Nghiên cứu tính dân tộ cở một số tác phẩm điêu khắc tiêu biểu trong triển lãm MTTQ năm 1990 –

Một phần của tài liệu Tính dân tộc trong một số tác phẩm điêu khắc giai đoạn 1986 đến 2016 (Trang 29 - 36)

triển lãm MTTQ năm 1990 – 1995

2.2.1. Tính dân tộc trong một số tác phẩm điêu khắc ở Triển lãm MTTQ năm 1990

Tổng số tác phẩm: 1353 tranh tượng của 822 tác giả. Điêu khắc gồm: 89 tượng gỗ - chạm gỗ, 34 gò đồng, nhôm, 8 đúc đồng và kim loại, 32 gốm, sứ, đất nung, 30 thạch cao, 20 tượng đá, 7 xi măng, 1 giả đồng, 1 tổng hợp.

Việt Nam đã kịp thời tiến hành Đổi mới và Mở cửa từ 1986 nhờ đó tác động vào hoàn cảnh Mỹ thuật: Đổi mới, mở cửa đã tạo giá trị thực tiễn cho mỹ thuật nước ta, xét trên hầu hết các mặt: triển lãm, bán tranh, giao lưu và học hỏi trực tiếp...

Giải thưởng MTTQ 1990 gồm rất nhiều thứ hạng: Chỉ có 01 giải Nhì cho bức tượng gỗ Bác Hồ về bản của Hứa Tử Hoài, tiếp theo, có Huy chương Vàng

cho các tác phẩm: Tiếng kèn Chăm, tạc đá của Nguyễn Hoàng Ánh. Huy chương Bạc trao cho các tác phẩm Bà mẹ Quảng Nam, đúc đồng, cao 120m của Phạm Hồng. Huy chương Đồng cho các tác phẩm: Mẹ con, tượng đá của Nguyễn Chi Lăng; Dân công kháng chiến, sơn mài đắp nổi của Trịnh Ngọc Lâm; Già làng, tượng gỗ của Hoàng Tường Minh; Dưới ánh mặt trời, đồng nhôm của Trần Văn Mỹ; Màu xanh tình yêu, điêu khắc tổng hợp của Phạm Sinh; Mùa xuân vĩnh cửu, tượng đá của Cần Thư Công.

Hình 2.3. Tác phẩm Bác Hồ về bản của Hứa Tử Hoài

Trong tác phẩm Bác Hồ về bản của tác giả Hứa Tử Hoài, cách tạo khối của ông về một nhân vật lãnh tụ đóng đặc dày dặn, khối chân nặng nhưng vẫn động, cách tạo hình khỏe vững như các tượng trong chạm khắc đình làng.

Bên cạnh những khối liền mạch vững vàng, bất chợt ta va chạm tới kiểu khối xẻ vạt áo mảng diện lớn đầy mạnh bạo trên thân hình người lãnh tụ. Bổ sung cho khối đặc của cánh tay là khối của chiệc khăn được vắt chéo qua thân người trông vừa tả thật vừa cách điệu, nhà điêu khắc Hứa Tử Hoài đã khéo léo

kết hợp khối rỗng với những khối đặc. Chính cái cách tả khối tròn đều tưởng chẳng có gì này đôi khi lại có sức biểu cảm thâm trầm của vật chất đá.

Tính dân tộc và hiện đại được kết hợp nhuần nhuyễn trong khối điêu khắc được Hứa Tử Hoài thể hiện rõ nét ở tác phẩm này.

Đây là triển lãm MTTQ đông nhất về số lượng trong lịch sử các MTTQ suốt từ 1945 đến 2010. Điêu khắc có 222 tác phẩm, có một số tác phẩm điêu khắc cỡ rất nhỏ như: Ngắm trăng, chạm gỗ, 4x15cm của Mai Duy Thân; Vật,

tượng gỗ, cao 15cm của Trần Quốc Chiến; Mẹ và Ru con đều là tượng gỗ, đều chỉ cao 10cm cùng của tác giả Vương Học Báo; Cô gái chải tóc, tượng gỗ, cao 10cm của Lê Thị Hiền; Bế con, đất nung, cao 10cm của Lê Thị Hoài; Tượng sân vườn, đất nung, cao10cm của Lê Công Thành...Các nghệ sĩ điêu khắc đã nhìn thế giới hội họa và điêu khắc phương Tây vô cùng phong phú và biến đổi nhanh đến chóng mặt, cả nền nghệ thuật Việt Nam nói chung và mỹ thuật Việt Nam nói riêng, từ nay chính thức giã từ con đường độc đạo mang tên Chủ nghĩa Hiện thực Xã hội chủ nghĩa. Những kiểu cách tạo hình phi hiện thực dần dần quen mắt và có chỗ đứng khá thoải mái trong các triển lãm.

