CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG
2.1. Khái quát về di sản văn hoá phi vật “Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam
2.1.2. Khái quát về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
Vào hồi 17h15’ giờ địa phương (12h15’giờ Việt Nam) ngày 01 tháng 12 năm 2016, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa, nước Cộng hòa dân chủ Liên bang Ethiopia, di sản Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Theo Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt “đáp ứng những tiêu chí sau để đăng ký vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại:
R.1: Các thông tin trong Hồ sơ đã chỉ ra rằng di sản đã và đang góp phần quan trọng vào việc tạo ra sợi dây tinh thần liên kết các cộng đồng thực hành di sản. Từ góc độ xã hội, với tính chất cởi mở của di sản, đã thúc đẩy sự khoan dung giữa các sắc tộc và tôn giáo. Di sản này đã được trao truyền lại từ thế kỷ thứ XVI thông qua việc thực hành, truyền dạy của thủ nhang, đồng đền và con nhang, đệ tử,... Nó tương thích với các quy định về nhân quyền quốc tế và không có giới hạn về thực hành;
R.2: Các thông tin trong Hồ sơ chỉ ra rằng, bộ phận cấu thành của di sản này góp phần vào khả năng thực hành di sản nói chung và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nó ở các cấp độ khác nhau; đưa ra được những điểm tương đồng văn hóa giữa các cộng đồng và các nhóm người tham gia vào việc thờ Mẫu như là biểu tượng của lòng từ bi và độ lượng, cùng với đó là sự kết hợp của Đạo giáo, Phật giáo và các tôn giáo khác. Khi di sản này này được chia sẻ bởi các nhóm dân tộc khác nhau ở Việt Nam, việc thực hành sẽ tăng cường đối thoại và thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa; giúp cho việc sáng tạo, làm giàu vốn văn hóa và trở thành một thành phần quan trọng của lễ hội, nơi mà yếu tố nghệ thuật như trang phục, vũ đạo và âm nhạc đóng vai trò quan trọng;
R.3: Từ những năm 1990, các con nhang, đệ tử và người thực hành di sản này đã tự nguyện huy động, đóng góp tiền, hỗ trợ cho việc duy trì lễ hội và trùng tu di tích thờ Mẫu. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để quản lý các lễ hội, di sản. Các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị của di sản đã được đưa ra bao gồm: xây dựng chính sách hỗ trợ, thành lập các câu lạc bộ bảo vệ và phát huy giá trị di sản ở địa phương; phục hồi các lễ hội truyền thống; tổ chức nghiên cứu khoa học, xuất bản tài liệu hướng dẫn; tổ chức triển lãm, trưng bày, trình diễn di sản tại bảo tàng; thiết kế các chương trình giảng dạy chính thức và phi chính thức; tôn vinh, công nhận danh hiệu cho các nghệ nhân và thủ nhang,
đồng đền tiêu biểu. Các hoạt động đó phản ánh cam kết của Nhà nước, cộng đồng và các nhóm nhằm bảo vệ di sản. Mục tiêu tổng thể là để đảm bảo tính khả thi trong việc thực hành di sản, tránh việc thương mại hóa các nghi lễ;
R.4: Đề cử này là kết quả của việc tham vấn và hợp tác của những người thực hành (thủ nhang, đồng đền, ông đồng, bà đồng, cung văn, con nhang, đệ tử,...), đại diện cộng đồng, nhà nghiên cứu, cùng với nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Các tài liệu kèm theo hồ sơ cho thấy họ đã nhận được sự đồng thuận của cộng đồng cho việc đề cử di sản. Thông tin của Hồ sơ đã chứng minh rằng các biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản đã được thực hiện luôn tôn trọng phong tục tập quán, quyền tham gia thực hành di sản;
R.5: Thông tin Hồ sơ cũng đã cung cấp một phụ lục chứng minh di sản đã được đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013. Hoạt động kiểm kê đã được Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp tổ chức thực hiện với Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam; kết quả kiểm kê đều được cập nhật hàng năm. Việc kiểm kê đã được thực hiện với sự tham gia của cộng đồng địa phương, trưởng thôn, thủ nhang, đồng đền, ông đồng, bà đồng, con nhang, đệ tử...”.
Việc UNESCO ghi danh Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định những nỗ lực của các cấp, các ngành và cộng đồng trong việc bảo tồn kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc [18].
Nghi lễ chính, trung tâm của Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ là nghi lễ Lên đồng – được hiểu là một hình thức diễn xướng dân gian, thể hiện đức tin về sự giáng, nhập của các vị thần trong điện thần của Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ.
Lên đồng hay hầu bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tôc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các ông đồng, bà đồng. Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con
nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa là hiện thân của vị thần nhập vào họ
Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong Tín ngưỡng thờ Tam Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần,… Tuy nhiên không hẳn nghi thức hầu đồng ra đời cùng với Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, mà nghi thức hầu đồng có từ rất xa xưa, trước thời nhà Trần, trước cả khi tín ngưỡng Tam Tứ Phủ và Trần Triều hình thành.
