Phần II : NỘI DUNG
3.3. Phƣơng ngữ đối thoại, ngôn ngữ điện ảnh và khoảng trống trong văn
3.3.3. Khoảng trống trong văn bản
Điều đặc biệt đáng chú ý trong quá trình tạo ra các cuộc đối thoại Kim Vũ Trừng đã kế thừa những đặc điểm riêng của tiểu thuyết truyền thống bản địa Trung Quốc. Đó là không miêu tả tâm lí nội tâm nhân vật mà lồng ghép tâm lí của nhân vật vào trong cuộc đối thoại. Khi nói đến khả năng quan sát tinh tế của nhà văn và phát hiện tâm lý nhân vật thì Kim Vũ Trừng đặc biệt giỏi trong việc sử dụng tƣ vựng mang tính biểu tƣợng “ không nói gì”. Ngay từ lời đề từ, tác giả đã viết: “Thƣợng đế không nói gì, dƣờng nhƣ để tất
cả cho ta quyết định”. Chỗ “không nói gì” ấy đã tạo ra những khoảng trống trong tác phẩm, đó là những điều mà nhân vật không nói ra mà để cho ngƣời đọc tự cảm nhận, tự chiêm nghiệm.
Mặc dù loại mẫu câu biểu cảm này không xuất hiện đều ở mỗi trang nhƣng ý nghĩa của nó lại rất phong phú. Mỗi một biểu hiện “không nói gì” của nhân vật đều biểu thị những ý nghĩa khác nhau. Trong toàn bộ cuốn tiểu thuyết, theo chúng tôi thống kê đã đếm đƣợc cuốn tiểu thuyết xuất hiện hơn 1500 lần cụm từ nàytrong đó ba nhân vật chính lần lƣợt chiếm các số lƣợng: A Bảo có 177 lƣợt, Hỗ Sinh 72 lƣợt và Tiểu Mao là 94 lƣợt, ngoài ra các nhân vật trong tiểu thuyết họ ít nhiều đều sử dụng mẫu câu này. “Không nói gì” tuy bề ngoài có thể hiểu là không bày tỏ thái độ, nhƣng thực ra thế giới bên trong lại giống nhƣ chảo dầu sôi. Mỗi lần đƣợc đặt vào tình huống “không nói gì”, các nhân vật đều mang những màu sắc diễn biến tâm lí khác nhau.
Chƣơng 5, trong cuộc đối thoại giữa A bảo và Bội Đế: “Bội đế nói, trồng cây quýt à. A Bảo không nói gì. Bội Đế nói, em vào giúp nhé. A Bảo nói. Đừng làm phiền anh. Bội Đế nói, nhìn thấy Mã Đầu, không vui rồi phải không. A Bảo không nói gì. Bội Đế nói, Mã Đầu đến đây đi. Mã Đầu đi đến, dụa sát hàng rào, Bội Đế nói, đây là A bảo. Mã Đầu nói, Chào A Bảo. A Bảo gật gật đầu. Bội Đế nói, không vui rồi. A Bảo không nói gì. Bội Đế nói, Mã Đầu mời em ăn. Mã Đẩu nói, đúng thế. A Bảo nói, đi đi đƣợc không”[54,tr. 104]. A Bảo hơn Bội Đế 4 tuổi, hai ngƣời có một tình bạn thời thơ ấu rất đặc biệt.Mã Đẩu là ngƣời bạn mới quen của Bội Đế. Trong cuộc thoại này, độc giả có thể nhận ra đƣợc diễn biến tâm lí của A Bảo. Vì thích Bội Đế nên tự nhiên A Bảo cảm thấy không đƣợc vui khi thấy Mã Đầu tiến lại gần Bội Đế. Vì cảm thấy không vui, nên trong cuộc thoại của 3 ngƣời, dù Bội Đế rất tích cực nhƣng A Bảo cùng sẽ “không nói gì”. Dù không nói gì, không đáp lại nhƣng lúc này độc giả có thể thấy đƣợc A Bảo rất khó chịu và bực mình. Chính nhƣng lời thoại không nói gì ấy đã chuyển tải thành công diễn biến tâm
lí của nhân vật.
