Ngƣời kể chuyện thuyết thƣ và sự luân phiên ngƣời kể chuyện

Một phần của tài liệu Tự sự về đô thị trong tiểu thuyết phồn hoa của kim vũ trừng (Trang 58)

Phần II : NỘI DUNG

3.1. Ngƣời kể chuyện thuyết thƣ và sự luân phiên ngƣời kể chuyện

3.1.1. Người kể chuyện thuyết thư

Thuyết thƣ là một nghệ thuật truyền thống có từ rất lâu đời ở Trung Quốc, ƣớc chừng xuất hiện vào đời Tống. Thuyết thƣ thƣờng chỉ loại nghệ thuật chỉ nói chứ không hát, nhƣ giảng sử đời Tống, bình thoại đời Nguyên và cả bình thoại Tô Châu, bình thoại Bắc kinh trong thời hiện đại...Thuyết thƣ sử dụng nhạc cụ rất giản đơn, sớm nhất là dùng đàn tì bà, sau này dần dần đổi thành dùng đàn ba dây. Mỗi lần thuyết thƣ, trai gái già trẻ tập trung lại nghe, ngƣời thuyết thƣ khoa chân múa tay, biểu lộ tình cảm một cách khoa trƣơng, có lúc nói giọng đàn ông, có lúc nói giọng đàn bà, hài hƣớc hóm hỉnh, khiến ngƣời nghe bị hấp dẫn, khóc cƣời không ngớt. Khi nói đến đoạn cao trào, có thể làm tất cả cƣời ồ lên vui vẻ, nhƣng khi nói đến đoạn bi thƣơng, có thể khiến tất cả ngƣời nghe nƣớc mắt lã chã. Một nét độc đáo trong tiểu thuyết

Phồn hoa chính là tác giả đã sử dụng kiểu ngƣời kể chuyện thuyết thƣ để triển khai tự sự về đô thị Thƣợng Hải. Cũng chính vì sử dụng kiểu ngƣời kể chuyện này mà trong Phồn hoa vắng hình thức đối thoại trực tiếp, tất cả đều ở trong dòng chảy ngôn từ bất tận của ngƣời kể.

Thuyết thƣ nhân –ngƣời kể chuyện trong Phồn hoa cứ nhƣ vậy mà kể ra biết bao các câu chuyện về Thƣợng Hải trong quá khứ, ở hiện tại. Từ góc nhìn của ngƣời thuyết thƣ, những mảng nổi, mảng chìm trong cuộc sống

thành thị, những vấn đề chính trị, quyền lực, tình yêu, hôn nhân, gia đình, cũng nhƣ những toan tính, dục vọng, đớn đau của con ngƣời đều đƣợc nhìn nhận một cách khách quan và chân thực.Trong lời của ngƣời kể chuyện thuyết thƣ, các nhân vật đƣợc bộc lộ những mong muốn, suy đoán, ƣớc nguyện của mình.Ngƣời kể chuyện thuyết thƣ với điểm nhìn bên ngoài đã để thành phốThƣợng Hải hiện ra với nhiều dƣ vị độc đáo nhƣ đã đƣợc đề cập tới ở chƣơng 2. Đó là thành phố của những những ngôi nhà, con đƣờng, dòng sông, cảnh vật mang đậm dấu ấn của văn hóa bản địa;là những kiến trúc mới từ phƣơng Tây mang hơi thở hiện đại. Đó là cuộc sống trệ tù đọng đến bức bối trƣớc khi nền kinh tế thị trƣờng mở cửa; là nhịp sống hối hả, vội vã, nhƣ một cuộc chạy đua trong những năm của thập niên 90. Đó là một Thƣợng Hải đa nguyên chứa trong mình những mâu thuẫn đan xen: Đông – Tây, cũ – mới, giàu – nghèo, biến thành phố trở thành một cá thể đầy mâu thuẫn, tạo cho thành phố một gƣơng mặt nứt nẻ những vết nứt của văn hóa, của kinh tế, xã hội. Là thành phố khoác lên trên vỏ bọc của mình là vẻ ngoài rực rỡ để ẩn dƣới đó là những bề sâu tăm tối khao khát đƣợc tìm hiểu.

