Hình tƣợng ngƣời phụ nữ thời đại mới

Một phần của tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong văn học viết Việt Nam qua sách Ngữ văn Trung học cơ sở (Trang 69)

Chƣơng 2 HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC

3.2.Hình tƣợng ngƣời phụ nữ thời đại mới

3.2.1. Người phụ nữ và năng lực phản kháng

Vẫn mang những nét đẹp truyền thống, nhƣng ngƣời phụ nữ trong thời đại mới không còn cam chịu, nhẫn nhục nhƣ trƣớc. Nếu trong văn học trung đại, Vũ Nƣơng, Thúy Kiều, Kiều Nguyệt Nga đều bị đẩy đến bƣớc đƣờng cùng để dẫn đến một lựa chọn duy nhất là nhảy xuống sông tự vẫn thì đến thời hiện đại, ngƣời phụ nữ đã biết vùng lên phản kháng. Ngƣời phụ nữ thời hiện đại không chấp nhận cảnh sống “nhƣ con cá rô thia” “nhƣ con hạc đầu đình” “nhƣ con rùa” lầm lũi mà trong họ luôn tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt, dẻo dai và nó có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Ta có thể thấy điều này một cách rõ nét qua hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích “Tức nƣớc vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố.

Chị Dậu vốn là một ngƣời phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động, giàu tình thƣơng chồng, thƣơng con nhƣ bao ngƣời phụ nữ Việt Nam tảo tần, hiền thục khác. Nhƣng sƣu cao thuế nặng chồng chất của chồng, rồi lại của ngƣời em chồng đã chết từ năm ngoái khiến gia đình chị lâm vào bƣớc đƣờng cùng. Chị phải bán gánh khoai, bán ổ chó, thậm chí, bán đứa con gái dứt ruột đẻ ra để đủ nộp suất sƣu cho chồng nhƣng anh Dậu – chồng chị vẫn bị trói ở sân đình vì chƣa nộp đủ tiền sƣu cho chú Hợi – em ruột anh. Đau khổ, tai họa chồng chất đè nặng lên tâm hồn ngƣời đàn bà tội nghiệp. Vậy mà khi anh Dậu vừa tỉnh lại, cầm bát cháo trên miệng chƣa kịp ăn bọn cƣờng hào, lũ đầu trâu mặt ngựa đã ầm ầm kéo đến với tay thƣớc, roi song, dây thừng đòi bắt trói anh. Vừa run rẩy kề miệng bát cháo, nghe tiếng thét của tên cai lệ, anh Dậu đã lăn dùng xuống phản! Tiếng trống thúc thuế dồn dập ngoài kia, những hành động nối tiếp khiến tình huống truyện trở nên căng thẳng, bức bối. Tên cai lệ xông vào chửi bới gia đình chị thậm tệ. Hắn hạ nhục, chì chiết anh Dậu rồi trợn ngƣợc hai mắt quát chị Dậu: “Mày định nói cho cha mày nghe đấy

à? Sưu của nhà nước mà dám mờ mồm xin khất” [62;29]. Trong tình thế cấp bách,

chị Dậu đã hạ mình van xin cho chồng, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin ông trông lại. Lời nói của chị khẩn khoản, đáng thƣơng, thể hiện sự cố gắng níu kéo của ngƣời phụ nữ trƣớc nguy cơ gia đình bị đẩy đến vực thẳm, trƣớc nguy cơ ngƣời

chồng có thể sẽ chết gục ngoài sân đình. Nhƣng chị càng quỵ lụy, càng nhún nhƣờng, càng van nài, tên cai lệ lại càng lồng lộn, điên cuồng, say máu. Hắn “đùng đùng” giật phắt cái thừng trong tay anh hầu cận lý trƣởng, chạy “sầm sập” đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu ra đình. Chị Dậu van hắn tha cho thì hắn bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, tát đánh bốp vào mặt chị, rồi nhảy vào cạnh anh Dậu. Hành động của hắn thật dã man, vô nhân đạo, nhƣ hành động của loài ác thú say mồi, không cần biết đến sự sống chết của ngƣời đàn ông đang thoi thóp, không thèm đếm xỉa đến dòng nƣớc mắt của một ngƣời đàn bà đáng thƣơng và lũ con nheo nhóc.