Lý Lý, ngƣời phụ nữ thứ hai trong có vị trí quan trọng thứ hai trong cuộc đời của A Bảo vậy trong nhiều lần nói chuyện A Bảo cũng “không nói gì”. Khi Lý Lý thông báo sẽ kết hôn với ngƣời đàn ông Singapo, Lý Lý hỏi A Bảo: “thấy em vội vàng xuất giá, một chút cũng không ghen, một chút cũng không chua xót”, A Bảo chỉ biết im lặng “không nói gì”. Hay khi đến Lý Lý xuất gia, nhìn dáng ngƣời mảnh khảnh của cô, A Bảo cũng chỉ “không nói gì”. Khi Lý Lý giải thích về nguyên nhân xuất gia đột ngột: “Lý Lý nói, đến am một tháng, hàng ngày không cần phải gọi điện thoại, bốn giờ sáng dậy niệm kinh, sau đó trồng rau, ăn đƣợc, ngủ đƣợc, em đã chuẩn bị tất cả” thì A Bảo cũng “không nói gì”. Kì thực, A Bảo đang thực sự rất đau khổ, vì chuyện Lý Lý xuất gia nằm ngoài suy nghĩ của anh Lý Lý xuất gia, tức là mãi mãi rời xa vòng tay của trần thế, của chính A Bảo. Lúc đó A Bảo chỉ mong Lý Lý hóa thành một con sò trắng để anh nắm chặt trong tay. Nhƣng trong tay anh hoàn toàn trống không và hình bóng của Lý Lý dần biến mất trong hành lang, chỉ còn lại ánh sáng đỏ của hoa hồng. Trong cả tác phẩm, đây là đoạn mà Kim Vũ Trừng sử dụng nhiều nhất các tính từ để thể hiện tâm trạng của A Bảo: “A Bảo trong lòng muốn khóc”, “A Bảo đờ đẫn nói”, “A Bảo kinh ngạc nói”, “A Bảo vô cùng tức giận nói”, “A Bảo bất động”, …Tất cả dƣờng nhƣ để nhấn thêm cho khoảng trống trong diễn biến tâm lí của nhân vật. A Bảo không nói gì, bởi sức nặng tâm lí đang quá lớn, bởi tất cả những rối bời ở trong lòng. Ở đây, tác giả dƣờng nhƣ cũng để lại khoảng trống để ngƣời đọc tự cảm nhận, tự trải nghiệm về những cảm xúc của nhân vật.
Ở một cuộc đối thoại khác, chƣơng 8 khi mọi ngƣời đến chơi nhà giám đốc từ: “Cô Chƣơng cô Ngô liên tục xua tay, không cần không cần đâu. Cô Uông xị mặt xuống, nói đùa thôi mà cũng không hiểu, nếu tôi làm bình hoa thì có gì mà không tốt, Chung Sở Hồng là bình hoa mà, Quan Chi Lâm, Lý Gia Hân có thể coi là bình hoa mà, dù là bình hoa đồng, bình hoa sứ, phụ
nữ làm bình hoa, có gì không tốt chứ. Mọi ngƣời cƣời cƣời. Giám đốc Tù kinh ngạc nói, thật có cá tính, ngƣời đàn ông hiểu đƣợc cô Uông xem ra không nhiều rồi. Lý Lý không nói gì. Cô Uông ngƣợng ngùng nói, giám đốc Từ hiểu tôi, là đủ rồi, Tô An không nói gì” [54; 81]. Đây là cảnh xảy ra khi A Bảo cùng nhóm bảy, tám ngƣời đến Trƣờng Hồ chơi. Mặc dù có gần chục ngƣời có mặt ở cuộc hội thoại đó nhƣng Kim Vũ Trừng lại chỉ tập trung vào sự im lặng của Lý Lý và Tô An. Kỳ thực, mỗi ngƣời đều có bí ẩn ở trong lòng. Lý Lý lúc bấy giờ đang ghen tuông với cô Uông khi giám đốc Từ khen cô trƣớc mặt rất nhiều ngƣời, Lý Lý thực sự cảm thấy khó chịu, có một chút ấm ức, một cút thất vọng và một chút bất mãn trong cái im lặng không nói gì của Lý Lý. Tƣơng tự nhƣ vậy, với tƣ cách là cấp dƣới có năng lực của chủ tịch Từ, Tô An đã thực sự thuộc về chủ tịch Từ từ thể xác lẫn tâm hồn, nên khi nghe giám đốc Từ tán tỉnh cô Uông và lời khen có phần gƣợng gạo ấy cũng cảm thấy khó chịu. Rõ ràng, bất kể là Lý Lý hay Tô An,cho dù trong lòng có sóng lớn cỡ nào cũng không thể trực tiếp bộc lộ ra, không thể bộc lộ tình cảm nên chỉ có thể là im lặng, không nói gì.
