Xu hướng phát triển của du lịch tôn giáo tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị của di sản văn hoá “thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người việt”, phục vụ phát triển du lịch tôn giáo tín ngưỡng ở tỉnh phú thọ (Trang 29 - 34)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG

1.4. Xu hướng phát triển của du lịch tôn giáo tín ngưỡng

Việt Nam có nhiều tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện ở bề dày lịch sử văn hóa gắn với truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo. Sự đa dạng và phong phú của các thắng tích tôn giáo và số lượng lớn các tín ngưỡng, lễ hội dân gian được tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước là điều kiện để du lịch tôn giáo tín ngưỡng phát triển. Ngày nay trong xã hội hiện đại, nhu cầu tinh thần, tâm linh của con người ngày càng cao trở thành động lực

thúc đẩy du lịch tôn giáo tín ngưỡng phát triển. Hiện nay du lịch tôn giáo tín ngưỡng đã trở thành một loại hình du lịch phổ biến ở Việt Nam.

Số lượng du khách đi du lịch tôn giáo tín ngưỡng ngày càng tăng, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch, đặc biệt là khách nội địa. Số khách gia tăng cho thấy du lịch tôn giáo tín ngưỡng đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.

Nhu cầu du lịch tôn giáo tín ngưỡng không chỉ giới hạn trong khuôn khổ các hoạt động gắn với tôn giáo mà ngày càng mở rộng tới các hoạt động sinh hoạt tinh thần, tín ngưỡng cổ truyền dân tộc và các yếu tố linh thiêng khác. Hoạt động tôn giáo tín ngưỡng ngày càng chủ động, có chiều sâu và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đại bộ phận nhân dân.

Hoạt động đầu tư, kinh doanh du lịch tôn giáo tín ngưỡng ngày càng phát triển mạnh mẽ, thể hiện ở quy mô, tính chất hoạt động của các khu, điểm du lịch gắn với yếu tố tâm linh. Xuất hiện và phát triển ngày càng nhiều các điểm du lịch tâm linh ở hầu hết các vùng miền trên khắp cả nước, tiêu biểu như Đền Hùng (Phú Thọ), Yên Tử (Quảng Ninh), Chùa Hương (Hà Nội), Phát Diệm (Ninh Bình), Núi Bà Đen, Thánh thất Cao Đài (Tây Ninh), Chùa Bái Đính (Ninh Bình), Đại Nam Văn Hiến (Bình Dương), Miếu Bà Chúa Xứ (An Giang), Côn Sơn Kiếp Bạc (Hải Dương), Tây Thiên (Vĩnh Phúc), Đền Trần – Phủ Dầy (Nam Định) v.v…

Du lịch tôn giáo tín ngưỡng có xu hướng ngày càng gia tăng và phát triển. Nguyên nhân của việc không ngừng phát triển này là do:

Tôn giáo tín ngưỡng được coi là tài nguyên du lịch quan trọng,có sức hấp dẫn đặc biệt với khách du lịch. Con ngƣời cần đến tôn giáo tín ngưỡng trong đời sống vì niềm tin của mỗi người về một hiện thực tâm linh siêu việt bên ngoài đời sống con người không bao giờ chấm dứt, cho dù con người có đạt đến trình độ văn minh đến đâu chăng nữa; do bởi "cái biết" của con người thì có hạn mà "cái không biết" thì vô hạn. Đã đến lúc con người cần nhìn tôn giáo tín ngưỡng với cái nhìn trung thực không thiên kiến, chủ quan, đánh giá đúng vai trò của tôn giáo tín ngưỡng với đời sống tinh thần của con người.

Trình độ văn hóa,nhận thức ngày càng cao,con người muốn tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu những điều mới lạ kì bí, những vấn đề mà khoa học chưa giải thích chứng minh được.

Tài nguyên du lịch tôn giáo tín ngưỡng đa dạng và phong phú. Con người dù sơ khai hay con người văn minh đều có niềm tin vào một hiện thực tâm linh siêu việt ở bên ngoài thế giới loài người. Điều đáng nói là niềm tin đó được thể hiện vô cùng phong phú và đa dạng từ ngây ngô, đơn giản nhất đến tinh tế, phức tạp, phổ biến tùy theo căn cơ , trình độ tiến hoá, tri thức, thời đại… của mỗi người. Niềm tin đó phát xuất từ sự quan sát hay cảm nhận của mỗi người đối với mọi sự vật chung quanh trong đời sống.

