Phần II : NỘI DUNG
2.1 Đô thị Thƣợng Hải trong bão táp cách mạng
2.1.2. Những nạn nhân của đại cách mạng văn hóa
Một trong những vấn đề nổi bật đƣợc đề cập tới trong Phồn hoa là vấn đề đấu tranh chính trị trong thời đại cách mạng văn hóa. Điều đáng nói ở đây là nhà văn không tập trung viết về những cuộc tranh giành quyền lực giữa các đảng, phái, những ông tai to mặt lớn, những ngƣời có địa vị cao trong xã hội, mà tập trung viết về những con ngƣời nhỏ bé, những công dân bình thƣờng của Thƣợng Hải dƣới tác động của cuộc đấu tranh chính trị đó. Vì chính trị mà gia đình li tán, cha từ mặt con, vợ tố cáo chồng, những con ngƣời ngây thơ trong sáng thì bị xã hội huỷ hoại không thƣơng tiếc. Những câu chuyện ấy thật khó quên bởi nó mang giai điệu buồn, rối ren của Thƣợng Hải những năm 1960. Những câu chuyện ấy, Kim Vũ Trừng đã khiến độc giả nhớ lại về một miền kí ức xa xăm. Những mảnh đời, những số phận của hàng triệu ngƣời bị coi là “con gián” trong cuộc đại cách mạng văn hóa ấy đƣợc thể hiện một cách chân thực. Trong thời kì ấy, quyền tự quyết của con ngƣời chỉ nhƣngọn đèn le lói. Bản thân nhà văn Kim Vũ Trừng khi đề cập đến vấn đề này cũng đã góp nhặt lại từ chính những kí ức liên quan đến cá nhân và gia đình ông. Đối với ông và những con ngƣời thị dân nơi đây, cách mạng văn hoá trở thành một vết sẹo rất khó lành, nó cứ âm ỉ đau và mỗi lẫn nhớ đến nó chỉ thấy nhức nhối trong lòng. Chính cái
cách chọn lựa đối tƣợng tự sự nhƣ vậy đã mang lại tính khách quan khi tác giả muốn chuyển tải tới độc giả một hiện thực cuộc sống đáng buồn của một thời kì đầy biến động trong lịch sử xã hội Trung Quốc.
Trong suốt 34 vạn chữ và đƣợc chia thành 31 chƣơng, Kim Vũ Trừng đã cho chúng ta nhìn thấy những gƣơng mặt, những số phận khác nhau nhƣng họ có một điểm chung đó là tất cả đều sống trong bóng mờ của đại cách mạng văn hóa, bị cách mạng bóp méo từ hình hài đến nhân cách sống, nếu không bị dồn đến con đƣờng chết thì cũng sống vật vờ, không lí tƣởng. Các chƣơng 9, 11, 13, 15 trong Phồn hoa đã trần thuật vô cùng sinh động về thảm hoạ của cuộc cách mạng văn hóa. Những cảnh tƣợng rƣợt bắt đuổi ngƣời, lục soát, tịch biên, bị cắt ống quần, cắt tóc, ăn thắt lƣng da đã trở thành một hình ảnh quen thuộc ở Thƣợng Hải những năm 1960. Những thanh niên, học sinh có học thức lúc bấy giờ trở thành cánh tay phải của chế độ mới. Những tâm hồn trong sáng đã nghe theo lời của chế độ, bị kích động lòng hận thù nên họ đã có những hành động “tiêu diệt” với bất cứ kẻ thù nào của giai cấp dù cho đó là những ngƣời thân trong gia đình. Với tƣ cách là một thế hệ trẻ đƣợc sinh ra và nuôi dƣỡng dƣới chế độ của một nƣớc Trung Hoa mới, những đứa trẻ đƣợc coi là Hồng vệ Binh ấy sẵn sàng tin và làm những điều mà chúng đƣợc dạy dỗ ở trƣờng học dù đó là điều sai trái với đạo đức và tâm linh. Đƣợc sự hậu thuẫn và khích lệ của chủ tịch Mao các Hồng Vệ Binh đã ra sức đi theo dõi, dòm ngó, dình dập, bắt bớ, cƣớp giết, hành hạ những ngƣời không có thù oán gì với mình. Dấu vết lịch sử đáng xấu hổ này, một lần nữa đã đƣợc Kim Vũ Trừng lột tả vô cùng chân thực. Những thị dân Thƣợng Hải đã trở thành nạn nhân, thành nhân chứng sống cho những việc làm tàn ác của Hồng vệ binh. Dƣới sức mạnh của Hồng vệ Binh, A Bảo, Hỗ Sinh họ cũng tham gia vào những cuộc rƣợt đuổi, bắt bớ và đấu tố đó một cách hăng hái và nhiệt tình. Ở chƣơng 9 miêu tả một cảnh tƣợng đuổi bắt ngay tại cổng trƣờng trung học Trƣờng Lạc “Hỗ Sinh chui vào xem, một ngƣời phụ nữ ôm đầu ngồi trên đất,