Truyện đƣợc đẩy đến cao trào khi giằng co, dồn nén rất nhiều tính chất đối lập: một bên là sự nhẫn nhịn, hạ mình hết mức, một bên là sự hống hách, cậy quyền, ngang ngƣợc đến vô nhân tính. Và cuối cùng, mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn. Hơn nữa, để bảo vệ tính mạng của chồng, bảo vệ nhân phẩm của bản thân, chị Dậu đã kiên quyết chống cự. Cách xƣng hô của chị thay đổi: “Chồng tôi đau ốm, ông

không được phép hành hạ!” [62;29]. Nếu lúc trƣớc chị một mực xƣng “cháu – ông”,

một mực van lơn khẩn thiết thì giờ, thái độ của chị đã khác. Chị xƣng “tôi” ngang hàng, và sau đó xƣng “bà – mày”: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!” [62;29]. Sự thay đổi ngôi nhân xƣng đã thể hiện sâu sắc sự thay đổi trong thái độ, hành động của chị. Từ nhún nhƣờng, hạ mình đến đấu tranh và cuối cùng vùng lên phản kháng. Đi cùng với đó là hàng loạt hành động bộc phát, nhanh chóng, dữ dội, quyết liệt của chị. Lúc đầu “chị liều mạng cự lại” sau đó, chị “nghiến hai hàm răng”, cuối cùng “chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa” khiến tên cai lệ “ngã chỏng quèo trên mặt đất”. Tên ngƣời nhà lí trƣởng sấn sổ giơ gậy định đánh chị, nhƣng “Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được cái gậy của hắn. Hai người giằng co

nhau, du đẩy nhau, rồi hai ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau” [62;29]. Kết

cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Đoạn văn ngắn nhƣng nén chặt các sự kiện dồn dập vô cùng kịch tính, căng thẳng.

Ngô Tất Tố nhƣ một nhà quay phim hƣớng ống kính của mình vào miêu tả rất chi tiết, cụ thể từng hành động của nhân vật. Tƣ thế, hành động của chị Dậu đã có bƣớc nhảy vọt. Từ chỗ chỉ biết van xin, nài nỉ, chị đã dám quật cƣờng chống lại hai gã đàn

ông bằng tất cả sức lực của ngƣời đàn bà lực điền, bằng tất cả sự căm phẫn, uất hận bị dồn nén, bức xúc. Hành động của chị nhanh, dứt khoát, hoàn toàn không có sự tính toán từ trƣớc. Đó là bản năng tự vệ chính đáng của ngƣời phụ nữ trƣớc sự tồn vong của gia đình mình. Hóa ra ngƣời phụ nữ không chỉ là ngƣời “giữ lửa”, “thắp lửa” trong gia đình, hóa ra ngƣời phụ nữ không chỉ biết cam chịu, hi sinh mà khi cần, họ cũng sẵn sàng xù lên nhƣ con gà canh ổ trứng trƣớc móng vuốt diều hâu. Phải chăng, bông hồng đẹp bởi những chiếc gai? Ngƣời phụ nữ đẹp còn bởi sự phản kháng mãnh liệt, dữ dội nhƣ thế. Với chị Dậu, nhà tù của thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ. Khi bị đẩy đến bƣớc đƣờng cùng, ngƣời ta có thể bất chấp tất cả. Tức nƣớc vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh là quy luật tất yếu trong xã hội. Từ hình ảnh “Cái cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” bé nhỏ, thầm lặng, tội nghiệp trong ca dao đến hình ảnh chị Dậu trong “Tắt đèn”, ta thấy chân dung ngƣời phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bƣớc phát triển mới cả về tâm hồn lẫn chí khí.

Những cô gái thanh niên xung phong trong “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê cũng là những ngƣời phụ nữ dũng cảm, kiên cƣờng.

Truyện kể về Thao, Nho và Phƣơng Định - ba cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ san lấp hố bom và phá bom nổ chậm trên tuyến đƣờng Trƣờng Sơn. Cái chết có thể xảy đến với những ngƣời phụ nữ này bất cứ lúc nào. Đặt trong tình huống ấy, nhà văn Lê Minh Khuê đã làm nổi bật lên nhiều phẩm chất đẹp đẽ của nhân vật, trong đó, ấn tƣợng nhất chính là sự dũng cảm, can trƣờng ở những cô gái tƣởng chừng bé nhỏ, yếu ớt.