Tuy nhiên những tư liệu lịch sử ghi chép về lên đồng còn lại quá ít ỏi. Tuy nhiên, căn cứ vào những ghi chép rời rạc thì hình thức tín ngưỡng này ít nhất có từ thời Lý. Trong “Thiền Uyển tập anh” nói về nhà sư Khánh Hỷ thời Lý Thần Tông (trụ trì ở chùa Từ Liên, mất năm 1135), khi cùng thầy đến nhà thí chủ, Khánh Hỷ hỏi thầy rằng “ý nghĩa của Tố Thiền là thế nào mà thầy đến nhà dân nghe đồng cốt nói nhảm?” Bản tịch trả lời “Hỏi như vậy chẳng hóa ra đồng cốt giáng thần à?”. Như vậy chứng tỏ thời Lý đã có hiện tượng lên đồng, và chú ý rằng ở thời điểm này vẫn chưa hình thành tín ngưỡng Tam Tứ Phủ và tín ngưỡng Trần Triều.
Hiện chưa có các tài liệu khẳng định thời điểm ra đời của nghi thức hầu bóng gắn liền với Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ. Tài liệu khảo cổ duy nhất hiện biết và đáng tin cậy, với niên đại được xác định là thế kỷ XVII, là bức chạm gỗ một cảnh lên đồng ở đình Cô Mễ, tỉnh Bắc Ninh. Tuy vậy, các nhà khoa học đều khá thống nhất cho rằng hầu bóng ra đời vào khoảng thế kỷ XVI, gắn với sự hiển thế/giáng sinh của Liễu Hạnh – vị nữ thần duy nhất trong Tứ Bắt Tử của thần điện Việt. Dân gian còn hòa đồng Liễu Hạnh vào với Cửu Thiên Thánh Mẫu. Bản ngọc phả đề tên tác giả Nguyễn Bích, soạn vào ngày 12 tháng 2 năm Hồng Phúc thứ nhất đời vua Lê Anh Tông (1572), nghĩa là đã cách nay 436 năm, ở thời đó đã có các Thanh đồng, Trinh nữ. Chữ “Thanh đồng” cho thấy đã có hiện tượng lên đồng ở đây, với việc có sáo, đàn, ca hát, mà nay là công việc của các cung văn.
Thượng Kinh ký sự thời Lê của Lê Hữu Trác có kể lại một buổi ngồi đồng. Năm 1781, Ông từ Thanh Hóa ra Thăng Long, qua xã Kim Khê nghỉ lại
và được mời dự buổi lên đồng “Tôi nghỉ ở trạm Kim Khê quan văn thư làm lễ vào yết miếu ở làng ấy, Ông có đặt một tiệc hát và cho mời tôi, tôi đến thì thấy một “ cô đồng” đang hầu giá nhà Thánh vừa đảo vừa nói lảm nhảm. Có người bảo tôi rằng Thánh Mẫu đây linh ứng lắm, cụ vào kinh, có muốn cầu việc gì thì cứ kêu ngài. Tôi trả lời rằng, phàm ai cũng cần lấy cái sở đắc, chứ có ai cầu cái sở nhất, bụng tôi không nguyện đắc cái gì thì cầu mà làm chi. Cô đồng nghe tủm tỉm cười, quan văn thư cũng trông tôi cả cười”.
Mới đây, Giáo sư – Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam khẳng định: “Đã phát hiện văn bản bằng chữ Hán và chữ Nôm về những bài hát văn từ thế kỷ 18”. Đây là tài liệu hát văn cổ nhất từ trước đến nay. Tài liệu hiện đang được bảo tàng Nam Định dịch và sẽ được công bố trong thời gian tới. Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho biết hiện nay, những tài liệu về hình ảnh, bản ghi âm, công trình nghiên cứu về nghi lễ chầu văn có rất nhiều nhưng việc tìm thấy một tài liệu cổ bằng chữ Hán và chữ Nôm như tại Nam Định là rất hiếm và có giá trị. Giáo sư Đức Thịnh chia sẻ: “Qua nhiều lần khảo sát, thu thập kết quả, Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam thu đucợ tồn tại 50% là những bản văn mới. Bởi lời văn trong nghi lễ chầu văn thường đucợ truyền miệng là chính nên hiếm khi mới được bản hóa. Do đó việc phát hiện ra văn bản này là điều rất mừng”.
