lãm năm 2000-2010
2.3.1. Triển lãm MTTQ lần thứ 15, năm 2000
Đây là triển lãm khẳng định được tính nghề nghiệp vững vàng, ngày càng có tìm tòi trong kỹ thuật và chất liệu, có bản sắc dân tộc. Các tác phẩm đã có nội dung tư tưởng sâu sắc, phản ánh được các vấn đề của thời đại, có chất lượng nghệ thuật cao, tính nghề nghiệp vững vàng, tính sáng tạo. Phân loại Điêu khắc gồm: 65 đồng, 9 nhôm, 4 sắt - thép, 3 kim loại, 1 inox, 29 gốm - đất nung – sành - sa mốt, 18 đá - cuội - granito, 2 than đá, 13 xi măng - bê tông, 46 gỗ, 24 composit, 22 tổng hợp, 7 thạch cao, 3 sắt + gỗ, 1 đá + thuỷ tinh, 1 gỗ + đồng, 1 gỗ + nhôm, 1 gỗ + inox, 1 inox + gốm, 1 inox + kính, 1 đồng + sắt, 1 đồng +
nhôm. Đây là triển lãm với tỷ lệ trên 90% là chất liệu quý hiếm như đồng, đá, kim loại quý, gỗ quý.
Đó là bước tiến rất dài vì 40 năm trước, giải thưởng của triển lãm MTTQ 2000: Có huy chương Bạc: Lê Liên với tượng đồng + sắt Khi cuộc chiến đã đi qua, Lê Lạng Lương với tượng đá Mùa đông Bắc Hà, Mai Thu Vân với bức gò đồng Đợi anh về. Có huy chương Đồng trao cho: Nguyễn Phú Cường với tượng đồng Lửa hậu phương, Nguyễn Trọng Cần với tượng gỗ sơn thếp Khổ hạnh, Nguyễn Phúc Tùng với tượng composit Mắt rồng, Lê Duy Ngoạn với tượng gốm sành Con rồng. Có giải Khuyến khích trao cho: Nguyễn Trọng Đoan với tượng sành Hạnh phúc, Nguyễn Minh Luận với tượng sắt - gỗ Ngóng, Nguyễn Hoàng Ánh với tượng đồng Chim sáo, Vũ Đại Bình với tượng đồng Chim và chiến sỹ, Trần Xuân Quang với tượng uốn đồng dây Luân hồi, Đoàn Văn Bằng với tượng inox - gốm Hàn gắn, Hồ Thu với tượng gỗ Mẹ con, Vi Thị Hoa với tượng đồng Dân quân vùng cao, Vũ Hữu Nhung với tượng gốm sành Đồng đội, Minh Đỉnh với tượng đồng Chân dung nhà thơ Quang Dũng. Điêu khắc chia khá đều cho các chất liệu đồng, sắt, đá, gỗ, gốm, composit.
Tác giả Lê Lạng Lương với tác phẩm “Mùa đông Bắc Hà” đã thể hiện bố cục một nhân vật nữ dân tộc người Mông đứng, tư thế đầu hơi cúi, hai tay đưa về phía trước để luồn trong nếp khăn váy, cảm giác run vì lạnh, vì gió, vì sự chuyển mình của thiên nhiên, vì sự khắc nghiệt của thời tiết, vì những tác động của môi trường xung quanh.
Với hình khối đơn giản, dứt khoát, căng nuột, nhát đục đơn giản nhưng gọn ghẽ, khối căng, tròn, thô nhưng không vụng về lấp liếm mà hết sức tinh tế, đẹp đẽ, toàn bộ hình khối mang hơi thở của nghệ thuật chạm khắc đình làng Việt. Thiếu nữ dân tộc Mông hiện ra với khối cơ thể đơn giản mà gợi cảm, bí ẩn đáng yêu mà đầy chất thơ, gợi sự nhẹ nhõm, cái lạnh như đang hiện hữu, đang truyền cho người thưởng thức được thưởng ngoạn, được chiêm nghiệm, từ đó mà có sự đồng cảm sẻ chia với những vất vả lo toan của người miền núi, đó cũng là sự tinh tế và đầy thi vị toát lên từ tác phẩm.