Chiến tranh đồng nghĩa với sự hủy diệt, cái chết. Sống giữa tâm điểm của cuộc chiến, ba cô gái hàng ngày phải đối diện với biết bao bom mìn khủng khiếp của kẻ thù. Nhƣng họ đã luôn luôn lạc quan, luôn luôn bình tĩnh để xử lý mọi tình huống. Đặc biệt, nhà văn đã xoáy sâu vào tâm trạng căng thẳng tột độ của các nhân vật khi phá bom, khi đối diện với cái chết để thấy rõ lòng quả cảm phi thƣờng của họ. “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng

từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng” [63;115]. Lê Minh Khuê đã thực sự làm sống dậy hình ảnh tƣơi đẹp của những ngƣời phụ nữ hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc, làm sống dậy chủ nghĩa anh hùng cách mạng của phụ nữ Việt Nam nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

Nhƣ thế, thời đại mới đã đem đến cho ngƣời phụ nữ những phẩm chất mới đáng trân trọng. Ngƣời phụ nữ không chỉ biết yêu thƣơng mà còn biết đấu tranh, không chỉ biết hi sinh mà còn biết phản kháng. Điều đó khiến cho hình tƣợng ngƣời phụ nữ trở nên toàn vẹn hơn, đẹp hơn theo thời gian.

3.2.2. Người phụ nữ như là biểu tượng Mẹ Tổ quốc

Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã từng nói: “Trong chiến tranh, tất cả mọi nỗi vất vả đau đớn nhất rút lại đều đổ lên những người đàn bà. Và thực ra, xã hội, tổ

quốc tất cả còn sống được là nhờ họ” [42;533]. Có thể nói hình tƣợng ngƣời phụ

nữ, ngƣời mẹ là một trong những hình tƣợng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ ca Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn văn học chiến tranh (1945 – 1975), hình tƣợng mẹ đã đã đƣợc nâng tầm, trở thành biểu tƣợng cao đẹp gắn với đất nƣớc, gắn với Tổ quốc hùng vĩ, tự hào. Quan niệm Bà mẹ - Tổ Quốc nhƣ là tình cảm của ngƣời Việt Nam hƣớng về cội nguồn.

Với một dân tộc trải qua mấy ngàn năm lịch sử là mấy ngàn năm chinh chiến liên miên, “hành văn trên yên ngựa”, ta luôn thấy phía sau mỗi cuộc chiến tranh là bóng dáng của ngƣời phụ nữ lặng thầm, vất vả. Liệu có dân tộc nào trên trái đất này, trải dài từ Bắc chí Nam là những tƣợng đá vọng phu vò võ đợi chờ, từ nàng Tô Thị trong truyện cổ tích đến Vũ Nƣơng, ngƣời chinh phụ trong văn học trung đại và sau này là rất nhiều những bóng hình các bà, các chị, các mẹ, các em… Họ đã âm thầm góp phần “làm nên đất nƣớc muôn đời”.

Ta bắt gặp trong trang viết một hình tƣợng Mẹ Tổ quốc “Vất vả, đau thương

trong sáng vô ngần” trong màu áo nâu của bà, của mẹ. Tổ quốc “đau thƣơng”, mẹ

nghèo gánh nặng. Cứ buốt nhói trong ta những ngƣời mẹ nghèo trông áo vá, lầm lụi sau mỗi mái nhà:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa! Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi, Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy, Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

[63;143]

Hai từ “nắng mƣa” trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm nói riêng, trong những vần thơ viết về ngƣời bà, ngƣời mẹ nói chung nhƣ những vất vả, nhọc nhằn in hằn lên cuộc đời cúi thấp. Trong kí ức của ngƣời cháu, quá khứ là khói bếp cay nồng, là cái đói đáng sợ, đói tới mức “đói mòn đói mỏn”, tất cả nhƣ đang chết dần chết mòn, khô héo sức sống. Đến con ngựa cũng “khô” cũng “rạc”, cũng “gầy”, hay chính ngƣời cha, ngƣời trụ cột trong gia đình cũng “khô rạc”, gầy héo trong cái đói rệu rã ấy. Bếp lửa ấp iu nồng đƣợm ấm áp bao đời, bếp lửa thân thuộc trong bàn tay bà, vậy mà trong ngày đói cháu chỉ còn nhớ “khói hun nhèm mắt cháu”, chỉ còn lại nỗi cơ cực xót xa khiến “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”. Không phải “khóe mắt cay” mà là “sống mũi cay”. “Khóe mắt cay” có thể do khói bếp, nhƣng “sống mũi cay” chỉ có thể là niềm xúc động rƣng rƣng, se sót về những năm tháng đã qua. Bà gắn với cuộc sống khó khăn, vất vả, gắn với cái đói, cái nghèo lam lũ.