Hình 2.4. Tác phẩm Thiếu nữ của Lê Công Thành

Về đề tài thiếu nữ của Lê Công Thành, trong tác phẩm “Thiếu nữ” ông dốc tâm huyết để sáng tạo nên tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của thiếu nữ Việt, một vẻ

đẹp đặc trưng, hoàn hảo, không miêu tả cụ thể đối tượng thiếu nữ Việt nào mà là những khối cơ thể nần nẫn, đầy sức sống và mềm mại, trau truốt tràn trề cảm xúc được chồng đặt lên nhau. Tổng thể khối tượng được cách điệu với dáng vẻ ngồi, các khối lần lượt được hoán đổi vị trí khá kỳ lạ: từ khối đầu hình trứng, khối cổ hình trụ, khối cơ thể hình chóp phồng và khối bụng, mông, chân hình nón, trụ. Tất cả được biến điệu về vẻ đẹp hình thể người phụ nữ, gây cho người xem sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp đơn sơ và đầy bí ẩn của nhân vật đang hiện hữu trước mắt. Toàn bộ tác phẩm cho thấy sự tài hoa của bàn tay nghệ sĩ, nâng niu, trân trọng đục tạc, gọt chẻ những khối vô hồn thành hình hài tuyệt mỹ, những giá trị thẩm mỹ của người phụ nữ được đúc kết ngàn đời thành hình tượng đẹp đẽ nhất, sang trọng, quý phái mà vẫn gần gũi, thân thương.

Có khá nhiều xu hướng, trường phái lạ xuất hiện trong triển lãm, minh chứng cho bước phát triển đa dạng hoá của mỹ thuật Việt Nam (chịu ảnh hưởng của các trường phái tượng trưng, lập thể, ngây thơ - nguyên sơ, biểu hiện, cực thực…).

2.2.2. Tính dân tộc trong một số tác phẩm điêu khắc ở triển lãm MTTQ 1995

Có 171 tác phẩm điêu khắc. Phần điêu khắc gồm: 68 ĐK gỗ, 4 thạch cao, 18 gốm, đất nung, 11 đá, 35 đồng, gò đồng, nhôm, 22 xi măng, bê tông, 2 điêu khắc tổng hợp, 2 đồng + xi măng, 2 gỗ + đồng, 5 composit, 01 tượng bồi lụa phủ sơn ta, 01 điêu khắc sơn mài. Như vậy là đã xuất hiện thêm khá nhiều chất liệu mới, đồng thời vắng hẳn ký họa, tranh cổ động, mỹ nghệ và số tượng thạch cao rút xuống tối thiểu để đá, gốm, đồng vượt lên.

Về giải thưởng: Có giải Nhì cho tác phẩm Cây đời, tượng gỗ của Lưu Thanh Lan, Đầu ngựa, tượng đồng của Nguyễn Hải Nguyễn. Có tới Giải Ba là tác phẩm Bác Hồ với đại biểu dũng sỹ, tượng composit của Minh Đỉnh, Xuân, sơn đắp của Trần Hùng, Cuộc sống và tình yêu, tượng gỗ của Phan Gia Hương. Có những Giải Khuyến khích gồm: Những cánh diều, tượng xi măng của Hoa

Bích Đào, Hào khí bình Ngô, tượng đồng của Tạ Duy Đoán, Mẹ con, tượng sa thạch của Phạm Hồng, Chân dung họa sỹ Trần Văn Cẩn, tượng đồng của Trần Thị Hồng, Sự hoàn thiện của thiên nhiên, tượng gốm của Lê Liên, Gảy đàn, gò đồng của Đinh Thị Thắm Pôông, Nỗi đau, tượng gỗ của Lều Thị Phương, Tượng đá của Lê Công Thành, Lửa cầu nguyện, tượng gỗ của Vũ Quang Sáng, Gội đầu, gò đồng của Mai Thu Vân. Loại Giải thưởng về đề tài cách mạng gồm: tác phẩm Bất tử, tượng xi măng và đồng của Hồng Ngọc. Loại giải thứ 3 là Giải thưởng của Quỹ hỗ trợ và phát triển văn hoá Việt Nam - Thụy Điển (SIDA) gồm: Bóng nguyệt, tượng đồng của Vân Thuyết, Ngày hội, phù điêu xi măng patin giả đồng của Vũ Tiến.

