Giải pháp về sự nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp du khách

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị của di sản văn hoá “thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người việt”, phục vụ phát triển du lịch tôn giáo tín ngưỡng ở tỉnh phú thọ (Trang 72 - 86)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG

3.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển di sản phục vụ cho phát triển du lịch

3.2.8. Giải pháp về sự nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp du khách

Trước tiên, để tiềm năng du lịch của di sản tại những công trình này không bị lãng phí thì phải khai thác được tối đa lợi ích mà nó mang lại cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên, để hoạt động du lịch tại đây mang lại tối đa nguồn lợi nhuận cho nhà kinh doanh thì chất lượng dịch vụ phải đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách du lịch.

Tại các điểm đã và đang được khai thác, đối với cơ sở hạ tầng cần thường xuyên nâng cấp, chỉnh sửa. Đặc biệt với hệ thống giao thông, cần nghiên cứu xây dựng đường giao thông một chiều xung quanh điểm du lịch tránh ùn tắc, bãi xe rộng, không quá gần điểm chính ảnh hưởng đến cảnh quan nhưng cũng không quá xa bất tiện cho việc đón trả khách. Đối với cơ sở vật chất kỹ thuật, các cơ quan chức năng cần giám sát, quản lý chặt chẽ những cơ sở ăn uống, lưu trú bình dân do dân địa phương tổ chức kinh doanh để đảm bảo chất lượng. Cần quan tâm đầu tư, xây dựng thêm các cơ sở lưu trú, ăn uống chất lượng cao ở những điểm du lịch xa trung tâm để thu hút thêm khách du lịch có khả năng chi trả cao và du khách nước ngoài. Cần đa dạng hóa các phương tiện vận chuyển vừa tránh tắc nghẽn trên một tuyến đường vừa giúp du khách thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn trong di chuyển.

Về dịch vụ, các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ của dân địa phương tại điểm nên đưa vào dưới sự quản lý của cơ quan chức năng, nên có biện pháp xóa bỏ triệt để tình trạng chèo kéo, chèn ép khách, tự ý nâng giá các mặt hàng tùy thời vụ, trừng phạt nghiêm khắc các hiện tượng ăn xin, ăn bám, móc túi, trộm cắp. Tại mỗi điểm cần tổ chức một trung tâm thông tin văn hóa, phát hành các ấn phẩm về điểm du lịch tạo thế mạnh quảng bá, cung cấp hướng dẫn viên tại điểm cũng như trang thiết bị cần thiết phục vụ cho tour tuyến của du khách.

Đối với các công ty du lịch, cần thu hút khách du lịch ngoài thời vụ bằng các chương trình quảng bá, các chính sách giảm giá,…

Đối với ban quản lí tại các di tích, luôn sẵn sàng phục vụ và hỗ trợ tạo điều kiện người thực hành tín ngưỡng, khách hành hương, khách du lịch. Luôn có thái độ niềm nở khi khách tới di tích, không gây khó khăn cho khách tới đền.

Tiểu kết chương 3

Dựa vào xu thế phát triển của ngành du lịch trong nước và thế giới hiện nay nói chung cũng như ngành du lịch tại Phú Thọ nói riêng. Trên cơ sở khai thác các giá trị của di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tại Phú Thọ để trở thành tiềm năng khai thác phát triển du lịch đã được thể hiện tại chương 2, trong chương 3 này tác giả đã giới thiệu về thực trạng ngành du lịch tại Phú Thọ và đưa ra một số giải pháp mang tính khả thi góp sức vào việc bảo vệ di sản và đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế du lịch tỉnh nhà .

Các giải pháp được đề xuất bao gồm: Tăng cường công tác quản lí bảo vệ di sản và di tích, tuyên truyền quảng bá về di sản đến nhiều đối tượng, tuyên truyền giáo dục ý thức cho người dân, áp dụng các thành tựu khoa học và công tác bảo tồn và phát triển di sản di tích, giải pháp về nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đa dạng hoá sản phẩm du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, giải pháp nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp khách. Mỗi giải pháp đều có vai trò to lớn, nếu thực hiện tốt nó sẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt văn hoá của tỉnh, nâng cao đời sống người dân địa phương, khẳng định tầm quan trọng của ngành du lịch nói chung và du lịch tôn giáo tín ngưỡng nói riêng. Cần tận dụng cơ hội tham gia vào các hội nghị hội thảo và hội chợ du lịch quốc tế để có điều kiện tuyên truyền về di sản và tiếp thị những sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu các giá trị của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tới phát triển du lịch tôn giáo tín ngưỡng ở Phú Thọ hiện nay là một việc làm thiết thực và cấp bách trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.