Sự khác nhau về lên đồng giữa tín ngưỡng tam phủ với trần triều
Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các thờ Mẫu Tam Phủ Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần,… Về hình thức, nghi thức lên đồng hầu về Hội Đồng Thánh Trần mang tính Saman nặng hơn khi lên đồng hầu về Tứ Phủ bởi hầu về Hội Đồng Thánh Trần có các hành động trực tiếp lên thể xác Thanh Đồng (người ở ngoài nhìn đôi khi thấy sợ) như đi trên than hồng, xiên lình (dùng thanh sắt sắc nhọn đâm xuyên vào hai má và miệng thanh đồng), ăn lửa, lên đai (1 hình thức thắt cổ, có người được gọi là sắt căn, có khi lên 3 đai)…
“Lên đồng” nét đẹp đặc trưng của dân tộc
Nhắc đến tín ngưỡng thờ Mẫu thì hầu đồng là một phong tục không thể tách rời trong tín ngưỡng này, ở đâu có Thờ mẫu thì ở đó tồn tại Hầu Đồng, đây
là một hình thức diễn xướng lại các sự tích của các vị thần, để ca ngợi công lao, bày tỏ tấm lòng thành kính đối với các vị thần chính vì vậy nó mang sắc thái tôn nghiêm là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc, dụng cụ, trang phục, nghệ thuật diễn xướng và tấm lòng tôn kính với thần linh. Trong các dịp lễ hội tại đền, am, phủ thường hay diễn ra loại hình này, tuy tồn tại trong tín ngưỡng của người dân nhưng về cấu trúc tổ chức thì Hầu Đồng lại khá chặt chẽ, đòi hỏi những người theo Đạo Mẫu phải thành thạo, mang tính chuyên nghiệp cao.
Về diễn xướng, tất cả những ai nếu có căn đồng đều có thể nhập đồng và biểu diễn các giá đồng, gồm 36 giá, mỗi giá đồng thể hiện một nhân vật cụ thể, với tên tuổi và tính cách khác nhau: giá bà chúa Bắc Lệ phải khác với Mười Đồng Mỏ; giá các đức ông thì phải oai phong, lẫm liệt, múa kiếm, bắn cung; giá các cô bé thì phải điệu đàng, duyên dáng; giá các cậu thì nhí nhảnh, nghịch ngợm... Trong khi hầu đồng, người được nhập đồng múa các điệu theo tính cách của từng giá đồng, còn ở dưới Cung văn tấu lên theo làn điệu chầu văn, lời ca mô tả nhân vật của giá đồng, tả quang cảnh nhân vật xuất hiện, kể sự tích và công đức của các Thánh. Nghi lễ hát lên đồng được chia ra các phần: Mời Thánh nhập; kể sự tích, công đức; xin Thánh phù hộ và đưa tiễn. Do đó, cuối mỗi giá đồng, cung văn đều tấu câu “Xe loan Thánh giá hồi cung”. Ban nhạc chầu văn thường có các nhạc cụ: đàn nguyệt, trống ban (trống con), nhị, sáo, phách, thanh la... Đặc biệt, giai điệu và tiếng hát chầu văn lảnh lót mê đắm lòng người, toàn bộ phần diễn xướng khiến người xem như lạc vào thế giới siêu nhiên của các vị Thánh.
Xét về tổng quan thì tín ngưỡng thờ Mẫu chính là nét đẹp văn hóa mang đặc trưng của dân tộc cần được bảo tồn và phát triển, nếu được giữ gìn và quản lý phát triển đúng cách thì nó là một nét đẹp, một điểm nhấn trong Văn hóa của dân tộc.
Lên đồng mang tính bản địa
Do tín ngưỡng thờ mẫu là một tín ngưỡng bản địa, có đặc tính văn hoá từng vùng miền nên hầu đầu ở mỗi địa phương , mỗi khu vực cũng có sự khác nhau nhất định. Về hát văn, như đã biết nghệ thuật hát văn là sự kết hợp của nhiều
loại hình dân tộc, mỗi vùng chúng ta lại có những nghệ thuật khác nhau, nên nghệ thuật hát văn cũng bị ảnh hưởng, hát văn miền Bắc đạm tính hát chèo trong hát văn, hát văn miền trung thì mang nhiều nghệ thuật hò, ca huế trong hát văn hay cả sự ảnh hưởng về cả các loại nhạc cụ trong hát văn. Trang phục trong hầu đồng cũng mang văn hoá địa phương rất nhiều Đồng bằng Bắc bộ là cái nôi của hầu đồng nên những thánh phục thường được quy định rất khắt khe, như hầu quan lớn bắt buộc là áo thêu hổ phù, rồng 4 móng, chữ thọ, vân mây hay hầu các vị nữ thần thì sẽ là áo thêu công thêu phượng, hoa. Còn ở các tỉnh miền núi Bắc bộ do đa phần là dân số là dân tộc thiểu số, mà các vị thánh chúa, thánh chầu lại đa phần có gốc tích là người dân tộc nên người dân địa phương thường may những bộ thánh phục là những bộ áo dân tộc đặc trưng của từng dân tộc để hầu thánh. Khu vực miền Trung khăn áo hầu đồng lại đa dạng hơn về các chất liệu sử dụng để may các thánh phục hầu đồng. Nghi thức hành lễ trong hầu đồng cũng có sự khác nhau giữa các vùng miền.