Việc sử dụng ngôi kể thứ ba với giọng kể tƣởng nhƣ lạnh lùng, khách quan của thuyết thƣ nhân, Kim Vũ Trừng đã cho chúng ta thấy ý nghĩa thực sự của Phồn hoa. Xét cho cùng, không có bữa tiệc nào là vĩnh viễn, không có toan tính nào là tuyệt đối. Sau những “trò hề”, Phồn hoa cuối cùng cũng đi đến hồi kết: Lý Lý cạo trọc đầu để làm ni cô trong một ngôi chùa ở ngoại ô phía Bắc, Tiểu Mao chết trong viện dƣỡng lão vì bệnh tật, cô Uông mang quái thai và nhất quyết sinh con bất chấp sống chết của bản thân, Tiểu Cầm ngã chết từ tầng 4 xuống đất. Một cái kết đáng buồn nhƣng cũng là hệ quả của cuộc sống hiện đại mà con ngƣời đã vô tình bị cuốn theo và đánh mất mình.Có thể nói, những trang viết về con ngƣời trong Phồn hoa khiến ta thấy chua xót, tiếc nuối, đáng giận, đáng thƣơng. Phồn hoa đang giải mã chiều sâu nội tâm của nhân vật bằng cách kế thừa lối kể chuyện truyền thống của văn học

Trung Quốc. Trong các tác phẩm cổ điển, ngƣời ta cho rằng tác giả là một ngƣời có địa vị cao “là một vị thần toàn năng” có thể biết tất cả mọi chuyện về số phận của các nhân vật mà không cần xuất hiện. Ngƣời kể chuyện thuyết thƣ với ngôi thứ ba đã ẩn mình đi sau bức màn sân khấu, không hề tham gia vào các câu chuyện, để toàn bộ câu chuyện đƣợc phô diễn ra qua các lời đối thoại của các nhân vật

3.1.2. Sự luân phiên người kể chuyện

Một nét đặc sắc của Phồn hoa chính là các nhân vật đều thích kể chuyện, đều thích đóng vai ngƣời kể chuyện. Nhân vật này kể cho nhân vật khác nghe những câu chuyện mà họ góp nhặt đƣợc. Họ cứ gặp nhau là kể chuyện, nhân vật khác đã địnhh đi rồi, nhân vật này còn kéo lại để kể nốt câu chuyện. Họ đều kể một cách hết sức say sƣa, và đều muốn có ngƣời lắng nghe chuyện mình kể. Chính vì thế, trong Phồn hoa, không phải chỉ có một “thuyết thƣ nhân”, mà là có nhiều “thuyết thƣ nhân”. Cũng chính vì thế mà điểm nhìn của ngƣời kể chuyện liên tục thay đổi, thế giới đời sống trong đô thị Thƣợng Hải hiện lên đa diện, đa sắc màu. Không những thế, mỗi “thuyết thƣ nhân” đều kể một câu chuyện khá trọn vẹn, do đó, mặc dù Phồn hoa là tiểu thuyết khá dài, nhƣng hoàn toàn có thể đọc một cách chậm rãi, đọc trong nhiều thời điểm khác nhau, và đọc xong, có thể chọn một trong rất nhiều những câu chuyện đƣợc kể ra để nói với nhau lúc “trà dƣ tửu hậu”.

Khi sử dụng ngƣời kể chuyện thuyết thƣ, tác giả cũng sử dụng điểm nhìn bên trong. Mặc dù trong Phồn hoa rất ít những đoạn miêu tả về nội tâm nhƣng trong phần 3 của chƣơng 15 mạch truyện đã thể hiện tâm trạng của Hỗ Sinh với điểm nhìn bên trong của nhân vật: “Lúc này, Hỗ Sinh thƣờng một mình ngồi ngây trƣớc cửa tàu nhƣ thƣờng lệ, tóc rối tung…” [54; 269]. Anh còn nghĩ về những lá thƣ của Thù Hoa đã gửi trƣớc kia. Những bức thƣ khiến Hỗ Sinh nhớ đến cuối thu năm 1967, đó là “một buổi chiều, Hỗ Sinh cùng Thù Hoa đi vào công viên Trung Sơn, đi nhìn một chút cây ngô đồng Pháp to