Những nghiên cứu của các tác giả đi trước đã trở thành nền tảng khoa học quan trọng vừa mang tính khoa học quan trọng vừa mang tính lí luận vừa mang tĩnh thực tiễn cao. Những nghiên cứu ấy không chỉ cung cấp nền tảng lí luận, phương pháp nghiên cứu,… mà còn cung cấp một khối lượng kiến thức và quan điểm nghiên cứu cho em trong đề tài này.

Các khái niệm cơ bản về du lịch, du lịch tôn giáo tín ngưỡng,… Trên cơ sở hệ thống khái niệm và lí thuyết này, xây dựng khung lí thuyết về các nhân tố tác động và điều kiện phát triển của du lịch tôn giáo tín ngưỡng.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được định hình trên cơ sở tín ngưỡng thờ Nữ thần và Mẫu thần của dân gian Việt Nam truyền thống. Trải qua thời gian và cùng với sự phát triển của xã hội, tục thờ thần Mẫu đã tích hợp tư tưởng tôn giáo đương thời (Phật, Đạo, Nho) mà hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ. Đến thế kỷ XVI, thần điện của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ xuất hiện vị thần chủ Liễu Hạnh và trở nên hệ thống, chặt chẽ và bài bản hơn. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu là sự kết tinh, biểu hiện rõ nét nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu này tới đời sống tâm linh cộng đồng.

Di sản “thực hành Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt” luôn tạo ra các giá trị hoặc hệ thống các giá trị đới với đời sống văn hoá cộng đồng nói chung và với ngành du lịch nói riêng. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu với các giá trị của loại hình sinh hoạt tâm linh được thể hiện một cách rõ ràng. Trong đó, nổi bật lên là các giá trị cơ bản như giá trị văn hoá, giá trị nghệ thật, giá trị lịch sử- kiến trúc mỹ thuật,…. Mỗi giá trị đóng một vai trò chức năng khác nhau đối với đời sống văn hoá cộng đồng cư dân. Nhưng tựu chung lại các giá trị của thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu đã được kết tinh từ những nhu cầu, mong muốn, nhận thức chuẩn mực của cộng đồng cư dân Việt Nam nói chung và Phú Thọ nói riêng.

Nhận diện ra được sự phát triển của ngành du lịch và hướng khai thác các giá trị của di sản là hết sức cần thiết. Từ đó đưa ra các giải pháp bảo tồn, khai thác và phát triển trong bối cảnh đương đại. Có thể nhận thấy rằng: xu thế phát triển, biến đổi của hầu đồng luôn chịu sự chi phối của giá trị truyền thống và những yếu tố, quan niệm mới của bối cảnh thời đại. Xu thế vận động thích ứng với bối cảnh hiện đại luôn diễn ra và trở thành tất yếu đối với các sinh hoạt văn hoá nói chung và hoạt động hầu đồng nói riêng. Trên cơ sở khai thác các giá trị của di sản và kết hợp với các tài sẵn có của tỉnh để tạo thành hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng. Đi đôi với khai thác thì cần các biện pháp bảo vệ di sản, các biện pháp bảo tồn và phát triển di sản luôn cần phải có sự tham gia góp sức chung tay của toàn bộ cộng đồng, trên nhiều lĩnh vực, phương diện khác nhau của đời sống xã hội. Trong đó thì nổi bật lên là sự tham gia của ba nhóm: nhà quản lí, người thực hành và người dân. Đặc biệt là cần sử dụng nguồn nhân lực: sức người, sức của dựa trên cơ sở quy chế thoả thuận rõ ràng. Khi có được bộ quy chế vận hành dựa trên cơ sở đồng thuận của toàn bộ cộng đồng, thì việc quản lí, tổ chức khai thác di sản vào hoạt động du lịch sẽ hiệu quả, bền vững và đóng góp những giá trị tích cực cho cộng đồng và xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thuý Anh (2011), Du lịch văn hoá những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb giáo dục Việt Nam

