lãm MTTQ năm 1985 đến 1986
Giai đoạn này đất nước Việt Nam từ bỏ nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường cũng là lúc nền nghệ thuật thay đổi và chuyển mình, phát triển bắt kịp xu hướng của thế giới, trong đó các ngành nghệ thuật vận động đó, nghệ thuật điêu khắc có sự phân hóa hoạt động và sáng tác một cách rõ rệt. Trong thời kỳ đầu của cơ chế thị trường, các tượng đài được phát triển rất mạnh và rầm rộ.
Trước khi công cuộc đổi mới của đất nước diễn ra từ năm 1986, những tác phẩm Chiến thắng Điện Biên, Thánh Gióng của Nguyễn Hải, Quang Trung Nguyễn Huệ của Vương Học Báo, Bác Hồ với thiếu nhi của Diệp Minh Châu, Súy Vân của Lê Công Thành...đã khẳng định trước thế giới về một loạt tác phẩm điêu khắc Việt Nam, không hề lẫn với phương Tây và làm người phương Tây không khỏi ngỡ ngàng. Người ta không thể phủ nhận về những giá trị cốt lõi của tính dân tộc đậm đặc trong điêu khắc với các họa sĩ Việt Nam thời Đông Dương đương thời có một tác động hết sức mạnh mẽ thông qua những thông tin tiếp xúc trực tiếp từ các ông thày người Pháp. Nhưng trái lại, người ta cũng không thể nhầm lẫn được trước các tác phẩm chân dung con người Việt dưới tài năng thể hiện của các họa sĩ Việt bởi chúng thấm đẫm tâm hồn dân tộc, màu sắc dân tộc Việt Nam.
Triển lãm mĩ thuật toàn quốc năm 1995 có tổng số 716 tác phẩm trong đó điêu khắc có 127 tượng và phù điêu của 87 tác giả, gồm 34 gò đồng - nhôm, 32 tượng gỗ và chạm gỗ, 28 tượng thạch cao, 10 tượng đá, 7 đúc đồng – gang - nhôm, 6 bê tông - xi măng, 6 gốm – đất nung, 1 phối hợp đá - gỗ - sắt, 1 phối hợp gỗ - đồng - sừng, 1 bồi giấy trên thạch cao, 1 phối hợp thạch cao - nhôm. Huy chương Bạc trao cho các tác phẩm 2 bức chạm gỗ Uống rượu cần và Dệt khố của Đinh Rú; Ngày hội Hai Bà Trưng, chạm gỗ của Phạm Văn Định. Huy chương Đồng kỳ này thật dồi dào, tượng thạch cao Tiên Dung - Chử Đồng Tử của Hồng Hưng…
Giải thưởng MTTQ 1985 gồm đầy đủ các hạng Huy chương Vàng, Bạc, Đồng và Khuyến khích. Huy chương Vàng trao cho các tác phẩm: Bên bếp lửa, tạc gỗ của Hứa Tử Hoài; Cắt tóc, tạc gỗ của Đào Phương; Tàn mà không phế (Anh thương binh), thạch cao của Phạm Mười;
Hình 2.1. Tác phẩm Cô đơn- đồng (1986) của Tạ Quang Bạo
Trong tác phẩm “Cô đơn”, chất liệu đồng của nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo ta thấy tính dân tộc được tác giả thể hiện rõ nét nhất. Bức tượng người đàn
ông ngồi suy tư, với các khai thác khối độc đáo vươn tới đỉnh sáng tạo là bởi song hành các hướng cuộn khối mây cùng hướng hình học còn có hướng tâm tưởng với những đan bện quyện chặt của khát vọng sống hướng thượng trong khi theo chiều đối lập khiến nhân vật càng cô đơn, tuyệt vọng.
Những chiều và hướng có thể đối lập như cong với thẳng, trơn nhẵn với nhăn nhúm nhưng lại tụ tập làm một trong hình thức vừa phô bày ngoài mặt vừa thẳm sâu trong tâm khảm. Tuyệt phẩm Cô đơn là một minh chứng cho nhận định này. Khối đặc và rỗng đan quyện nhau xoắn xuýt với nhau. Khối của Tạ Quang Bạo khá phong phú, có chỗ tiết chế như ở phần thân, có chỗ đầy đặn giản dị kiểu khối củ khoai củ sắn trong vô số thử nghiệm trên đồng của ông, cũng có thể sắc gọn, thanh thoát, dứt khoát.
Tác phẩm của nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo mang đậm tính dân tộc Việt, văn hóa Việt, nó đặc trưng về hình tượng, thống nhất về phong cách, hoàn thiện về nội dung, nó làm người xem cảm nhận tâm hồn Việt ngay từ trong sâu thẳm của tác phẩm.
Tác phẩm Anh thương binh của điêu khắc gia Phạm Mười là tác phẩm tiêu biểu cho lối tả thực về khối nhưng vẫn dày dặn, vẹn toàn, khối căng tròn, nuột đều, cơ thể anh thương binh vươn lên phía trước, cả người dồn sức vào cái nạng, phía dưới là đứa bé đang ngẩng đầu nhìn anh thương binh, tưởng cơ thể anh thương binh nặng nề bất động, nhưng phần chân lại uyển chuyển. Bên cạnh những khối liền mạch vững vàng, bất chợt ta cảm nhận thấy sự hy sinh một phần thân thể của nhân vật không bi lụy mà đầy can trường, nghị lực.
Nhà điêu khắc Phạm Mười đã khéo léo biến cái rất thực, rất đau đớn thành nỗi niềm, sự chia sẻ, sự biết ơn, có một tình tiết rất đẹp đó là sự truyền nối tiếp các thế hệ. Tính dân tộc và hiện đại được kết hợp nhuần nhuyễn trong điêu khắc Phạm Mười được tác giả khắc họa rõ nét ở tác phẩm này.
Đây là triển lãm đầu tiên của quá trình đổi mới của đất nước do vậy chất liệu sang trọng vẫn chưa nhiều, vẫn còn ảnh hưởng của cách tạo tượng Liên Xô, tuy nhiên vẫn có những tác phẩm mang đậm tính dân tộc trong tác phẩm.