nhất Hoa Đông…” [54; 271]. Ngƣời kể cứ thế đƣa nhân vật từ thời điểm hiện tại quay trở về thời kì 1967 – 1970 với những kí ức cùng với ngƣời bạn là Thù Hoa.Những giấc mơ kì lạ của vú già Thiệu Hƣng, mơ thấy bà ngoại, cỗ quan tài bằng gỗ lim của bà ngoại bày hai chiếc đĩnh đạc,đinh quan tài bung ra, chỉ còn lại bốn mảnh ván quan tài, một bộ xƣơng, giống nhƣ hình con cá…Vú già khóc, kể cho Bội Đế nghe, muốn về Thiệu Hƣng. Giấc mơ đó cứ lặp đi lặp lại. Giấc mơ của Vú có thể là hoang đƣờng nhƣng nó lại dự cảm vê những điều không tốt đẹp. Con ngƣời, một khi đã đau lòng thì sẽ nằm mơ thấy tổ tiên. Con ngƣời, khi đã gần đất xa trời mà vẫn không một lần đƣợc trở về quê hƣơng nhƣ vú già thật khiến cho ngƣời khác đau lòng.Với điểm nhìn bên trong, Kim Vũ Trừng đã để cho nhân vật thật thà, chất phác nhất trong tiểu thuyết đƣợc bộc lộ nỗi lòng của ngƣời con xa xứ, thể hiện nỗi khắc khoải về quê hƣơng và gia đình, đồng thời cũng phơi bày hiện thực về một xã hội rối ren khiến con ngƣời không còn quê hƣơng để mà trở về.

Cũng có lúc tác giả kết hợp ngôi kể chuyện thứ ba và ngôi kể thứ nhất để điểm nhìn trần thuật linh động hơn, khắc họa nhân vật đa diện hơn. Lý Lý là một nhân vật chuyển tải đầy đủ quan điểm phê bình của nhà văn. Một ngƣời phụ nữ khôn ngoan, sắc sảo nhƣng tâm tƣ lúc nào cũng mang nặng nỗi oán thán về cuộc đời, đàn ông. Tuổi trẻ Lý Lý đã có một trải nghiệm bi thảm khi bị dụ dỗ, bắt cóc và bị cƣỡng bức. Điều đó đã khiến cho cuộc đời của Lý Lý thay đổi, vì căm phẫn nên cô đã tự xăm lên ngƣời mình một dòng xăm bằng tiếng anh cùng với hình ảnh bông hoa hồng rỏ máu và hình con bƣớm. Rất hiển nhiên, vì trải nghiệm bi thảm đó mà cô không thích hoa hồng, và không cho phép ai trƣng bày hoa hồng trong phòng làm việc của cô. Từ đó, Lý Lý sợ lấy chồng. Không những vậy, cô còn có những biện pháp trả đũa cực đoan đối với ngƣời đã hãm hại cô. Dùng một thủ đoạn thê thảm nhƣ vậy nhƣ vậy để trả thù đó chính là sự độc ác trong lòng Lý Lý, hay chính là sự xô đẩy của hoàn cảnh đã biến con ngƣời trở nên nhƣ vậy. May mắn thay, sau này

Lý Lý đã nhận ra đó là một tội lỗi khó có thể cứu vãn, khi đến cuối tác phẩm việc Lý Lý đi tu chính là sự chỉ trích mạnh mẽ đối với sự ồn áo của ham muốn vật chất, đó cũng chính là sự trả giá cho tội lỗi mà cô đã gây ra. Trong đoạn tả cảnh Lý Lý đi tu, tác giả đã có sự đan xen các điểm nhìn trần thuật: “Bên ngoài am thỉnh thoảng lại có tiếng chim kêu, hoa nở, cây cối um tùm, trong hành lang mờ mờ, Lý Lý dần dần mờ nhạt, lƣớt nhanh về bên trái, biến mất. Điểm cuối cùng của hành lang trong mắt A Bảo, chợt loé sáng, có ánh sáng đỏ của hoa hồng. Tất cả lắng lại, Lý Lý biến mất”. Ban đầu, tác giả trần thuật theo điểm nhìn bên ngoài để “làm sống dậy” khung cảnh ngoài am, sau đó di chuyển điểm nhìn vào bên trong nhân vật A Bảo để cho thấy “dấu ấn cuối cùng” bông hoa Lý Lý để lại trên cuộc đời trƣớc khi tàn lụi là sự “lóe sáng” của hoa hồng đỏ. Đến cuối cùng, “tất cả lắng lại. Lý Lý biến mất”, tác giả đã triệt tiêu điểm nhìn, dƣờng nhƣ đó là tiếng nói của hƣ vô, của lòng ngƣời, của sự xót xa cho một đời hoa đã lụi tàn.Trên thực tế, sự hối lỗi của Lý Lý và kiên quyết đi tu, trở thành nhà sƣ là một biểu hiện của tấm lòng nhân đạo của Kim Vũ Trừng trên bình diện cuộc sống. Một cái nhìn đầy đồng cảm đối với những con ngƣời lầm đƣờng lạc lối nhƣ Lý Lý.

