“Phồn hoa” của Kim Vũ Trừng trong bộ phận tiểuthuyết viết về

Một phần của tài liệu Tự sự về đô thị trong tiểu thuyết phồn hoa của kim vũ trừng (Trang 26 - 30)

Phần II : NỘI DUNG

1.2. Tiểuthuyết viết về đô thị Thƣợng Hải và “Phồn hoa” của Kim Vũ Trừng

1.2.2. “Phồn hoa” của Kim Vũ Trừng trong bộ phận tiểuthuyết viết về

Thượng Hải

Sau một thời gian im lặng vắng bóng trên diễn đàn văn học, Kim Vũ Trừng đã quay trở lại và làm “choáng váng” thế giới tiểu thuyết Trung Quốc với cuốn tiểu thuyết dài hơn 300.000 từ. Có thể nói, Phồn hoa đã thu hút sự chú ý rộng rãi cả trong và ngoài giới văn học. Thành thật mà nói, nguyên nhân Kim Vũ Trừng viết Phồn hoa là để tri ân với thành phố Thƣợng Hải vĩ đại này để bác bỏ lại quan điểm đây là thành phố không có văn hóa. Trong

mắt ông, Thƣợng Hải luôn có điều hấp dẫn. Yêu thành phố, tin tƣởng thành phố điều này không có gì ngạc nhiên về Kim Vũ Trừng. Nhƣng trong ấn tƣợng của ngƣời đọc về Phồn hoa thì Kim Vũ Trừng nhƣ muốn khẳng định vị trí của Thƣợng Hải và khẳng định rằng sẽ không có một thành phố nào nhƣ Thƣợng Hải. Hoàng Bình đã đánh giá về Phồn hoa có một ý nghĩa nhất định là đƣợc sinh ra từ trên trời rơi xuống. Ông vẫn nhớ rằng Kim Vũ Trừng một biên tập viên của một tạp chí văn học, đã xuất bản một số truyện ngắn vào những năm 1980 trở về trƣớc. Mặc dù Kim Vũ Trừng vào thời điểm đó đã thể hiện một thái độ sáng tạo thận trọng và khác thƣờng và các tác phẩm của Kim Vũ Trừng viết cũng không nhiều nhƣng ông ấy lại thu hút sự chú ý của các nhà phê bình với cá tính nghệ thuật đặc biệt của mình. Từ năm 1984, ông ấy chỉ xuất bản mƣời mấy truyện ngắn và hai tập tiểu thuyết nhƣng trong số các tiểu thuyết gia trong thời đại mới ông ấy là ngƣời độc nhất vô nhị bị bỏ qua. Thật đơn giản và miễn cƣỡng khi xếp tiểu thuyết của Kim Vũ Trừng vào hàng “Tiểu thuyết thanh niên đƣợc giáo dục”, bởi vì phần lớn tiểu thuyết của ông liên quan đến “cách mạng văn hóa”. Cần phải lƣu ý rằng mặc dù Kim Vũ Trừng đã “ở ẩn” trong nhiều năm nhƣng chƣa bao giờ ông rời khỏi sân khấu văn học. Với tƣ cách là biên tập viên của các ấn phẩm văn học quan trọng ông vẫn luôn chú ý tới những thay đổi về tƣ tƣởng và nghệ thuật trong việc sáng tác tiểu thuyết Trung Quốc trong thời đại hiện nay. Tất cả điều ấy là sự chuẩn bị chu đáo cho sự ra đời của tác phẩm Phồn hoa. Khi đọc Phồn hoa một vấn đề không thể tránh khỏi là so sánh sự thay đổi trong phong cách của nhà văn ở thời điểm hiện tại so với trƣớc đây. Cũng vẫn viết về Thƣợng Hải, nhƣng không còn là đối tƣợng thanh niên đƣợc giáo dục là trọng tâm nữa mà trọng tâm của câu chuyện lại là cuộc sống bình thƣờng và tầm thƣờng nhất của những ngƣời bình thƣờng nhất. Thứ hai, mặc dù Kim Vũ Trừng vẫn giỏi trong việc tạo không khí và giọng điệu cho tiểu thuyết nhƣng mặt khác các phƣơng tiện nghệ thuật để tạo không khí và giọng điệu trong Phồn hoa đã có sự thay