Ở Việt Nam theo ThS. Lê Ngọc Lân (Viện Gia đình và giới), khảo sát cho thấy, trong hoạt động lễ chùa, 48,1% người được hỏi tham dự các dịp lễ chính (ngày Tết, rằm tháng Giêng, tháng Bảy, tháng Tám, tháng Chạp), con số này là 20,9% vào ngày rằm, mồng một hàng tháng. 7,3% chỉ thỉnh thoảng đến chùa nhân dịp đi công tác, du lịch và 23,4% hoàn toàn không đi lễ chùa. Trên thực tế, việc người dân tham gia lễ chùa gia tăng một phần do cuộc sống được cải thiện, các cơ sở thờ cúng được tôn tạo, đầu tư nhiều hơn. Với những việc được thực hiện khi đi lễ chùa thì đặt lễ công đức "giọt dầu" cho nhà chùa chiếm tỷ lệ cao nhất (97,5%).

Một biểu hiện khác thể hiện nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng tâm linh là việc thờ cúng tại gia. Xem xét mức độ thờ cúng, cầu nguyện tại gia trong khoảng thời gian 12 tháng cho thấy, trong số 1.211 người trả lời có 3,7% không thực hiện nghi lễ này lần nào, 4,1% cúng lễ 1-2 lần trong năm và 2,6% thực hiện vài lần trong năm. Chiếm tỷ lệ cao nhất là những người thực hiện việc thờ cúng 1-2 lần trong tháng (83,2%). Số liệu khảo sát cho thấy 94% số hộ có thờ cúng ông bà, tổ tiên, 8,8% có thờ Đức Phật, 46,1% thờ Ông Địa và 10,9% thờ Thần Tài. Tìm hiểu ý nghĩa của việc hành lễ, thờ cúng tại gia đối với các gia đình Phú Thọ hiện nay, 70,4% khẳng định đó là phong tục tập quán tốt, cần được giữ gìn, 48,6% cho rằng đây là những dịp để con cháu tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên, 6,8% nêu tác dụng của việc thờ cúng tiền nhân, thần Phật là dịp để giáo dục con

cái trong gia đình. Tham gia lễ hội truyền thống tại các địa phương cũng được coi là một tiêu chí về sinh hoạt cộng đồng trên khía cạnh tôn giáo tín ngưỡng[6].

Tiểu kết chương 1

Du lịch là một trong những phương tiện hàng đầu để giao lưu văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, tạo cơ hội cho mỗi con người được trải nghiệm không chỉ những gì trong quá khứ còn để lại mà cả cuộc sống và xă hội đương đại. Du lịch tôn giáo tín ngưỡng ngày càng được thừa nhận rộng rãi là một động lực tích cực cho việc bảo vệ di sản thiên nhiên và văn hoá. Du lịch là một bộ phận chủ yếu của nhiều nền kinh tế quốc gia và khu vực, là một nhân tố quan trọng trong phát triển đất nước. Bản thân du lịch đã thành một hiện tượng ngày càng phức hợp, đóng một vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực kính tế, chính trị, xã hội, văn hoá, tôn giáo tín ngưỡng ,giáo dục, sinh thái và thẩm mỹ. Du lịch ton giáo tín ngưỡng đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, tạo cho họ một động lực để bảo tồn, duy trì di sản và các tập tục văn hoá.

Trong đời sống tâm linh con người đã từng tồn tại nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Người Việt có tục thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Phật, thờ các thần linh, thờ các anh hùng có công với nước, với dân..., đặc biệt thờ Mẫu (Mẹ). Tôn giáo tín ngưỡng đã trở thành nhu cầu tinh thần của con người. Tôn giáo tín ngưỡng không đơn thuần chỉ là vấn đề thuộc về đời sống tâm linh, tinh thần, mà còn là vấn đề văn hóa, đạo đức, lối sống có những giá trị tốt đẹp mà công cuộc xây dựng xã hội mới có thể tiếp thu. Ngày nay có rất nhiều hình thức du lịch tôn giáo tín ngưỡng khác nhau như : hành hương, ngồi thiền, tham quan, tìm hiểu nếp sống văn hóa, phong tục tập quán, nghiên cứu đời sống tâm linh... Du lịch tôn giáo tín ngưỡng giúp con người thư giãn, giảm stress, tìm lại chính mình, có niềm tin vào cuộc sống...Hiện nay du lịch tôn giáo tín ngưỡng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và theo hướng bền vững.

CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ “THỰC HÀNH TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TAM PHỦ

CỦA NGƯỜI VIỆT”

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị của di sản văn hoá “thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người việt”, phục vụ phát triển du lịch tôn giáo tín ngưỡng ở tỉnh phú thọ (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)