Nhà văn Nguyễn Công Hoan trong dòng chảy văn học Hiện thực phê

Một phần của tài liệu Truyện ngắn nguyễn công hoan – nhìn từ tâm lí đám đông (Trang 29 - 34)

7. Cấu trúc khóa luận

1.2. Nhà văn Nguyễn Công Hoan trong dòng chảy văn học Hiện thực phê

phán 1930 – 1945

Chủ nghĩa hiện thực tuy chỉ phát triển mạnh trong khoảng mƣời lăm năm nhƣng đã để lại nhiều tên tuổi lớn và ở độ chín của sự nghiệp, nổi bật là nhà văn Nguyễn Công Hoan. Nguyễn Công Hoan (1903-1977) là một nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Ông là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai, một tài năng đặc biệt. Ông là ngƣời có vị trí rất quan trọng, đƣợc coi là ngƣời mở đầu cho trào lƣu văn học Hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945.

1.2.1. Tiểu sử

Nguyễn Công Hoan sinh ngày 06/03/1903 trong một gia đình quan lại xuất thân khoa bảng bắt đầu thất thế. Ông quê ở làng Xuân Cầu, huyện Văn

Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay là huyện Văn Giang, tỉnh Hƣng Yên). Cha là Nguyễn Đạo Khang, đỗ tú tài, làm huấn đạo (chức quan trông coi việc học trong huyện). Bác ruột ông là Nguyễn Đạo Quán, đỗ phó bảng, làm tri huyện, sau đƣợc thăng tri phủ. Ngƣời bác, tuy làm quan nhƣng vẫn giữ lối sống sinh hoạt thanh bạch. Nhân vật Lê Sĩ Cƣ trong tiểu thuyết Thanh đạm là hình ảnh của chính ngƣời bác nhà văn.

Vì nhà nghèo, lại đông anh em nên từ năm lên bốn tuổi, Nguyễn Công Hoan đã đƣợng ngƣời bác ruột nuôi cho ăn học. Ông Nguyễn Đạo Quán là ngƣời luôn chăm sóc việc học hành cho cháu, thích sƣu tầm “cả phƣơng ngôn, tục ngữ, ca dao, ngụ ngôn và sách dạy chữ Nho bằng đề tài Việt Nam”. Bà nội Nguyễn Công Hoan thuộc nhiều thơ Đƣờng, truyện Nôm “nên tối tối, trƣớc khi đi ngủ, bà thƣờng ngâm nga, rồi dạy truyền khẩu cho các cháu cả thơ lẫn thổng”. Vì thế “niêm luật của thơ ca, nhạc điệu của ngôn ngữ, đƣợc luyện vào tai tôi, đƣợc nhuần vào óc tôi, ngay từ ngày ấy” (Đời viết văn của tôi).

Sinh trƣởng trong một gia đình quan lại, Nguyễn Công Hoan đã đƣợc nghe và thấy đủ mọi chuyện của quan trƣờng, đƣợc chứng kiến biết bao tấn kịch diễn ra hàng ngày ở phòng nha lại hay trại lính lệ, lính cơ. Điều đó tạo thành điều kiện thuận lợi cho ông viết về quan lại và lính tráng sau này.

Năm 1926, sau khi tốt nghiệp trƣờng Sƣ phạm ông đi dạy và vừa dạy học, vừa viết văn cho tới cách mạng tháng Tám năm 1945. Đời dạy học của ông rất long đong, bị đuổi đi hết nơi này đến nơi khác (thị xã Hải Dƣơng, huyện Nam Sách, huyện Kinh Môn, thị xã Lào Cai, thành phố Nam Định, bán đảo Trà Cổ,…). Song, những nỗi long đong của nghề lại là điều rất có ích với nghề văn. Ông có điều kiện tiếp xúc với nhiều bố mẹ học sinh, với đủ hạng ngƣời giàu, nghèo, sang, hèn trong xã hội, đƣợc sống ở nhiều vùng đất, chứng kiến nhiều cảnh đời… tạo nên vốn sống vô cùng phong phú.

Nguyễn Công Hoan là ngƣời có tinh thần cầu tiến, thƣờng xuyên theo dõi thời sự, thích tìm đọc báo chí tiến bộ nhƣ Việt Nam hồn, Người cùng khổ,… Gia đình, họ hàng, bạn bè của ông có nhiều ngƣời hoạt động cách mạng. Năm 1928, ông gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng. Thời kì Mặt trận

Dân chủ, Nguyễn Công hoan đƣợc tiếp xúc và chịu ảnh hƣởng một số chiến sĩ cộng sản ở Nam Định và ông đã viết thiểu thuyết Bước đường cùng để “trả món nợ lòng” đối với những chiến sĩ cộng sản ở đó. Cuối năm 1939, cuốn tiểu thuyết có tƣ tƣởng tiến bộ này bị cấm, và sau đó, chính quyền thực dân ra mật lệnh cho Sở kiểm duyệt không in bất cứ những gì ông viết. Ông bị chính quyền thực dân theo dõi, thƣờng xuyên khám nhà và có lần bị truy tố trƣớc tòa. Sau Cách mạng, ông tiếp tục sáng tác. Khi Hội Nhà văn đƣợc thành lập (1957), ông đƣợc bầu làm chủ tịch. Ông mất ngày 06/06/1977. Năm 1996, Nguyễn Công Hoan đƣợc Nhà nƣớc truy tặng Giải thƣởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).