Chƣơng 24, trong một bữa ăn gồm có Linh Từ, Hỗ Sinh,A Bảo, Lăng Hồng, Lệ Lệ, giám đốc Hàn, giám đốc Phạm,Thầy Cát, cô Du, ngƣời đàn ông Nhật Bản. “Mƣời ngƣơi ngồi quanh,cả phòng họa mục, món ăn lạnh bày lên bàn, mọi ngƣời nâng cốc động đũa” [54; 430]. Trong bữa ăn, mọi ngƣời kể cho nhau rất nhiều chuyện. Đến khi Lăng Hồng kể câu chuyện cô gặp một tiên sinh ngƣời Nhật tuổi đã ngoài 80. Hai ngƣời đã đi dạo với nhau 4 lần trong hoa viên theo lời mời của tiên sinh. Đến lần thứ 4, khi tiên sinh ngƣời Nhật thông báo cho Lăng Hồng biết sẽ về lại Nhật và bảo với Lăng Hồng có yêu cầu gì cứ nói ra. Lăng Hồng đã để cho mọi ngƣời đoán xem đã nói gì với lão tiên sinh. Hỗ Sinh thì nói “nếu tôi nói, thì sẽ là, tôi chuẩn bị đi Nhật Bản”, A Bảo thì “chúc mừng tình hữu nghĩ của nhân dân hai nƣớc Trung Nhật”, Giám đốc Hàn “tôi muốn mở nhà hàng,

muốn làm đại lí thƣơng hiệu”, giám đốc Phạm nói “tổng cộng đi hoa viên bốn lần, không khách sáo,cái này phải tính giờ thu tiền rồi”, thầy Cát nói “nếu là tôi, giản đơn, tôi nghĩ kĩ rồi, tôi chuẩn bị ngày đêm hầu hạ tiên sinh”, cô Du thì “quá hoang đƣơng rồi, không thân không thuộc, cùng một ông lão dở hơi đi dạo hoa viên, rỗi việc”. Chỉ một câu chuyện nhƣng qua lời của các nhân vật, chúng ta thấy có rất nhiều ý nghĩ, mong muốn khác nhau. Nhƣng đều liên quan đến vật chất. Dƣờng nhƣ họ cho rằng việc đi dạo của Lăng Hồng sẽ thật là điên rồ nếu nhƣ cuộc đi dạo ấy không mang lại lợi ích gì cho cá nhân. Trong cuộc trò chuyện này, tác giả đã đóng vai ngôi thứ ba để cho các nhân vật tự bộc lộ quan điểm, cách nhìn nhận của mình vê một vấn đề, từ đó nói lên tính cách của chính họ. Nếu A Bảo có cái nhìn xa trông rộng thì phần lớn các nhân vật đều có cái nhìn thực dụng.

Một lần, vào buổi tối trên đƣờng Giang Ninh có ngƣời phụ nữ lạ mặt đi theo Tiểu Mao về nhà “đi vào phòng tôi, kì quái là, vừa vào phòng, ngƣời phụ nữ liền linh hoạt hẳn lên. Trong phòng ngột ngạt, tôi mở cửa sổ, bật quạt điện. Ngƣời phụ nữ bỏ áo sơ mi, chỉ còn quần lót áo ngực, chân trần, cứ nhƣ vợ mình, đi qua đi lại, tìm cái chậu rửa chân, chậu rửa mặt, khăn mặt, không nói một tiếng, đi đun nƣớc, chuẩn bị tắm”. Ngƣời phụ nữ không quen biết ấy làm mọi việc nhƣ một ngƣời vợ, thành thục, còn lau ngƣời cho Tiểu Mao. Khi nghe Tiểu Mao kể, ngƣời thì cho là ngƣời phụ nữ đó bị thần kinh, ngƣời cho rằng đó là ngƣời phụ nữ sống quen ở nhà thạch khố môn kiểu cũ, ngƣời đàn bà hoang…duy chỉ có Tiểu Mao “vừa rồi mọi ngƣời hỏi tôi, vì sao không nói gì, vì sao không hỏi, tôi không hỏi, không mở lời, tôi im lặng không nói gì, trong lòng thì hiểu, ngƣời phụ nữ này là một ngƣời phụ nữ tốt, xã hội bây giờ, làm phụ nữ khó nhất, không dễ dàng, đi vào phòng tôi, giống nhƣ ở nhà mình, không nỡ bật máy giặt, tôi bề ngoài không nói gì, trong lòng đau khổ, đối với ngƣời phụ nữ tốt này, mọi ngƣời đồng cảm một chút đƣợc không”.