Tác giả Lê Liên trong tác phẩm “Khi cuộc chiến đã đi qua” đã thể hiện tinh thần dân tộc quật cường thông qua hình ảnh các khối được sắp xếp chồng lớp lên nhau, giữa khối này với khối kia được trổ thủng bằng một lỗ tròn, các diện mặt được tác giả cào xước tạo sự thay đổi về chất, sự xói mòn, sự mất, còn, trên đỉnh là hai nhân vật, tượng trưng cho hai chiến tuyến đang thân mật gần gũi như chia sẻ, như động viên, như chịu đựng nỗi niềm mất mát không kể xiết, dưới bệ được tác giả thiết kế các mảnh sắt nối với nhau bởi sợi xích tù đày, sự đau khổ của chiến tranh được thể hiện rõ ràng nhất, minh bạch nhất thông qua biểu tượng trên.
Tác phẩm “Khi cuộc chiến đã đi qua” là minh chứng cho cuộc chiến khi kết thúc kẻ thắng người bại đềucó sự mất mát. Thông qua cách tạo khối đậm chất dân gian thô mộc, nghệ thuật diễn khối, hình, không gian và ý tưởng, tác giả đã truyền tải đến người xem sự cảm nhận, sự xúc động đến tận cùng cho một cuộc chiến.
Hình 2.11. Tác phẩm Khổ hạnh, sơn thếp, 90cm của Nguyễn Trọng Cần.
Có thể nói, các tác phẩm điêu khắc trong triển lãm lần này có nhiều tìm tòi mới, phong cách độc đáo, sáng tạo trong kỹ thuật, chất liệu, có bản sắc dân tộc đậm đà, cảm xúc thẩm mỹ cao đẹp.
2.3.2. Tính dân tộc trong một số tác phẩm điêu khắc ở triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 2005
Càng ngày nghệ thuật điêu khắc càng phát triển, có vị trí trong nền mỹ thuật Việt Nam. Ðiều này được khẳng định qua Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 - 2005.
Ở Triển lãm MTTQ 2005, điêu khắc với số lượng 197 tượng, phù điêu của các tác giả thể hiện sự đa dạng về phong cách. Ở mỗi một tác phẩm chúng ta như đọc được sự trăn trở, tìm tòi của các nhà điêu khắc tìm một vấn đề của cuộc sống để thể hiện. Nếu so sánh các tác phẩm điêu khắc ở Triển lãm Ðiêu khắc toàn quốc 1973 - 1983 (có 234 tác phẩm của 97 tác giả, chất liệu là thạch cao, gỗ, đá, nhôm, sành, đất nung) thì ta thấy được sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc, tất nhiên cùng do hoàn cảnh lịch sử của từng thời kỳ, các chất liệu bền vững được sử dụng nhiều cũng là sự chú ý đến tính vĩnh cửu của tác phẩm. Chất liệu cũng góp phần tạo ra vẻ đẹp của tác phẩm.
Ðiêu khắc ngày càng đi gần đến vẻ đẹp của đặc trưng ngôn ngữ. Nếu như trước kia phần lớn tác phẩm thiên về tả, kể hoặc mô phỏng hiện thực có tác phẩm gần như bê nguyên xi thực tế cuộc sống thì ở Triển lãm MTTQ 2005 các tác phẩm điêu khắc được thể hiện với nhiều phong cách hiện thực, siêu thực, biểu hiện lãng mạn...