Có thể nhận định đây là giai đoạn phát triển đa dạng nhất của Mỹ thuật Việt Nam từ trước đến nay. Bối cảnh lịch sử năm 1995 khá sáng sủa: công cuộc đổi mới - mở cửa đã tiến hành được 9 năm và đã có hiệu quả thực tiễn được 6 năm, toàn dân được no ấm, các cuộc chiến biên giới và hải đảo đã chấm dứt hoặc lắng dịu gần như hoàn toàn...Lứa họa sỹ Việt Nam đầu tiên sau đổi mới và mở cửa đi du học hay thực tập ở phương Tây cũng mới trở về (Lê Anh Vân, Sơn Trúc, Vũ Huyên, Đào Minh Tri, Lê Thừa Tiến, Bình Minh, Đức Hoà, Lê Thị Hiền…). Các chủ nghĩa, trường phái trong nghệ thuật Việt Nam bắt đầu trở nên phong phú, cũng như các loại vật liệu vẽ tranh, đúc tượng ngày càng đa dạng.

Tác phẩm “Đầu ngựa” của Nguyễn Hải Nguyễn là cái nhìn lạ về hình khối, thay đổi mạnh mẽ về bố cục, lối tạo hình khúc triết, đặc rỗng rõ ràng, thể hiện sự cô đọng xúc tích, không thừa không thiếu. Đây là tác phẩm thể hiện cái nhìn độc đáo, cách quan sát mới lạ của tác giả đối với một đối tượng bình thường, chỉ thay đổi khối hình, diễn chất thô mộc mà không mất đi vẻ quyến rũ, khối kia đích thị là dư âm của những cột đình, chạm kia là nét của hoa văn họa tiết ở đầu đao được khéo léo chuyển thể vận động với đường nét thẳng cong trổ thủng khiến tác phẩm vừa có dấu ấn dân gian mà không mất đi tính hiện đại.

Hình 2.5. Tác phẩmĐầu ngựa, đồng, 50 x 20 cm của Nguyễn Hải Nguyễn

Hình 2.6. Tác phẩm Cây đời, gỗ, của Lưu Danh Thanh

Đời sống tâm hồn con người Việt Nam thể hiện rõ nét trong tác phẩm

“Cây đời” của tác giả Lưu Danh Thanh một cách hồn hậu, tinh tế. Cách sống tế nhị, kín đáo của người Việt Nam, cùng vẻ đẹp thuần khiết mang tâm hồn Việt đã thấm vào nội dung tác phẩm, với bố cục ba khối chụm lại như một cái cây, có sự thay đổi về khối hình khi thì cong, khi thẳng, vạt thẳng nghiêng, mỗi hình người đều có thế dáng riêng biệt đặc trưng đầy sáng tạo để thể hiện những diễn biến tình cảm tế nhị của 3 nhân vật (vừa là cơ thể người, vừa là cơ thể cây). Tác phẩm

có thể nói như một bài ca dao ca ngợi tình yêu giữa con người với con người, được lưu truyền trong dân gian:

“Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Sự hòa đồng giữa con người với thiên nhiên đã tạo nên chất thơ trong tác phẩm thể hiện đậm đặc hoặc thấp thoáng nét trữ tình, ta thấy đâu đó trong tác phẩm có sự sẻ chia, có sự đồng cảm có sự bùi ngùi, có những nỗi niềm không gọi thành lời mà thay vào đó là tiếng nói của khối hình bền chặt, tất cả vang lên âm hưởng của tình cảm con người việt với nhau, hàng ngàn đời đến nay vẫn gắn bó không tách rời.

Hình 2.8. Rồng của Trần Tuy

Ngoài ra ta có thể cảm nhận những tác phẩm mang đậm tính dân tộc như

Mẹ Việt Nam của Nguyễn Phú Cường, Rồng của Trần Tuy, qua cách tạo hình, diễn khối, cách sử dụng họa tiết hoa văn của chạm khắc đình làng vào trong tác phẩm một cách nhuần nhuyễn.

Có thể nhận thấy triển lãm MTTQ 1995 là một bước tiến cả về nội dung đến chất lượng tác phẩm.

Một phần của tài liệu Tính dân tộc trong một số tác phẩm điêu khắc giai đoạn 1986 đến 2016 (Trang 29 - 36)