Bà còn gắn với những năm tháng chiến tranh đau thƣơng, mất mát:“Năm

giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi” [63;143].Ta bắt gặp trong hình ảnh bà là hình ảnh

Tổ qu ốc qua những thăng trầm lịch sử. Đó là những ngày tháng đói nghèo “cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ”, hay những tháng ngày giặc giã, chiến tranh. Bà âm thầm đi qua tất cả bằng ngọn lửa của tình yêu và niềm tin, bằng đức hi sinh và lòng bao dung nhân hậu. Chính bà trở thành điểm tựa của cháu, trở thành sức mạnh tinh thần nâng bƣớc cháu trong mỗi chuyến đi:

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...

[63;143]

Bài thơ đƣợc sáng tác khi tác giả đang theo học tại Liên Xô, vì thế, nó không chỉ là cái nhìn về quá khứ, kỉ niệm mà hơn cả, nó là cái nhìn về Tổ quốc, về đất mẹ thân yêu. Bởi thế, trong tâm thế đƣợc đi ra với “biển lớn” cuộc đời, hòa mình với thế giới rộng lớn, nhà thơ lại càng khắc khoải, càng trân trọng hình ảnh bà và bếp lửa. Bà và bếp lửa đã đƣợc nâng lên thành biểu tƣợng của cội nguồn yêu thƣơng, quê hƣơng, đất nƣớc cao đẹp. Dù có đi muôn nơi, bà và bếp lửa vẫn mãi là điểm đến trong trái tim cháu.

Cũng nhƣ thế, với Xuân Quỳnh, tất cả hƣớng về bà:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. [61;148]

Tổ quốc đã đồng nghĩa với xóm làng, đồng nghĩa với bà, với tiếng gà cục tác và ổ trứng hồng tuổi thơ. Đúng nhƣ nhà văn Ilia Erenbua từng nói: “Lòng yêu nhà,

yêu làng xóm, yêu đồng quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Tình yêu đất nƣớc của cháu

xuất phát từ những gì nhỏ bé, bình dị nhất. Đó là những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp bên bà, là tình yêu bà tha thiết. Nhƣ thế, bà chính là Tổ quốc trong cháu. Bà tiếp cho cháu sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.

Nhƣ vậy, ta có thể nhận ra gƣơng mặt Tổ quốc trong những ngƣời mẹ nghèo cả đời lam lũ, nuôi chồng, nuôi con chiến đấu. Sau này, nhà thơ Tố Hữu đã có những câu thơ mang tính khái quát: “Việt Nam, ôi Tổ Quốc thương yêu/ Trong khổ

đau người đẹp hơn nhiều/ Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng/ Nhẫn nại nuôi con suốt

đời im lặng”. Hay nhà thơ Chế Lan Viên cảm nhận qua nƣớc mắt, qua mảnh đất khô

cùng tôi qua nước mắt”. Mẹ - Tổ quốc thực sự thành một biểu tƣợng kép mang ý nghĩa sâu xa của dân tộc Việt Nam.

Ngƣời mẹ không chỉ gắn với đất nƣớc đau thƣơng mà còn với đất nƣớc “gian lao mà anh dũng”. Ngƣời mẹ không chỉ tần tảo, vất vả hi sinh mà còn trở thành bức những bức thành đồng của Tổ quốc.

Ngƣời mẹ Tà ôi trong “Khúc hát ru những em bé lớn trên lƣng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm không chỉ mang những nét đẹp của ngƣời phụ nữ truyền thống – yêu con, yêu lao động mà còn mang vẻ đẹp của Đất nƣớc hôm nay. Tình yêu của mẹ dành cho con không tách rời với tình yêu buôn làng, tình yêu bộ đội, yêu kháng chiến, yêu lãnh tụ, yêu đất nƣớc. Tình yêu ấy cứ đƣợc nâng dần, nâng dần qua từng khúc ru, gắn với những hành động cụ thể, thiết thực của mẹ dành cho con, cho Tổ quốc.

Ở khúc ru thứ nhất, tình yêu của mẹ gắn với tình yêu bộ đội:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ. Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,

Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng. Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối, Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:

- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,

Một phần của tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong văn học viết Việt Nam qua sách Ngữ văn Trung học cơ sở (Trang 69)