Ðiều đáng nói ở đây là các khối hình đã được vận dụng để thể hiện cái đẹp. Sự tương phản của đường nét, khối lồi lõm, đặc trưng chất liệu, vận dụng mầu sắc... và điều quan trọng là nêu được tư tưởng tác phẩm. Các tác giả bám sát các đề tài đa dạng của cuộc sống, cố gắng nêu bật được vấn đề thời đại đó là vấn đề môi trường, quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội, tình cảm gia đình, bè bạn, tình yêu, tình mẫu tử, chiến tranh và hòa bình,...các tác phẩm toát lên tính nhân văn sâu sắc.
2005 có 18 tác phẩm điêu khắc. Tác phẩm "Thượng võ" sắt hàn , huy chương Vàng của Nguyễn Huy Tính, "Mắt bão, sắt hàn, huy chương Bạc của Khổng Ðỗ Tuyền, huy chương Bạc có "Bánh tráng làng Chăm" của Ðinh Rú đã khai thác chất dân gian trong tác phẩm. Các tác phẩm đoạt Huy chương Ðồng như "Bộ ngựa" gốm sành của Nguyễn Trọng Ðoan; "Người giữ đảo" đồng của Lưu Thị Thanh Lan, "Khởi thủy" thủy tinh, composit, nước của Lê Lạng Lương, Phạm Minh Tuấn với "Những nốt nhạc thời gian" sắt, đá đã tạo được những ấn tượng thẩm mỹ. Các tác phẩm đoạt giải khuyến khích "Những bước chân" thép hàn của Ðặng Quốc An, "Tiếng vọng" tổng hợp của Ðoàn Văn Bằng , "Trăng"
của Trần Ngọc Canh, "Hàng cây" của Nguyễn Nguyên Hà "Ðàn ông" của Trịnh Thế Hội, "Nơi chợ tình" của Quách Mạnh Hùng , "Dinh dưỡng của trần gian" của Phạm Ngọc Lâm, "Trầm tích" của Vũ Hữu Nhung, "Biển cả" của Phạm Ðình Tiến, "Nguyện cầu" của Trần Việt Hưng đã chứng tỏ sự đa dạng về phong cách, có những sáng tạo bất ngờ.
Hình 2.12. Tác phẩm Thượng võ- sắt hàn của Nguyễn Huy Tính
được tạo bằng những khối to vạm vỡ, chắc khỏe, mảng diện dứt khoát, những diện vát, chéo, nghiêng, thẳng khác nhau va chạm đột ngột, tạo ánh sáng sắc lẹm. Tổng thể toát lên tinh thần thượng võ, hừng hực khí thế trong một trận chiến cân sức cân tài, các thế miếng được cách điệu thành những khối dứt khoát, ra đòn mạnh mẽ quyết đoán.
Nhìn lại các tác phẩm điêu khắc trong Triển lãm MTTQ 2005 chúng ta thấy các mặt thành công đó là: Sự đa dạng về phong cách thể hiện, sự tìm tòi tạo nên những sắc diện mới. Các tác giả đã cố gắng nỗ lực để tạo một dấu nối giữa truyền thống và hiện đại. Cố gắng đưa tác phẩm trở về với vẻ đẹp của ngôn ngữ tạo hình đặc trưng, về bản chất thẩm mỹ, chứ không chỉ là tác phẩm chuyển tải hình ảnh của hiện thực.
Các tác phẩm điêu khắc có nội dung mang tính dân tộc như là điểm nhấn, điểm hội tụ làm đẹp môi trường cảnh quan là "Tài nguyên văn hóa du lịch". Tác phẩm điêu khắc không chỉ đẹp trong triển lãm mà càng có giá trị vĩnh cửu khi tác phẩm bám sát và phục vụ đời sống tinh thần của con người, phục vụ môi sinh.
