhòe đi, mờ đi nhƣ đƣợc nhìn qua hàng nƣớc mắt. Rồi đột ngột đầy đớn đau và sợ hãi, âm thanh dữ dội của sóng, của gió “ầm ầm” bỗng “kêu quanh ghế ngồi”. Đó đâu chỉ là sóng gió của tự nhiên mà chính sóng gió cuộc đời đang đổ sập xuống thân phận bé nhỏ của Kiều. Tiếng sóng dữ dội, gào thét, đáng sợ. Con ngƣời nhỏ bé, đáng thƣơng, tội nghiệp. Sự đối lập càng cho thấy rõ tâm trạng hoảng loạn, sợ hãi, đáng thƣơng của Kiều khi lần đầu bị đẩy vào bƣớc đƣờng lƣu lạc.
Về cách kể chuyện, Nguyễn Du đã tiết chế tối đa tình tiết, sự kiện mà chỉ tập trung vào những chi tiết có sức gợi cảm xúc, tâm trạng. Thực chất là nhà thơ dùng chi tiết để thể hiện tâm lý nhân vật. Chính vì vậy, yếu tố “truyện” bị giản lƣợc, mờ nhạt đi, yếu tố “thơ” tăng lên. Giọng kể của Nguyễn Du cũng rất phong phú, đa dạng. Khi thì ngợi ca trân trọng “Kiều càng sắc sảo mặn mà/So bề tài sắc lại là phần hơn”. Khi thì đau đớn, xót xa: “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya/Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Khi khinh thƣờng, coi rẻ: “Trước thầy sau tớ lao xao/
Nhà băng đưa lối rước vào lầu trang”… Ngƣời kể chuyện đã sống cùng những biến
cố trong truyện, những vui buồn của nhân vật để cùng sẻ chia, bộc lộ thái độ của mình một cách cụ thể, chân thật.
Nhƣ vậy, trong các tác phẩm văn học trung đại viết về ngƣời phụ nữ, các tác giả đều đã sử dụng các hình thức nghệ thuật đặc sắc, vừa mang tính quy định chung của thi pháp văn học trung đại, vừa có đặc điểm riêng theo đặc trƣng của thể loại. Về cơ bản, số lƣợng tác phẩm viết về ngƣời phụ nữ trong văn học trung đại đƣợc giới thiệu ở chƣơng trình Ngữ văn Trung học cơ sở không nhiều nên chúng tôi cũng chỉ dừng lại ở sự khái quát những hình thức nghệ thuật cơ bản nhất với các biểu hiện nổi trội nhất ở các tác phẩm, các đoạn trích đƣợc học trong chƣơng trình. Sự khái quát này không bao chứa hết các khía cạnh, biểu hiện phong phú trong toàn bộ các tác phẩm, song chúng tôi nghĩ dung lƣợng tìm hiểu nhƣ vậy sẽ phù hợp với đối tƣợng, mục đích nghiên cứu, phù hợp với đối tƣợng giảng dạy ở cấp Trung học cơ sở.
Tiểu kết
Qua việc khảo sát, tìm hiểu ngƣời phụ nữ trong văn học trung đại ở sách Ngữ văn Trung học cơ sở, chúng tôi nhận thấy ngƣời phụ nữ đã đƣợc miêu tả, khám phá một cách toàn diện ở cả vẻ đẹp và nỗi đau, cả con ngƣời bên trong và ứng xử bên ngoài trong mối quan hệ gia đình và xã hội. Các tác giả đã tìm đƣợc những hình thức thể hiện phù hợp khi khắc họa hình tƣợng ngƣời phụ nữ. Qua hình tƣợng ngƣời phụ nữ, ta thấy đƣợc những vấn đề của xã hội phong kiến nhƣ quan niệm thẩm mỹ, lí tƣởng của thời đại, vấn đề gia đình nam quyền, chiến tranh phi nghĩa…. Đây là những bức tranh hiện thực vô cùng sâu sắc mà ngƣời nghệ sỹ gửi gắm. Không chỉ có vậy, qua đây, ta cũng thấy đƣợc tấm lòng yêu thƣơng, trân trọng, ngợi ca, những quan điểm nhân văn tiến bộ, tích cực, có ý nghĩa muôn đời của những nhà văn chân chính.
Chƣơng 3. HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONGVĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM QUA SÁCH NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM QUA SÁCH NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ
Quy luật của phát triển là sự kết hợp đồng thời của quá trình phủ định và kế thừa cái cũ. Trong tiến trình phát triển của lịch sử, ngƣời phụ nữ một mặt kế thừa, tiếp thu những phẩm chất cao đẹp, vốn có ngàn đời, mặt khác lại có thêm những phẩm chất mới phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của thời đại mới. Khảo sát hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học hiện đại Việt Nam qua sách Ngữ văn Trung học cơ sở, chúng tôi nhận thấy: Ngƣời phụ nữ vẫn mang vẻ đẹp của nữ tính muôn đời, thể hiện ở đức hi sinh và tình yêu thƣơng cao đẹp. Đồng thời, thời đại cách mạng anh hùng đã tiếp thêm cho ngƣời phụ nữ sức mạnh phản kháng mãnh liệt, ngƣời phụ nữ đƣợc nâng tầm – trở thành biểu tƣợng cao đẹp – mẹ Tổ quốc.