phía trên có ngƣời cắt tóc, phía dƣới có ngƣời cắt ống quần, kéo sắt xoẹt, tóc xoăn dài gợn sóng bị cắt tả tơi. Ngƣời phụ nữ không nói gì, ôm chặt mái tóc, nhƣng tóc vẫn lộ ra, xoẹt. Phía dƣới cắt rách ống quần, chuẩn bị xé. Phía dƣới vừa cắt, hai tay ôm phía dƣới, trên đầu liền soạt soạt cắt tóc, lại vội ôm đầu, bên dƣới lại cắt một phát, soạt soạt một tiếng xé toang. Ngƣời phụ nữ khóc lóc, mẹ ơi, cứu con với. Một học sinh nói, kêu cái gì, cột tóc, quần bó mông, giày da mũi nhọn, cắt hết, ống quần đàn ông sáu tấc rƣỡi, phụ nữ sáu tấc, vƣợt quá thì cắt..” [55; 159]. Ngƣời kêu cứ kêu, ngƣời bắt cứ bắt, cảnh cắt xé rộn ràng cả khu phố phía đƣờng Hoàng Hải, cũng chẳng có ai dám lên tiếng bênh vực vì nếu lên tiếng phản đối sẽ bị coi là thành phần phản động.
Câu chuyện về một cô ả Hồng Kông ở chƣơng 9 cũng khiến cho độc gỉa cảm thấy day dứt về một thời đại mà con ngƣời bị tƣớc mất hết quyền tự do cá nhân. Khi có một tin tình báo bí mật rằng lúc nào cũng mặc quần bó đen, đặc biệt xƣờn xám ngắn sa tanh bóng loáng thơm phức, khắp ngƣời phát sáng, ngực to bự nhƣ cái đèn pha thì lập tức đến để thực thi hành động. Câu chuyện đau lòng ấy, Hỗ Sinh không chỉ là nhân chứng mà còn là ngƣời tham gia vào câu chuyện. Hình ảnh cô ả Hồng Kông đôi co với những học sinh thật náo hoạt. Lí do của cuộc đấu tố đó là vì cô ả Hồng Kông đƣợc cho là có những bộ quần áo không đứng đắn và có một đời sống cá nhân nhố nhăng, đê tiện. Và dù có mạnh miệng đến đâu thì cái kết cục cuối cùng của cô ả Hồng Kông bị kéo ra giữa con hẻm, bị đấm đá túi bụi, chiếc áo xƣờn xám bị xé, cúc ở ngực có cài cái bị bung, rồi quần áo đƣợc coi là không đứng đắn từ trên tầng vứt xuống treo trên đầu cô ả trởthành một cảnh tƣợng sinh động, hiếu kì, lại đúng vào buổi trƣa nên ngƣời xem đông nhƣ nhƣ hội. Một cảnh tƣợng sỉ nhục khiến ngƣời ta không còn mặt mũi nào để sống nhƣng những ngƣời xung quanh thì lại chỉ thờ ơ, coi đó nhƣ là một cuộc vui xem mà không phải mất tiền, và nếu ai đó có bất bình thì họ cũng không dám lên tiếng bênh vực vì sợ vạ lây. Có thể nói, cái quyền lực đƣợc trao trong tay Hồng Vệ Binh đã khiến
cho những “thế hệ bỏ đi” ấy làm những việc thật đau lòng. Ở những chƣơng này, độc giả có thể cảm nhận đƣợc không khí của Phồn hoa đầy u tối. Tác giả đã hơn một lần thở dài trong cuốn tiểu thuyết khi mô tả về không gian, thời gian Thƣợng hải những năm 1960. Những thị dân với những hoàn cảnh số phận khác nhau. Dù là những ngƣời thua cuộc hay những ngƣời tƣởng là thắng trận ấy thật ra họ rất đáng thƣơng ở một điểm đó là bị chính trị, bị cơn bão cách mạng đại cách mạng giam cầm. Vì thế, cuộc đời của họ, suy cho cùng đều rất vô nghĩa.