2.3.3. Tính dân tộc trong một số tác phẩm tượng tiêu biểu trong Triển lãm MTTQ năm 2010
Triển lãm cho thấy một phần diện mạo của điêu khắc Việt Nam đương đại. Hứa hẹn một tương lai cho ngành điêu khắc đối với sự phát triển xã hội. Mỗi cá nhân đều cố gắng tìm cho mình một dấu ấn riêng, tạo hiệu quả thẩm mỹ của tác phẩm. Các tác giả (nhất là các tác giả trẻ) đi thẳng vào các vấn đề của đời sống thực tại, thực tế xã hội, những vấn đề thời đại đang đặt ra.
Hình 2.13.Tác phẩm “ Bức thư thời chiến” tác giả Trần Quốc Thắng- Giải vàng điêu khắc 2010
Tác phẩm “Bức thư thời chiến” của nhà điêu khắc Trần Quốc Thắng là một tác phẩm đẹp về yếu tố tạo hình, ngôn ngữ khối, bố cục cũng như nội dung tác phẩm, yếu tố tạo hình dân gian được tác phẩm khéo léo chuyển đổi vào từng khối hình, tất cả được thể hiện bằng cách diễn khối biểu hiện, với sóng, mây, nhân vật trên cao, khuôn mặt chính giữa làm trụ đỡ phía trên là khối chữ nhật nâng cả khối nằm ngang (những bức thư nối nhau) khiến cho tác phẩm đạt được chiều sâu về không gian, lối tạo khối chỗ đục thủng chỗ đặc cứng khiến cho tổng thể tạo nên sự đồng bộ.
Toàn bộ tác phẩm thể hiện bằng chất liệu đồng, đây là chất liệu bền vững, quý được tác giả sử dụng nhiều, ngày càng thành thục. Chính chất liệu quý này giúp tác phẩm được nâng tầm giá trị.
Từ triển lãm lần này đã hình thành một đội ngũ tác giả mới kế tiếp những bậc đàn anh trong ngành điêu khắc. Một đội ngũ trẻ, khỏe, năng động và có tài năng biết kế thừa truyền thống và dám bứt phá để tìm cái mới, hứa hẹn trong tương lai sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc. Hứa hẹn vị trí của ngành điêu khắc đối với đời sống xã hội.
2.3.4. Tính dân tộc trong một số tác phẩm tượng tiêu biểu trong triển lãm ĐKTQ 10 năm (2003-2013)
Triển lãm 10 năm ĐKTQ lần thứ 5 (2003 - 2013) là triển lãm định kỳ, đây là dịp để những nghệ sỹ sáng tác, nhà nghiên cứu, các nhà quản lý cùng nhìn lại một chặng đường 10 năm của điêu khắc Việt Nam.
Triển lãm ĐKTQ định kỳ 10 năm một lần là một sân chơi có quy mô lớn của ngành Điêu khắc, là dịp cho đội ngũ các nhà điêu khắc giới thiệu những sáng tác mới và tốt nhất của mình đến công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước. Đồng thời, qua đó đánh giá được hoạt động sáng tạo của điêu khắc trong mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước; thúc đẩy nghệ thuật điêu khắc Việt Nam phát triển trong lòng dân tộc và hòa nhập với nền nghệ thuật hiện đại của khu vực và thế giới.
Hình 2.15. Cây cầu vồng, gỗ, sắt, 2013 – tác giả: Nguyễn Ngọc Lâm giành giải Khuyến khích
Triển lãm ĐKTQ lần thứ 5, Ban tổ chức đã nhận được 675 tác phẩm của 325 tác giả trong cả nước gửi tới tham dự. Hội đồng nghệ thuật đã tuyển chọn được 286 tác phẩm của 230 tác giả vào trưng bày trong triển lãm, cho thấy các tác giả điêu khắc đã vươn lên mạnh mẽ trong sáng tạo nghệ thuật điêu khắc. Các tác phẩm điêu khắc trong triển lãm lần này đánh dấu sự chuyển biến sâu sắc về quan niệm nghệ thuật, ngôn ngữ điêu khắc, hình thức biểu đạt và kỹ thuật thể hiện tác phẩm. Sự phong phú về tư duy sáng tác, ngôn ngữ tạo hình với nhiều phong cách như hiện thực, trừu tượng, biểu hiện…Sự đa dạng về chất liệu với nhiều tìm tòi thể nghiệm, kết hợp giữa điêu khắc và nghệ thuật sắp đặt. Mặt bằng chung của nghệ thuật điêu khắc đã được nâng lên cao về mọi phương diện, đánh dấu sự phát triển cả về nghệ thuật và lực lượng sáng tác.