đổi.Khác hẳn với cách miêu tả cảnh vật trong tiểu thuyết trữ tình phƣơng Tây hay tiểu thuyết truyền thống, Phồn hoa không miêu tả nội tâm nhân vật mà đi “vá lại chút hƣơng vị của Thƣợng Hải” bằng cách đƣa ra những câu chuyện về cuộc sống của con ngƣời nơi đây với những thăng trầm lịch sử. Chính vì thế sự ra đời của tác phẩm Phồn hoa thực sự là một tiếng vang trong dòng văn học thành thị Trung Quốc. Nó xứng đáng với lời nhận xét “Một tiểu thuyết Thƣợng Hải tốt nhất, một tiểu thuyết thành thị tốt nhất” của thành viên ban giám khảo giải thƣởng văn học Mao Thuẫn Vƣơng Xuân Lâm đã nói.

Là nhà văn sinh ra, lớn lên và gắn bó với mảnh đất Thƣợng Hải nhiều năm, Kim Vũ Trừng đã góp phần làm cho bức tranh về Thƣợng Hải trở nên sâu sắc và toàn diện hơn qua tác phẩm Phồn hoa. Ông không phải là ngƣời đầu tiên đồng nhất với văn hóa đô thị Thƣợng Hải, nhƣng ít nhất ông là một nhà văn hiếm hoi có nhận thứcsâu sắc, ý thức về văn hóa đô thị và kinh nghiệm văn học đô thị. Điều này thực sự quan trọng, bởi vì chính điểm này sẽ đảm bảo rằng việc miêu tả Thƣởng Hải nhƣ một thành phố hiện đại sẽ có tính công bằng lịch sử và tinh thần trách nhiệm. Bởi một đặc điểm của văn học đô thị là nó đƣợc tạo ra trong bối cảnh đô thị. Miêu tả, viết lên những câu chuyện hoặc suy nghĩ trong cuộc sống đô thị.

Phồn hoa của Kim Vũ Trừng đã tô thêm một nét đậm cho tiểu thuyết đô thị nói chung, tiểu thuyết viết về Thƣợng Hải nói riêng. Thƣợng Hải trong

Phồn hoa có khả năng chứa đựng hai chiều đối lập của “thành phố hiện đại và tri thức địa phƣơng”. Các nhân vật trong tác phẩm từ sinh viên Thƣợng Hải, anh bán cua lông, võ sƣ hay cả những ngƣời phụ nữ đều là nhân vật địa phƣơng…đều toát lên không khí Thƣợng Hải và độc giả sẽ không bao giờ nhầm lẫn họ với những ngƣời từ nơi khác. Nhà phê bình Lý Kính Trạch từng có những nhận định, so sánh giữa tác phẩm Phồn hoaHồng Lâu Mộng. Ông thấy rằng chỗ tuyệt diệu của Hồng lâu mộng là nó có thể chân thực đến vô cùng và cũng hƣ cấu đến vô tận. Tác phẩm đã đạt đến cảnh giới cao nhất

của tiểu thuyết Trung Quốc từ thời hiện đại đến nay. Số lƣợng tiểu thuyết đạt đến cảnh giới nhƣ Hồng lâu mộng không nhiều, nhƣng Kim Vũ Trừng đã làm đƣợc điều đó trong Phồn hoa. Hoàng Bình đã từng so sánh, cùng viết câu chuyện về Thƣợng Hải, cùng viết về phong tục văn hoá của Thƣợng Hải nhƣng Kim Vũ Trừng đã lấy tính “câu chuyện” để phân biệt với tính “truyền kì” trong tiểu thuyết của Trƣơng Ái Linh và tính “sử thi” của tiểu thuyết của Vƣơng An Ức. “Những câu chuyện trong Phồn hoa phần lớn là những câu chuyện “đầu đƣờng ngõ phố”, ngƣời kể chuyện mang mang bóng dáng của thuyết thƣ tiên sinh thời cổ, kể trong các thành thị cổ, cần câu chuyện, cần không gian kể và cần một lƣợng ngƣời nghe nhất định.