Chƣơng 21, trong cuộc trò chuyện với Ngân Phƣợng, Tiểu Mao rất bối rối và “không nói gì”. “Ngân Phƣợng nói, Tiểu Mao. Tiểu Mao không nói gì, nƣớc trƣợt qua da, cầm khăn mặt lên, kì cọ khắp ngƣời. Ngân Phƣợng nói, giúp chị một chút. Tiểu Mao nói, làm gì cơ. Ngân Phƣợng nói, cầm hộp xà phòng lại đây. Tiểu Mao không nói gì. Ngân Phƣợng nói, quay lại đi mà, không sao đâu. Tiểu Mao không nói gì. Ngân Phƣợng nói, chị không tiện cầm, không sao đâu, chị là ngƣời từng trải rồi. Tiểu Mao không nói gì” [54; 30]. Tiểu Mao khi ấy vẫn còn trẻ, chƣa đến 17 tuổi, đứng trƣớc ngƣời phụ nữ từng trải nhƣ Ngân Phƣợng, Tiểu Mao chỉ có thể “không nói gì”. Nhƣng chính là đang bị dục vọng của ngƣời lớn thiêu đốt và nuốt chửng.Ngay cả khi miêu tả cảnh Tiểu Mao chết, chính Tiểu Mao là ngƣời nói lên câu: “Thƣợng đế không nói gì dƣờng nhƣ tất cả để cho ta quyết định”. Tiểu Mao “không nói gì”, A Bảo
“không nói gì” Hỗ Sinh cũng “không nói gì”. Nhƣng họ mỗi ngƣời đều mang những tâm trạng khó nói trong lòng: đau khổ cho ngƣời bạn sắp mất,tiếc nuối cho những gì đã qua, buông bỏ những sân si để trở về với cõi phật.
Xét trong hệ thống các nhân vật chính thì Hỗ Sinh là nhân vật đƣợc Kim Vũ Trừng gửi gắm ít số lƣợng “không nói gì” nhất. Nhƣng điều đó không đồng nghĩa với việc nhân vật này vắng bóng trong tác phẩm, hay sức nặng tâm lí không lớn. Ngƣợc lại, ở nhân vật này luôn chất chứa nhiều suy tƣ. Còn nhớ trong đêm tân hôn, khi Bạch Đình nói ra suy nghĩ vê điều kiện cảu Hỗ Sinh kém hơn so với những ngƣời bạn trai cũ thì Hỗ Sinh “không nói gì”, khi hỏi ý kiến của Hỗ Sinh có bằng lòng với đám cƣới này không Hồ Sinh cũng “không nói gì”, thậm chí khi bạch Đình khẳng định bố mẹ cảu Hỗ Sinh và bản thân Hỗ Sinh có vẫn đề chính trị Hỗ Sinh cũng “không nói gì”, Bạch Đình nói, Hỗ Sinh là ngƣời đàn ông thứ tƣ của cô thì cũng vẫn là khoảng trống “không nói gì”. Một cuộc đối thoại rất ngắn giữa Bạch Đình và Hỗ Sinh thì Hỗ Sinh lại “không nói gì” đến bốn lần. Điều ấy không có nghĩa là Hỗ Sinh chấp nhận tất cả những điều Bạch Đình nói ra, kì thực nói ra cũng không thay đổi đƣợc điều gì nên đành “không nói gì”. Haykhi Tiểu Mao tuyên bố cắt đứt quan hệ với A Bảo, Hỗ Sinh và Ngân Phƣợng, chứng kiến cảnh ba ngƣời trò chuyện vui vẻ, nếu A Bảo dứt khoát: “mình chấp nhận”, thì Hỗ Sinh lại “không nói gì” đến hai lần. Việc Hỗ Sinh “không nói gì” ấy nhƣ ngầm đƣa ra một câu trả lời cho mối quan hệ của Hỗ Sinh và Tiểu Mao.
