Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong văn học viết Việt Nam qua sách Ngữ văn Trung học cơ sở (Trang 77 - 82)

Chƣơng 2 HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC

3.3.1.Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

3.3. Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học hiện đại

3.3.1.Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

Mỗi ngành nghệ thuật đều chọn cho mình phƣơng tiện riêng để xây dựng hình tƣợng. Nếu ngƣời họa sĩ thể hiện hình tƣợng của mình bằng màu sắc, đƣờng nét, nhà kiến trúc dùng hình khối để xây dựng hình tƣợng thì nhà văn dùng ngôn từ làm chất liệu. Ngôn từ nghệ thuật là: “Dạng ngôn ngữ được dùng để biểu đạt nội

dung hình tượng của các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ” [3;227]. Có thể khẳng định,

tạo độc đáo, có sự lao tâm khổ tứ trong việc vận dụng ngôn ngữ toàn dân để đƣa vào tác phẩm của mình. Trong văn học hiện đại, khi xây dựng hình tƣợng ngƣời phụ nữ, các nhà văn, nhà thơ đã có một hệ thống ngôn ngữ đặc sắc, vừa mang đặc điểm chung của ngôn ngữ văn học, vừa mang dấu ấn cá tính riêng của mỗi ngƣời nghệ sỹ.

Thứ nhất, các tác giả có một hệ thống ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, gần với

lời ăn tiếng nói hàng ngày, mang dấu ấn của ngôn ngữ vùng miền:

Hình tƣợng ngƣời bà, ngƣời mẹ, ngƣời chị, ngƣời em gái luôn gắn với bao lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, luôn gắn với mái tranh bình dị, thân thƣơng nên viết về mẹ, các tác giả đã lựa chọn hệ thống ngôn ngữ chân thật, gần gũi nhƣ chính cuộc đời ngƣời phụ nữ. Miêu tả bà, Xuân Quỳnh hồi tƣởng:

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng: - Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt!

[61;148] rồi:

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

[61;148]

Dƣờng nhƣ nhà thơ không cần chau chuốt cầu kỳ, không cần tinh xảo hoa mỹ, câu thơ cất lên tự nhiên nhƣ lời nói thƣờng ngày trong đời sống. Cách xƣng hô của bà gần gũi, thân thƣơng “mày”, những từ ngữ giản dị “lang mặt” “đàn gà toi” nhƣ lời nói của bà cụ nông thôn am hiểu sâu sắc cuộc sống làng quê cũng nhƣ công việc của nhà nông. Lời thơ là lời bà, là tâm sự, nỗi niềm của bà nên đầy yêu thƣơng mà vẫn vô cùng chân thật, gần gụi, dễ hiểu.

Trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên, ta nhƣ nghe có âm vang của những câu ca dao quen thuộc ngàn đời:

Con chưa biết con cò Nhưng trong lời mẹ hát Có cánh cò đang bay: “Con cò bay lả

Con cò bay la Con cò cổng phủ Con cò Đồng Đăng…” Cò một mình cò phải kiếm ăn Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ “Con cò ăn đêm

Con cò xa tổ Cò gặp cành mềm Cò sợ xáo măng…””

[63; 46]

Trong một đoạn thơ nhƣng thi sỹ đã lồng ghép, lấy ý của một loạt các bài ca dao, dân ca viết về con cò. Đó là: “Con cò bay lả bay la/ Bay từ cổng phủ bay ra

cánh đồng/ Con cò bay lả bay la/ Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng” hay: “Con cò

mà đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao/ Ông ơi ông vớt tôi nao/ Tôi có

lòng nào ông hãy xáo măng/ Có xáo thì xáo nước trong/ Đừng xáo nước đục đau

lòng cò con”. Những câu ca dao tự thuở nào đã đi vào lời ru ngọt ngào của mẹ. Hồn