Cha của A Bảo là điển hình cho kiểu ngƣời sống vì lí tƣởng nhƣng cuối cùng lại đau khổ vì chính lí tƣởng mà mình theo đuổi. Sinh ra trong gia đình đại tƣ bản nhƣng lại đoạn tuyệt với chính cha của mình. Một thanh niên cách mạng coi thƣờng tiền bạc, tích cực tham gia cách mạng. Cũng chính vì vậy mà ông luôn chịu sự dày vò của số phận. Ông đã từng đến căn cứ Bắc Kinh để huấn luyện, sau đó trở về Thƣợng Hải. Trải qua những thăng trầm, sau khi Thƣợng hải đƣợc giải phóng, ông vui trong vài năm và ngay sau đó ông bị kiểm duyệt và giam giữ. Hai năm sau ông đƣợc thả tự do nhƣng bị tƣớc bỏ mọi quyền lợi. Thậm chí cả nhà A bảo cũng chịu liên lụy, phải chuyển đến ở một nơi tồi tàn, ngày ngày phải đọc kinh sám hối. Đây chính là hệ quả của cuộc cách mạng văn hóa đã khiến con ngƣời bị bóp méo. Điều ấy đƣợc thể hiện vô cùng cùng sinh động trong thái độ của Bố A Bảo đối với anh trai và chị dâu của mình, những ngƣời từ Hồng Kông trở về thăm họ hàng trong thời kì sau của “cách mạng văn hóa”. Đối mặt với ngƣời thân ruột thịt nhiều năm không gặp, ông không những từ chối thẳng thừng những món quà mà con trai mình mang đến mà còn đuổi họ ra khỏi nhà. Khiến cho ngƣời thân trong gia đình cũng phải thốt lên rằng cha A Bảo thật là cứng lòng, trái tim sắt đá. Sâu xa của hành động ấy, có cái gì thật đau xót, nhói lòng bởi xét cho cùng có một điều không thể phủ nhận, thái độ đó của cha A Bảo chính là sự bóp méo và xa lánh bản chất con ngƣời bình thƣờng của cái gọi là tƣ duy cách
mạng.
Một sự kiện đã diễn ra trong suốt một thập kỉ từ những năm 1960 đến 1970 đó là phong trào kêu gọi thanh niên trí thức từ bỏ học tập, lên đƣờng trở về nông thôn nhƣ một biểu hiện của tấm lòng yêu nƣớc đã đƣợc triển khai ở Trung Quốc. Trong lịch sử Trung Quốc, đó là “mƣời năm hỗn loạn” “mƣời năm thảm hoạ”. Vì điều đó đã tạo ra một bộ phận đông đảo nhân dân Trung Quốc có cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, xa gia đình và thậm chí nhiều ngƣời khi trở về đã không còn nguyên vẹn. Để mô tả chân thực sự kiện lịch sử ấy Kim Vũ Trừng đã chắt lọc những chi tiết khá tiêu biểu trong tiểu thuyết này. Họ cũng chính là những học sinh, sinh viên Thƣợng Hải, những thanh niên trí thức đƣợc giáo dục đi về miền quê. Vào ngày 22/12/1968, nhân dân nhật báo đăng báo cáo của Mao Trạch Đông về “thanh niên đƣợc giáo đục đi về nông thôn để chấp nhận đói nghèo”. Dƣới sự hƣớng dẫn “cải tạo nông dân trung lƣu” ba mệnh lệch của Đặng Tiểu Bình vào năm 1978 và 979 đã mở ra cánh cửa cho những thanh niên có học trở lại thành phố. Phong trào thanh niên có giáo dục hƣớng về miền núi và miền quê này đã dần đi đến hồi kết, tuy nhiên cái kí ức về hơn 17 triệu thanh niên ở các thành phố thị trấn dời thành phố và ngƣời thân của họ vẫn vô cùng nỏng hổi. Về cơ bản, phong trào đƣa thanh niên về các vùng quê là vô cùng phi lí. Các thanh niên họ chỉ có thể tuân theo sự phân phối và sắp xếp củ cấp trên, của quyền lực. Họ không có quyền quyết dịnh cuộc sống cá nhân, vận mệnh cuộc đời không thể nằm trong tay của họ. Nhiều thanh niên có học đã bị đàn áp, lợi dụng và làm nhục. Sự cố về tình trạng lạm dụng tình dục đã trở thành một vấn nạn nhức nhối trong phong trào lên núi, về quê của thanh thiếu niên. Những thanh niên có học ở khắp nơi đều có hoàn cảnh khó khăn, nhìn chung đều sống trong tình cảnh khổ cực và họ rất muốn trở về thành phố. Bản thân nhà văn Kim Vũ Trừng cũng từng là thanh niên có học, đƣợc cử đến Hắc Long Giang để làm nông nghiệp vào những năm 1960. Mãi tám năm sau, ông mới trở về. Khi trở về Thƣợng Hải,