Bằng cách này, Kim Vũ Trừng đã rất khéo léo để trình bày ra hàng ngàn suy nghĩ và tâm tƣ tốt, xấu, vui, buồn, hạnh phúc, xấu hổ, giận hờn, ghen tuông của nhân vật …Chỉ qua biểu hiện ngôn ngữ không nói gì mà tác giả đã làm nổi bật thế giới nội tâm phức tạp của nhiều nhân vật trƣớc mặt độc giả, độ nén của ngôn ngữ và những gì nó thể hiện đầy đủ là điều khiến Kim Vũ Trừng trở thành một trong những cây bút đạt đến độ siêu phàm về mặt nghệ thuật.
Tiểu kết chƣơng 3
Tự sự về đô thị Thƣợng Hải – một đô thị trong kí ức và bản sắc văn hóa, một đô thị từng trải qua đau thƣơng của đại cách mạng văn hóa, và bị tổn thƣơng không ít từ mặt trái của kinh tế thị trƣờng, Kim Vũ Trừng đã sử dụng các phƣơng thức tự sự độc đáo nhƣ ngƣời kể chuyện thuyết thƣ và sự luân phiên của ngƣời kể chuyện, tổ chức đan xen các mảng không gian khác nhau, sử dụng phƣơng ngữ đối thoại, ngôn ngữ điện ảnh và khoảng trống trong văn bản. Tất cả phƣơng thức tự sự đó đã góp phần không nhỏ tạo nên sức hấp dẫn của tiểu thuyết này.
KẾT LUẬN
Tự sự về đô thị là một vấn đề vừa mang tính lí thuyết vừa mang tính thực tiễn. Cuộc sống ở đô thị là một đề tài đƣợc các nhà văn hiện đƣơng đại quan tâm. Mặc dù các nhà văn vẫn sử dụng các phƣơng thức tự sự thông thƣờng, nhƣng ở mỗi tác phẩm cụ thể, họ lại để lại những dấu ấn độc đáo, phù hợp với ý đồ nghệ thuật của mình.
Ở Trung Quốc, có nhiều đô thị đã đi vào văn học và để lại dấu ấn đậm nét, nhƣ đô thị Bắc Kinh, đô thị Tây An, đô thị Thƣợng Hải. Tiểu thuyết viết về Thƣợng Hải chiếm một vị trí riêng trong văn học hiện đƣơng đại Trung Quốc. Trong tiểu thuyết viết về Thƣợng Hải ở Trung Quốc, Phồn hoa của Kim Vũ Trừng đã đóng góp một sắc màu độc đáo.