thơ đầy trí tuệ của Chế Lan Viên đã nhìn thấy những hạt vàng lấp lánh từ trong kho tàng dân gian để tạo nên một tứ thơ độc đáo. Ông vừa xen ghép, vừa phân đôi hình tƣợng con cò trong tác phẩm. Ông xen ghép bằng cách trích dẫn ca dao trong ngoặc kép, gợi ra hình ảnh ngƣời mẹ đang ngồi ru con. Lời ru của mẹ trƣớc hết là lời ca dao tha thiết cứ vang vọng trong không gian, lan tỏa vào giấc ngủ êm đềm của bé. Bởi thế, lời thơ hòa lẫn lời ca dao, thân thƣơng, gắn bó vô cùng. Nhƣng hình tƣợng con cò còn đƣợc phân đôi, từ câu ca dao con cò đi vào cuộc đời con, đi vào mơ ƣớc, khát vọng của mẹ. Con cò hóa thân thành tình yêu, sự chở che của mẹ dành cho con. Cái dung dị, mộc mạc hòa lẫn những chiêm nghiệm, triết lí thể hiện nét riêng trong phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên.

Thứ hai, hệ thống ngôn ngữ miêu tả hình tƣợng ngƣời phụ nữ gợi hình, gợi cảm, vừa hàm súc, vừa đa nghĩa.

Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học vốn là ngôn ngữ của toàn dân nhƣng đƣợc cách điệu hóa. Từ vốn ngôn ngữ chung của cộng đồng, khi đƣa vào trang viết, ngƣời nghệ sỹ đã có sự chắt lọc, lựa chọn để tăng tính biểu hiện của lời nói.

Một câu văn tả Liên trong “Bến quê” cũng gợi ra bao ý tứ sâu xa: “Rồi Liên xuống cầu thang, vẫn cái tiếng bước chân rón rén quen thuộc suốt cả một đời người

đàn bà trên những bậc gỗ mòn lõm” [63;101]. Rõ ràng “rón rén” không phải là từ

láy chỉ âm thanh. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để miêu tả thật tinh tế tiếng bƣớc chân Liên. Nhĩ nằm trên giƣờng bệnh, anh không thể nhìn thấy Liên đang “rón rén” đi xuống cầu thang mà chỉ có thể nghe thấy tiếng bƣớc chân cô. Nhƣng anh lại không chỉ nghe thấy tiếng bƣớc chân mà còn nhƣ đang hình dung ra thái độ khẽ khàng, nhấc từng bƣớc nhẹ nhàng của Liên. Liên đi mà nhƣ sợ chạm vào bậc thang gỗ, đi mà nhƣ ngập ngừng, e ngại. Nhĩ đã lắng nghe tiếng bƣớc chân ngƣời vợ bằng cả tấm lòng mình. Đặc biệt cái bậc gỗ của nhà Nhĩ cũng thật khác thƣờng “mòn lõm”, cũ kỹ qua bao tháng năm. Dƣờng nhƣ nó đang mòn đi, đang lõm đi. Hai từ “mòn” “lõm” hô ứng, tô đậm ý nghĩa, nhấn mạnh khả năng miêu tả sự vật. Nhƣng có một nghịch lí là bậc gỗ kia đang “mòn lõm” bởi bƣớc đi “rón rén” của Liên? Cái bƣớc chân sẽ sàng ấy liệu có đủ sức nặng làm mòn cũ những bậc thang? Hình nhƣ không phải Nhĩ đang nhìn thấy Liên đi xuống cầu thang, anh đang thấy ngƣời vợ thảo hiền của mình đi xuống những bậc thang cuộc đời, những nấc thang số phận. Suốt cả cuộc đời, Liên vẫn cứ “rón rén” nhƣ thế. Suốt cả cuộc đời âm thầm chịu đựng, khổ tâm vì Nhĩ, giờ đây Liên cũng đang “mòn lõm” đi, tàn lụi, hao gầy đến xót xa. Chỉ một câu văn mà gợi ra bao liên tƣởng, bao ý tứ sâu xa. Nhà văn đã có những từ thật “đắt”, thật giàu ý nghĩa sâu sắc khiến thế giới của hiện thực đồng hiện cùng tâm tƣởng. Điều này rất phù hợp với hoàn cảnh nhân vật Nhĩ – một con ngƣời có hiểu biết phong phú, nhƣng đang phải nằm một chỗ. Thế giới ngoài kia với anh chủ yếu đƣợc tái hiện bằng những tƣởng tƣợng vô cùng.