2. Ngô Bạch (2010), Nghi lễ thờ Mẫu – Văn hoá & Tập tục, NXB Thời Đại. 3. Nguyễn Đăng Duy (2009), Văn Hóa Tâm Linh, Nxb Văn Hóa Thông Tin 4. Nguyễn Phạm Hùng, Văn hoá du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

5. Vũ Ngọc Khánh (2008), Tục thờ Đức Mẫu Liễu Hạnh - Đức Thánh Trần,

NXB văn hoá thông tin.

6. Lê Ngọc Lân (2012) Đề tài cấp Bộ: “Mối quan hệ giữa người cao tuổi và con

cháu trong gia đình Việt Nam, thực trạng và những vấn đề cần quan tâm”, Viện

nghiên cứu Gia đình và Giới.

7. Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Phương Châm (2008), Sự biến đổi của tôn giáo tín

ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, NXB Thế giới.

8. Lê Hồng Lý (2011), Quản lí di sản văn hoá với phát triển du lịch, Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội

9. Trần Ngọc Thêm (2011), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục. 10. Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mẫu Việt Nam 1,2, NXB Tôn Giáo

11. Ngô Đức Thịnh, Lịch sử hình thành, biến đổi và những giá trị cơ bản của

Đạo Mẫu Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn Văn hoá Tín ngưỡng Việt

Nam

12. Ngô Đức Thịnh (2010), Lên Đồng hành trình của thần linh và thân phận,

NXB Thế Giới.

13. Ngô Đức Thịnh (2004),Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc

người ở Việt Nam và châu Á, Nxb Khoa học xã hội.

14. Ngô Đức Thịnh (2013), Văn hóa thờ nữ thần - Mẫu ở Việt Nam và châu Á,

bản sắc và giá trị, Nxb Thế giới.

15. Vũ Hồng Vận, Phạm Duy Hoàng (2018), Tín ngưỡng thờ Mẫu trong sinh hoạt tinh thần của người Việt Nam, Nxb công an nhân dân.

16. Nguyễn Khắc Xương (2016), Tổng tập nghiên cứu văn hoá, văn nghệ dân

17. Website btgcp.gov.vn 18. Website dsvh.gov.vn

PHỤ LỤC

Một số hình ảnh các đền thờ Tam Tứ phủ tại Phú Thọ và hình ảnh thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Hình 1: Tranh thờ tứ vị Vua cha và tứ vị thánh Mẫu [Nguồn:Website oancotam.com]

Hình 2: Tranh thờ tam vị Vua cha và tam toà thánh Mẫu [Nguồn:Website hoangthanhthanglong.vn]

Hình 3: Tranh thờ công đồng[Nguồn: Website baoquankhu1.vn]

Hình 4: Ban công đồng tại lăng Mẫu Liễu Hạnh [Nguồn: Website phnhan.vncgarden.com]

Hình 5: Đền chúa đá ong (Thanh Sơn – Phú Thọ) [Nguồn:Website tuphuthanhmau.blogspot.com]

Hình 7: Đền Chúa Lâm Thao - Đền Nhà Bà (Lâm Thao – Phú Thọ)

Hình 8:Đền Tam Giang (Việt Trì – Phú Thọ [Nguồn:Website thuexedulichhanoi.com ]

Hình10: Giá đồng Chúa Lâm Thao Hình 11Giá đồng quan lớn đệ Nhất

Hình 14: Giá đồng quan lớn đệ Tứ Hình 15:Giá đồng quan lớn đề Ngũ Tuần Tranh

Hình 18: Giá đồng chầu đệ Nhất Thượng thiên Hình 19: Giá đồng chầu đệ Tứ

Hình 22: Giá đồng Chầu Bé Bắc Lệ Hình 23: Giá đồng Chúa Thác Bờ

Hình 26:Giá đồng Cô Bơ Thoải Hình 27: Giá đồng Cô Chín Sòng Sơn

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị của di sản văn hoá “thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người việt”, phục vụ phát triển du lịch tôn giáo tín ngưỡng ở tỉnh phú thọ (Trang 72 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)