Phồn hoa là một tác phẩm thử nghiệm của Kim Vũ Trừng khi muốn tìm ra một phƣơng pháp sáng tạo mới để biến nó thành “độc nhất vô nhị” khi viết về thành phố Thƣợng Hải..Sau khi hoàn thành đề tài “Tự sự về đô thị trong Phồn hoa của Kim Vũ Trừng”ngƣời viết xin đƣa ra những kết luận sau:
Phồn hoa viết về đô thị Thƣợng Hải những năm 1960 đến 1990. Đó là mộtThƣợng Hải vừa mang vẻ cổ kính vừa quyến rũ, hấp dẫn đầy hào nhoáng. Một Thƣợng Hải thuần túy và đầu óc thấp kém trƣớc khi cải cách vàmột Thƣợng Hải với hình thái văn hóa đa dạng,những cám dỗ từ phƣơng Tây cũng dễ khiến con ngƣời ta sa ngã. Đằng sau những câu chuyện trong Phồn hoa
chính là những nỗi niềm của các tầng lớp xã hội khác nhau dƣới tác động của đời sống xã hội. Những con ngƣời nhỏ bé sống trong lòng thành phố, những mảnh đời chắp nối lại tạo ra diện mạo đô thị. Qua đó, ta thấy đƣợc lập trƣờng, tƣ tƣởng của Kim Vũ trừng đó là cái nhìn đầynhân ái của ông trƣớc các số phận khác nhau.
Tự sự về đô thị Thƣợng Hải, Kim Vũ Trừng đã sử dụng những phƣơng thức tự sự độc đáo. Với tâm thế của ngƣời kể chuyện thuyết thƣ, ông đã quan
sát lặng lẽ đi qua từng con phố, băng qua từng con đƣờng, ghé thăm từng nhà, ẩn sâu vào từng câu chuyện, sau đó chọn một vị trí thích hợp nhất với một lƣợng ngƣời nghe nhất định và kể lại những câu chuyện ấyngắm nhìn thành phố một cách khách quan. Không những vậy Phồn hoa rất thành công khi tạo cho mình một ngôn ngữ chuyện rất riêng, một kết cấu không gian phá vỡ trật tự tuyến tính. Tác giả đã sử dụng kĩ thuật phân chia thời gian theo không gian, vừa xen kẽ và song song để làm nổi bật hoàn cảnh sống của hàng trăm nhân vật.Theo thời gian, không gian ông viết ra những điều mà mình nhìn thấy một cách tình cờ. Ông viết về Thƣợng Hải cũng giống nhƣ BalZac viết về Paris. Có thể trải nghiệm của Kim Vũ Trừng không huyền thoại nhƣ Balzac, nhƣng từ tất cả những điều ông thể hiện trong tác phẩm không khó để độc giả nhận ra thái độ của ông đối với Thƣợng Hải là nhƣ thế nào. Nó không còn là sự yêu thích đơn thuần nữa mà là sự mê đắm khi ông đã đi sâu vào các chi tiết của thành phố và biến ngƣời kể chuyện của cuốn tiểu thuyết này trở thành một phần không thể thiếu của thành phố.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Lại Nguyên Ân (2007), Về việc mở ra môn trần thuật học trong ngành nghiên cứu văn học ở Việt Nam, Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử. 3. Thái Phan Vàng Anh (2011), Trần thuật từ điểm nhìn bên trong ở tiểuthuyết Việt Nam đương đại”, Tạp chí Non nƣớc.
4. Thái Phan Vàng Anh (2009), Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. 5. Lê Huy Bắc (2019), Văn học hậu hiện đại, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
6. Lê Huy Bắc (2005), Tự sự nhiều điểm nhìn trong Cụ già với đôi cánh khổng lồ của G.Marquez.Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, 2/2005.
7. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại,Thi pháp học ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cƣ dịch, trƣờng viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Bích (2014), Nghệ thuật sự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Thái Nguyên
10. M.Bkravchenco (2002), Vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứuvăn học, (Trần Đình Sử tuyển chọn, giới thiệu) NXB. ĐH Quốc gia Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Mai Chanh (2010), Nghệ thuật tự sự của Lỗ Tấn qua hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, chuyên ngành Văn học Trung Quốc, Viện Văn học.
12. Nguyễn Thị Mai Chanh (2019), Đổi mới văn học Trung Quốc giai đoạn cuối thế k I – đầu thế k , Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới tiểu thuyết phương tây hiện đại, NXB. Đại học quốc gia Hà Nội.
14. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB. Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
15. Nguyễn Đăng Điệp (2004), Kĩ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến