Phần II : NỘI DUNG
3.3. Phƣơng ngữ đối thoại, ngôn ngữ điện ảnh và khoảng trống trong văn
3.3.2. Ngôn ngữ điện ảnh
Trong Phồn hoa, ngoài việc để cho các nhân vật đối thoại trực tiếp ông đã lồng ghép vào đó ngôn ngữ điện ảnh với việc sử dụng các hiệu ứng điện ảnh nhƣ hình ảnh, ánh sáng, âm thanh. Lí do để Kim Vũ Trừng làm điều ấy là vì
những điều ông nhìn thấy, ghi nhớ một phần tồn tại dƣới dạng hình ảnh, nên khi chuyển hóa thành ngôn ngữ kể chuyện, nó đƣợc thể hiện qua hiệu ứng hình ảnh, ánh sáng, âm thanh. Vì thế, các câu chuyện trong Phồn hoa nó không chỉ có ý nghĩa kể chuyện đơn thuần nữa mà đã trở nên sống động dƣới dạng một bộ phim điện ảnh.
Phần 1,chƣơng một, khi miêu tả cảnh tƣợng A Bảo và Bội Đế trèo lên nóc nhà từ gác mái tầng ba để chiêm ngƣỡng vẻ đẹp của Thƣợng Hải về đêm Kim Vũ Trững đã sử dụng ngôn ngữ kể chuyện kết hợp với hiệu ứng ánh sáng, âm thanh để miêu tả hai nhân vật. Đó là tiếng sấm chớp lóe lên, cảnh tƣợng trông thật u ám đáng sợ, nhƣng dƣới ánh mặt trời lại rất đã mắt “Bội Đế kéo chặt A Bảo, cơ thể nhỏ bé dựa sát, mái tóc bay bay. Gió Đông Nam vừa thổi, nghe thấy tiếng thuyền trên sông Hoàng Phố, tiếng tu tu khoáng hoạt của kèn Kor, vỗ về trái tim niên thiếu”[54,tr.31]. Thƣợng Hải đƣợc khám phá qua đôi mắt của hai nhân vật thật rực rỡ, rộng lớn, tọa độ của Thƣợng Hải cũng đƣợc mở rộng từ cái lia mắt của hai nhân vật từ đông sang tây, ánh sáng của tia chớp, âm thanh của tiếng thuyền trên sông Hoàng Phố khiến hai nhân vật cảm thấy thật bình yên. Cảnh tƣợng cơ thể nhỏ bé của Bội Đế áp sát vào ngƣời A Bảo khiến độc giả có cảm nhận thật đặc biệt về mối quan hệ này, Bội Đế rất tin tƣởng A Bảo và A Bảo sẽ là ngƣời trở che, bảo vệ cho Bội Đế. Tất lẽ, độc gải phải phải cảm nhận bằng con mắt điện ảnh thì mới thấy đƣợc cái lãng mạn, êm đềm, bình yên của con ngƣời và cảnh vật lúc này. Phần 5, chƣơng 27, khi miêu tả cuộc gặp gỡ giữa A Bảo và Tuyến Chi lần cuối tác giả đã không dƣới bốn lần sử dụng hiệu ứng hình ảnh, ánh sáng để miêu tả về nhân vật và tâm lí của nhân vật. Khi A Bảo mở cửa, thấy “bóng của Tuyến Chi ngồi ngƣợc sáng, quay đầu đăm đăm nhìn, yểu điệu xinh đẹp, gọn gàng bắt mắt, mặc một chiếc áo bông gấm, trên tay và trƣớc ngực còn có vết gấp ngay ngắn, là áo mặc dịp tết trong hòm, trên nền áo xanh có xen hình cỏ hoa đỏ, ánh kim, hồng, vàng, tía xanh, khí chất của cảnh Thái Lam, rắc đầy ánh mặt trời…ánh sáng chiếu vào, ngƣời Tuyến Chi di chuyển, dung nhan nhƣ ngọc, sắc áo biến
thành màu xanh ngọc, xanh thẫm, thoáng chốc nhƣ chuyển màu ráng chiều, sau đó giống nhƣ ánh mặt trời ngoài cửa sổ, từ từ lụi tắt, ảm đạm…ánh mặt trời lại chiếu sáng căn phòng, văn hoa trên áo bông của Tuyến Chi càng lúc càng rõ, mùi long não càng lúc càng nồng, đối diện với bức thƣ, Tuyến chi đã ba tháng rồi, nhƣng không hề mở…ánh mặt trời nhạt dần, đã chiếu sáng bức thƣ của A Bảo gửi trên bàn”. Việc sử dụng ngôn ngữ kể chuyện bằng hiệu ứng ánh sáng giúp cho hình ảnh của Tuyết Chi trở nên rực rỡ, sống động, càng tăng thêm vẻ đẹp dịu dàng và sang trọng. Đối lập với bóng tối, Tuyến Chi rực rỡ nhƣ mặt trời. Đặc biệt việc sử dụng hiệu ứng ánh sáng này giúp cho cảnh miêu tả về Tuyết Chi trở nên lãng mạn khiến ngƣời ta có thể bất động mà chiêm ngƣỡng. Nhƣng việc sử dụng hiệu ứng đó, cũng cho ta thấy khoảng cách của A Bảo và Tuyến Chi, một ngƣời thì thơm ngát hƣơng hoa, sang trọng và quý phái còn một ngƣời thì mặc đồ bảo hộ lao động, mệt mỏi, và ngƣời đầy mùi dầu mỡ, điều ấy càng làm nổi bật tâm trạng đau đớn của A Bảo lúc này. Khi cái ánh sáng mặt trời bên ngoài mờ dần và chuẩn bị lụi tắt ấy nó cũng ám chỉ rằng mối quan hệ của hai ngƣời đến đây là kết thúc. Cuối cùng, cái ôm là lời từ biệt cuối cùng, cũng chính lúc này, ánh mặt trời đã hoàn toàn biến mất.
Ở một diễn biến khác, khi A Bảo chứng kiến “cuộc tình vụng trộm” giữa dì hàng xóm tầng 5 và Hoàng Mao, tác giả cũng không dùng những ngôn ngữ đánh giá trực tiếp mà cũng thông qua hiệu ứng ánh sáng và bóng tối để làm rõ quan hệ giữa hai ngƣời. Câu chuyện xảy ra trong giai đoạn A Bảo một mình ngồi máy ép dập. Đó là vào một buổi chiều, khi các công nhân đã tan làm, chỉ còn lại ba tiểu đệ ngốc nghếch đang bận rộn với cái bục ở góc tƣờng. Lúc đó thời tiết âm u, oi bức vì chuẩn bị có một trận mƣa, trời càng lúc càng tối và A bảo nhìn thấy cảnh tƣợng “dì tầng 5 nửa ngƣời di động, một cánh tay, tóc. Có lúc, toàn thân dì hoàn toàn chìm vào trong bóng tối, đã số là bóng mờ mờ của máy. Trời càng lúc càng tối, ngọn đèn trƣớc máy đạp càng tối càng vàng. Mỗi một lần dập, chụp đèn rung lên mấy hồi. Hoàng Mao đi đến chỗ máy dập số 2…sau đó nữa, trên không
có tiếng sấm, một đƣờng sáng nhƣ tuyết. Trƣớc mắt A Bảo, mũi đột đã thu về vị trí trên cao, cửa sổ nhỏ phía trƣớc, lộ ra một phần ba khoảng lƣng của dì tầng 5, một phần ba tóc ngắn, dì tầng 5 ngồi xổm trong bóng tối của máy dập số 2, không nhìn thấy Hoàng Mao. Ánh chớp hiện cái rồi biến mất, dì tầng 5 ngồi xổm trƣớc chiếc máy đạp thẳng đứng, hai cánh tay ôm chặt phía trƣớc, tóc và bả vai, không ngừng di động trƣớc sau theo phƣơng ngang, không cùng nhịp với nhịp chuyển động lên xuống của máy dập, một đƣờng sáng bạc phác qua, rồi cũng lập tức biến mất, chỉ thấy bóng tối, phía trên là bóng chiếc máy hắt lên” [54; 262]. Trong cảnh tƣợng này,nhờ hiệu ứng ánh sáng của tia chớp đối lập với bóng tối của tổ gia công Tào Dƣơng, sự mờ ảo của cỗ máy dập mà A Bảo đã phát hiện ra mối quan hệ bí mật, lén lút của hai ngƣời. Ở đây, qua con mắt của A Bảo thì hai ngƣời đó đang quan hệ thân xác, là chuyện tình dục nhƣng nhờ việc sử dụng ngôn ngữ trực quan mà tính dục đã đƣợc giảm đi rất nhiều, chỉ còn lại cảm giác mờ ảo mà thôi.
Nhƣ vậy, nhờ ngôn ngữ trần thuật trực quan kết hợp với các hiệu ứng nhƣ ở trong phim đã giúp cho các câu chuyện về đời sống thị dân Thƣợng Hải trở nên sống động hơn rất nhiều. Nếu ngôn ngữ đối thoại dùng để diễn tả diễn biến câu chuyện một cách dài dòng, nhƣng không phải lúc nào cũng thể hiện đƣợc chính xác ý đồ của tác giả, thì ngôn ngữ điện ảnh giúp chúng ta ấn tƣợng hơn về nhân vật bởi nó tác động trực tiếp đến thị giác, thính giác của độc giả và khơi gọi trí tƣợng tƣợng của độc giả.