quá khứ của ông chính là một kí ức thu nhỏ về trải nghiệm của hàng trăm hàng nghìn thanh niên Thƣợng Hải lên núi và về nông thôn. Vì xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân nên trong Phồn hoa ông đã tái hiện lại chân thực điều ấy, mƣợn cuộc sống của các nhân vật trong tiểu thuyết để bộc lô tâm tƣ của chính mình
Thù Hoa, một ngƣời sinh ra ở Thƣợng Hải thuộc về những ngƣời trẻ tuổi hiếm hoi có tƣ duy độc lập của riêng mình trong thời đại “cách mạng văn hóa”. Thù Hoa rất có nhiều sách cổ và ngoại văn, thích đọc thơ hiện đại. Điều ấy đã có tác động đến cuộc đời của Thù Hoa trong “cách mạng văn hóa”. Khi thanh niên có học về nông thôn, Thù Hoa đƣợc gửi đến Cát Lâm xa xôi. Tại đây, Thù Hoa kết hôn với một ngƣời đàn ông và trở thành mẹ của ba đứa trẻ. Vào thời điểm, Hỗ Sinh gặp Thù Hoa ở nhà ga, tinh thần của Thù Hoa đã có vấn đề nghiêm trọng. Hỗ Sinh nhìn thấy một ngƣời phụ nữ đầu bù xù, mang theo một chiếc túi bằng da nhân tạo, áo khoác bông nhƣ dƣa muối, cô ấy cực kì gầy, ánh mắt thất thần, và trên ngƣời Thù Hoa có mùi hôi thối. Mặc dù tác phẩm không giải thích điều gì đã xảy ra với Thù Hoa sau khi cô đến Cát Lâm nhƣng khi gặp lại Thù Hoa trong tình trạng điên loạn này, chúng ta hoàn toàn có thể hình dung ra sự tàn nhẫn của thời đại cách mạng văn hóa đối với những thanh niên có tƣ tƣởng độc lập nhƣ Thù Hoa. Những số phận nhƣ Thù Hoa không phải là cá biệt mà chỉ là một trong hàng triệu triệu ngƣời dân Trung Quốc trong thời đại cách mạng văn hoá bị bóp méo, thay đổi. Thù Hoa có cái không may mắn là trở nên điên dại nhƣng cô còn may mắn hơn rất nhiều thị dân Thƣợng Hải, bởi đã có rất nhiều ngƣời “một đi không trở lại”, họ không bao giờ đƣợc trở về quê hƣơng, trở về gia đình vì ở nơi vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh ấy họ đã bị chết đói, chết khát, hoặc nếu không họ cũng trở thành “miếng mồi” của những kẻ săn ngƣời. Kim Vũ Trừng đã giúp độc giả có một cái nhìn chân thực về cuộc sống thị dân những năm 1960, từ đó thấy đƣợc nỗi đau mà ngƣời dân Thƣợng Hải nói riêng và thị dân Trung Quốc nói
chung là không ít. Từ đó, giúp độc giả khám phá về một thời kì lịch sử đen tối của Trung Quốc.
Khi viết về Thƣợng Hải những năm 1960 nhƣ vậy, Kim Vũ Trừng đã khơi dậy những kí ức nhạy cảm của ngƣời dân Trung Quốc và có lẽ là với chính bản thân nhà văn. Những kí ức ấy mãi là điều không thể nào chối bỏ về một thời kì đau thƣơng của Trung Quốc. Nhà văn đã để cho hoàn cảnh sống, số phận và thái độ của từng nhân vật nói lên tất cả. Ví dụ nhƣ Hỗ Sinh rất muốn tham gia vào cách mạng văn hoá nhƣng cũng không thể thực sự tham gia vì cha mẹ liên quan đến vụ ấn Lâm Bƣu. A Bảo thì luôn cảm thấy buồn bã và thấy mọi việc đều rất vô nghĩa, Thù Hoa đến Cát Lâm làm nông dân không thích nghi đƣợc với môi trƣờng sống mà biến thành điên loạn. Bố mẹ của Bội Đế bị bắt, chỉ có vú già Thiệu Hƣng ở với cô bé nhƣng lại luôn luôn đối mặt với những kẻ đến “cƣớp nhà”… Cuối cùng tất cả đều biến mất nhƣ những bóng ma của lịch sử. Thông qua những cuộc gặp gỡ và giao lƣu của các tầng lớp khác nhau, Kim Vũ Trừng đã thể hiện đầy đủ kí ức chung của cả một thế hệ với cái nhìn đầy đủ và khách quan về Thƣợng Hải trong một khoảng thời gian, dù lịch sử đã khép lại, nhƣng loại kí ức đau thƣơng này chƣa hẳn là đã kết thúc mà nó còn âm ỉ, dai dẳng và thậm chí là còn ảnh hƣởng đến con ngƣời cho đến tận ngày nay.