Tiểu kết chƣơng 1

Bên cạnh đề tài nông thôn, đề tài đô thị (thành thị, thành phố) có một vị trí quan trọng trong văn học hiện đƣơng đại Trung Quốc. Đô thị trong tiểu thuyết là một đô thị vừa mang dấu ấn của hiện thực cuộc sống, vừa mang dấu ấn sáng tạo của nhà văn. Các nhà văn vẫn sử dụng các phƣơng thức tự sự thông thƣờng để viết về đô thị, kiến tạo nên những đô thị với đặc điểm riêng, mang phong cách nhà văn, phù hợp với dụng ý nghệ thuật riêng.Tiểu thuyết viết về đô thị Thƣợng Hải chiếm một vị trí riêng trong văn học viết về đô thị ở Trung Quốc. Thƣợng Hải là một đô thị đặc biệt ở Trung Quốc, cho nên, nó đã trở thành đối tƣợng của không ít nhà văn. Trong bộ phận tiểu thuyết viết về Thƣợng Hải, Phồn hoa của Kim Vũ Trừng đã chiếm một vị trí hết sức đặc biệt. Phồn hoa đã viết về một Thƣợng Hải – đô thị văn hóa với phƣơng thức tự sự độc đáo.

CHƢƠNG 2. ĐÔ THỊ THƢỢNG HẢI

TRONG TIỂU THUYẾT “PHỒN HOA” CỦA KIM VŨ TRỪNG

Tiểu thuyết Phồn hoa khiến nhiều ngƣời cảm thấy thích thú bởi nó đã hồi sinh những gì đã mất và sắp bị lãng quên của Thƣợng Hải. Làm thế nào để hồi sinh những kí ức đã bị lãng quên chắc chắn là nhiệm vụ độc đáo nhất của cuốn tiểu thuyết này. Kim Vũ Trừng thực sự đã viết một cách rất sống động về những biến cố, những thay đổi, những tiến bộ của cuộc sống ngƣời dân Thƣợng Hải từ những năm 1960 đến 1990. Có thể nói ông đã chú trọng tới những con ngƣời bình thƣờng ở Thƣợng Hải và đặt họ vào trong mối quan hệ với lịch sử, với cuộc cách mạng văn hóa, nền kinh tế thị trƣờng để nhìn nhận, khám phá các vấn đề của đô thị một cách thấu triệt, mổ xẻ, tiên đoán, bắt bệnh cho nó một cách tận tình, để từ đó lịch sử đƣợc dựng lại một cách chân thực và đau xót. Ở tiểu thuyết này, ngƣời ta thấy một đô thị đang bị cày xới, vỡ ra, sục sạo trong cuộc chiến giữa bản thể và những lai tạp nhố nhăng. Thƣợng Hải từ những năm 1960 đến 1990 “đa thanh”, phức tạp và nhiều vẻ: Thƣợng Hải phù hoa, Thƣợng Hải thƣợng lƣu, Thƣợng Hải lao động, Thƣợng Hải của mọi lớp ngƣời... Trong chƣơng này, ngƣời viết trình bày về đô thị Thƣợng Hải trong bão táp cách mạng, trong nền kinh tế thị trƣờng, trong kí ức và bản sắc văn hóa.

Một phần của tài liệu Tự sự về đô thị trong tiểu thuyết phồn hoa của kim vũ trừng (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)