Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại Phú Thọ

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị của di sản văn hoá “thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người việt”, phục vụ phát triển du lịch tôn giáo tín ngưỡng ở tỉnh phú thọ (Trang 42 - 43)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG

2.1. Khái quát về di sản văn hoá phi vật “Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam

2.1.3. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại Phú Thọ

Phú Thọ do vị trí nằm gần với vùng đồng bằng Bắc bộ nơi là cái nôi của tín ngưỡng thờ Mẫu, Phú Thọ cũng là địa danh đã có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. Tín ngưỡng thờ mẫu tại đây cũng xuất hiện từ rất sớm, với sự tôn thờ các vị thánh thần cả nhân thần và thiên thần, như tục thờ Thánh Mẫu Quách A Nương là một trong ba vị thánh được thờ tại đình Bạch Hạc, đương thời bà là danh tướng dưới thời hai bà Trưng, khi phối thờ vào điện thờ Tam Tứ phủ thì bà Quách A Nương được xếp vào hàng Chầu bà và ở vị trí thứ 8 trong tứ phủ thánh chầu hiệu là Chầu Bát Nàn. Hay sự phối thờ các vị nữ thần (Mẫu, Chúa bản cảnh) vào điện thờ Tam Tứ Phủ như đền Nhà Bà (đền Chúa Lâm Thao) thờ Nguyệt Cư Công Chúa, một vị nhân thần dưới thời Vua Hùng, đền Chúa Ong,… Hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ tại Phú Thọ cũng được diễn ra thường xuyên tại các đền thờ tự Tam Tứ phủ như đền Tam Giang, đền Chúa Lâm Thao, đền Chầu Bát, đền Mẫu Tam Giang,…. Hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại Phú Thọ do các Thanh đồng, Ông Đồng, Bà Đồng, trong và ngoài tỉnh thực hiện. Các đồng nhân này sẽ đến đăng kí với nhà đền để xin

một cung thờ nào đó để thực hiện hoạt động lên đồng cầu phúc cho gia đình hay cho con nhang đệ tử. Theo BQL đền Tam Giang thì một ngày mùa lễ hội như ba tháng xuân hay tháng 6 và tháng 10 là hội ở đền thì trung bình một ngày có khoảng 5-7 canh hầu thậm chí có những ngày lên đến trên 10 canh hầu. Mùa ít cũng 3, 4 canh hầu một ngày. Hay các đền khác trên địa bàn tỉnh, theo khảo sát của tác giả thấy rằng thì hàng ngày hoạt động thực hành tín ngưỡng vẫn luôn luôn được thực hiện tại các cơ sở này.

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị của di sản văn hoá “thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người việt”, phục vụ phát triển du lịch tôn giáo tín ngưỡng ở tỉnh phú thọ (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)