Chƣơng thứ 31, trong những lần gặp gỡ giữa ba ngƣời bạn Tiểu Mao đã kể cho hai ngƣời bạn cũ những câu chuyện xảy ra với mình. Đó là câu

chuyện đi Thái Lan cùng với năm ngƣời phụ nữ và quan hệ tình ái với những cô gái điếm bên Thái Lan. Khi trở về, mọi ngƣời đều cho rằng Tiểu Mao quả thật là một ngƣời đàn ông may mắn nào là “Tiểu Mao thực sự làm ngƣời rồi”, nào là “nếu tôi đƣợc phong lƣu nhƣ thế, có thể nhắm mắt đƣợc rồi”. Nhƣng Tiểu Mao lại cảm thấy thực sự đau khổ, nếu nhƣ Xuân Hƣơng không chết đi thì Tiểu Mao cũng đã có một gia đình thực sự,sẽ không phải tìm cách lấp đầy những thiếu thốn về tình cảm bằng những cuộc tình chóng vánh nhƣ vậy. Cũng ở chƣơng 31, Tiểu Mao tiếp tục kể cho A Bảo và Hỗ Sinh câu chuyện giữa bản thân và dì Tiết. Một ngƣời phụ nữ đã có bốn ngƣời con gái. Dì sống trên tầng 2 là hàng xóm của Tiểu Mao. Một phụ nữ đã ngoài 60 tuổi. Trong cái nhìn của A Bảo, dì Tiết là một ngƣời phụ nữ hiền lành. Nhƣng qua lời kể của Tiểu Mao, chồng dì chết sớm, cũng trải qua mấy mối Dì Tiết cũng đã thử với Tiểu Mao bằng cánh nhờ Tiểu Mao cạo gió. Nhƣng giờ thì Dì tuyệt vọng rồi, Tiểu Mao không thể có ý nghĩ nữ sắc với Dì, nếu có chuyện đó xảy ra, thì Tiểu Mao biết ăn nói thế nào với mẹ của mình, sau này cũng khó mà làm ngƣời. Nhƣ vậy, cùng một ngƣời, cùng liên quan đến đàn bà và tình dục nhƣng trƣớc sau ta lại thấy một Tiểu Mao giàu lòng tự trọng. Không vì dục vọng mà để cho dục vọng lôi kéo, bán đứng mình. Nhƣng cũng chính vì thế mà cuộc đời của Tiểu Mao lại đáng buồn nhất.

Với sự luân phiên của ngƣời kể chuyện thuyết thƣ và sự thay đổi điểm nhìn trần thuật, Phồn hoa đã mang đến vô số những câu chuyện vừa li kì, hấp dẫn, vừa gần gũi, đời thƣờng. Qua đó nhà văn thể hiện cái nhìn đa chiều về mỗi số phận, mỗi cuộc đời.

3.3. Tổ chức đan xen các mảng không gian

Tổ chức sắp xếp không gian nghệ thuật theo những mối quan hệ nhất định là một phƣơng thức tự sự quan trọng. Trong tiểu thuyết Phồn hoa, Kim Vũ Trừng đã sử dụng triệt để cách tổ chức đan xen các mảng không gian khác nhau, thƣờng là các mảng không gian có tính chất tƣơng phản, khiến cho các

không gian soi chiếu, làm nổi bật nhau, đồng thời tạo cơ sở để khắc họa các

Một phần của tài liệu Tự sự về đô thị trong tiểu thuyết phồn hoa của kim vũ trừng (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)