Tại triển lãm lần này cho thấy thế hệ nghệ sĩ trẻ trưởng thành đầu TK XXI, không những chiếm lĩnh không gian của triển lãm mà còn chiếm nhiều giải thưởng của triển lãm. Nổi bật là hai tác giả Trần Văn An với tác phẩm sắt hàn
“Lớp vỏ” và tác giả Kù Kao Khải với tác phẩm gỗ “Chuyện quê”. Đây cũng là 2 tác phẩm đạt giải thưởng cao nhất (giải nhì, không có giải nhất) tại triển lãm
lần này. Bên cạnh đó, nhiều tác giả được tặng giải thưởng mà tên tuổi lần đầu được biết tới như: Hà Mạnh Chiến, Huỳnh Thanh Phú, Phạm Thái Bình, Nguyễn Văn Chước, Trần Phạm Anh Dũng, Trần Việt Hà, Lương Đức Hùng, Trần Việt Hùng, Thái Nhật Minh, Hoàng Mai Thiệp, Đỗ Thế Thịnh, Trần Văn Thức, Nguyễn Vinh…
Đặc biệt, thế hệ các nhà điêu khắc trẻ đã gây bất ngờ cho người xem bởi những tác phẩm đầy sáng tạo nhưng vẫn kết hợp được tính truyền thống và hiện đại, giữa bản sắc dân tộc và toàn cầu hóa. Nhiều tác phẩm đã phản ánh hơi thở thăng trầm của đời sống xã hội hiện đại, những ước nguyện trong tương lai và những khía cạnh, góc khuất của con người.
Nói về tác phẩm đạt giải nhì, tác phẩm “Lớp vỏ” của Trần Văn An có thể thấy, điều thú vị dễ cảm nhận nhất là tác giả là người trẻ, nhiệt tình sống và lao động nghệ thuật nghiêm túc. Nhà điêu khắc trẻ này có cách tiếp cận hiện thực và cách xử lý nghệ thuật riêng, đề cập chúng và giải quyết tốt những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội hiện nay, một triết lý nhân sinh về đời sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một khối sắt vuông thành sắc cạnh, biết khai thác các mô típ trang trí làm phong phú khối, một hình thức tạo hình theo kiểu thức “khối hình học”.
Hình 2.16. Tác phẩm “Chuyện quê” của Kù Kao Khải - Giải nhì Triển lãm ĐKTQ
Tác phẩm “Chuyện quê” của Kù Kao Khải với bố cục hai nhân vật đang ngồi đối diện với nhau, nội dung kể chuyện bắt cua thường tình ở nông thôn đã đi vào nghệ thuật khá có duyên, chất liệu gỗ bôi màu, cách xử lý khối đa chiều thô ráp mộc mạc, những nhát đục chạm mảng miếng to nhỏ thay đổi diện liên tục tạo ra sự khác biệt trên hình thể đúng với chất con người chân quê, ta thấy hai nhân vật rất hồn nhiên cảm giác có hơi hướng của nghệ thuật tượng chùa và nghệ thuật chạm khắc đình làng.
Nhà điêu khắc Phan Gia Hương nhận xét - Điêu khắc Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt, nhiều tác phẩm đã mang đậm hơi thở của thời đại và điêu khắc đã khẳng định tính độc lập của mình nhiều hơn, phần lớn tác phẩm