Trong “Khúc hát ru những em bé lớn trên lƣng mẹ”, Nguyễn Khoa Điềm cũng có những câu thơ thật đẹp:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

[63;152]

Nghệ thuật ẩn dụ đem đến những liên tƣởng độc đáo. Có hai mặt trời đang đối xứng với nhau: mặt trời của bắp và mặt trời của mẹ. Nếu mặt trời của bắp là mặt trời của tự nhiên, đem lại ánh sáng, sự sống cho muôn loài thì mặt trời của mẹ chính là em. Không có mặt trời, thế giới không có sự sống, cây cối khô héo, lụi tàn. Không có em, mẹ mất đi niềm vui, động lực sống để lao động, làm việc, chiến đấu. Mặt trời vô cùng quan trọng với thế gian thì em cũng vô cùng quan trọng với mẹ. Em là nguồn sống của mẹ. Nhƣng nếu mặt trời của bắp nằm xa xa tận trên đồi thì mặt trời của mẹ nằm ngay trên lƣng mẹ. Hình ảnh thơ không chỉ thấy đƣợc tầm quan trọng của em bé với mẹ mà còn thấy đƣợc sự kì vĩ, lớn lao của mẹ. Mẹ cõng cả một mặt trời tí hon trên vai. Mẹ và mặt trời cùng tỏa sáng rạng ngời, lấp lánh.

Thứ ba, ngôn ngữ mang dấu ấn riêng của ngƣời nghệ sỹ.

Cùng khai thác kho tàng phong phú trong ngôn ngữ nhân dân, nhƣng mỗi nhà văn lại có cách tiếp cận, sử dụng ngôn ngữ riêng, thể hiện dấu ấn phong cách riêng độc đáo.

Trong các tác phẩm thơ, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh mộc mạc, trong sáng, gắn với kỉ niệm tuổi thơ êm đềm, thể hiện đƣợc tầm hồn ngƣời phụ nữ hồn hậu, chan chứa yêu thƣơng. Ngôn ngữ thơ Bằng Việt lại đầy chiêm nghiệm, suy tƣ sâu lắng với hình ảnh thơ mang tính biểu tƣợng, đa nghĩa. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất sống, vƣơn tới tính khái quát, vƣơn tới hình tƣợng bay bổng, lớn lao, kì vĩ. Ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên lại lấp lánh màu sắc triết lí, trí tuệ.

Trong các tác phẩm văn xuôi, mỗi nhà văn cũng định hình cách sử dụng ngôn ngữ riêng.

Ngôn ngữ của Ngô Tất Tố trong “Tức nƣớc vỡ bờ” giàu kịch tính, hành động quyết liệt, gấp gáp, mâu thuẫn đƣợc đẩy lên đến cao trào để thúc đẩy hành động bộc phát, dữ dội của nhân vật. Ngôn ngữ Nguyên Hồng trong “Trong lòng mẹ” đầy xúc

cảm, dạt dào yêu thƣơng, chứa chan nỗi buồn, nỗi tủi, nỗi nhớ mong đan xen. Nguyên Hồng đã thể hiện đƣợc biệt tài miêu tả tâm lý đặc sắc của mình. Lê Minh Khuê lại đem đến một hơi thở nhẹ nhàng, tƣơi mát, đậm chất nữ tính qua những trang văn giàu chất thơ, lối kể chuyện tự nhiên, kết hợp hài hòa giữa kể, tả và giãi bày cảm xúc. Lý Lan hấp dẫn bởi những cảm xúc chân thật, phóng khoáng, giọng điệu khi sôi nổi, lúc tha thiết yêu thƣơng.

Nhƣ vậy, mỗi nhà văn lại có cách riêng trong việc thể hiện hình tƣợng ngƣời phụ nữ. Điều này góp phần đem đến sự phong phú cho kho tàng ngôn ngữ thơ ca dân tộc, góp phần làm toàn diện hơn diện mạo văn học Việt Nam hiện đại.

Một phần của tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong văn học viết Việt Nam qua sách Ngữ văn Trung học cơ sở (Trang 77 - 82)