1.2.2. Quan điểm văn học 1.2.2.1. Quan điểm xã hội 1.2.2.1. Quan điểm xã hội

Nhìn hiện thực cuộc sống từ quan điểm giàu – nghèo là quan điểm xã hội chủ yếu của Nguyễn Công Hoan. Hầu hết trong những truyện dài, truyện ngắn của ông đều xoanh quanh mâu thuẫn kẻ giàu và ngƣời nghèo. Trong Nhà văn

hiện đại (tập 2) nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã nhận ra: “Nếu xét về những vấn

đề ông thƣờng quan tâm và luôn luôn nó khêu gợi nguồn cảm hứng của ông trong các truyện, chúng ta thấy ông băn khoăn nhất về sự đụng chạm của cái giàu và cái nghèo trên đƣờng đời. Sự xung đột giữa kẻ giàu và ngƣời nghèo là cái cốt của hầu hết các truyện ngắn, truyện dài của Nguyễn Công Hoan. Khi hạng nghèo động chạm với hạng giàu, bao giờ ngƣời ta cũng thấy ông ngả về hạng nghèo” [23;939].

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung nhận xét: “Mâu thuẫn giữa giàu – nghèo trong xã hội là nỗi ám ảnh thƣờng trực, trở thành ý thức nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan, chi phối cả cách dựng truyện, cách kết cấu, xây dựng nhân vật trong tác phẩm của ông” [12;105].

Phản ánh quan điểm này, một mặt ông đứng về phía ngƣời nghèo khổ, mặt khác, ông lên án những bọn có tiền, có quyền mà bất nhân, bất nghĩa (Sáu

1.2.2.2. Quan điểm luân lí, đạo đức

Trong quan điểm này, Nguyễn Công Hoan căm ghét, khinh bỉ những trò nhố nhăng, quái thai của xã hội mới ngang nhiên trà đạp lên những truyền thống đạo đức của dân tộc. Trong Đời viết văn của tôi, ông thổ lộ: “tôi sinh trƣởng trong một gia đình phong kiến suy tàn vì chế độ đổi thay, nên bị lép vế. Do đó tôi đã chịu sự giáo dục hằn học với bọn quan lại ôm chân đế quốc để mƣu cầu phú quý trên lƣng những ngƣời nghèo hèn”.

Xung quanh vấn đề hôn nhân, vấn đề phụ nữ, quan điểm luân lí, đạo đức của Nguyễn Công Hoan bị chi phối nặng nề của tƣ tƣởng phong kiến bảo thủ

(Cô giáo Minh, Thanh đạm, Danh tiết…).

1.2.3. Những đóng góp trong nền văn học Hiện thực phê phán 1930 - 1945

Nguyễn Công Hoan là một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam, trong phê phán lại có chất trữ tình rất sâu đậm. Các nhà nghiên cứu văn học đều khằng định rằng ông là bậc thầy của truyện ngắn trào phúng. Trong sự nghiệp sáng tác, ông đã để lại hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học. Ông bắt đầu sáng tác khi ông 20 tuổi. Tác phẩm đầu tay của ông mang tên Kiếp hồng nhan (viết năm 1920, đƣợc Tản Đà thƣ xuất bản năm 1923) là một đóng góp cho nền văn xuôi Việt Nam bằng chữ quốc ngữ.

Đến Kép Tư Bền (viết năm 1927, xuất bản năm 1935) thì ông đã thực sự trở

thành “một nhà văn bậc thầy về truyện ngắn và nghệ thuật trào phúng” (Lê Thị Đức Hạnh). Kép Tư Bền đã gây nên một chấn động lớn trên văn đàn, 18 tờ báo suốt từ Nam chí Bắc đã đăng bài khen ngợi. Đây cũng chính là đề tài cho cuộc chiến giữa hai quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh”. Là một nhà văn tài ba và tâm huyết với đời, với ngƣời. Nguyễn Công Hoan độc đáo từ cách nhìn rọi vào cuộc đời, ông lắng nghe và lọc từ trong đó ra những bi kịch và đƣa nó vào tác phẩm bằng một giọng văn giễu cợt, mỉa mai. Những điều đó tạo nên phong cách truyện ngắn vô cùng độc đáo, một phong cách rất riêng làm cho ông khác hẳn với những nhà văn hiện thực cùng thời với ông.

Từ điển bách khoa Việt Nam đánh giá: “Có thể nói Nguyễn Công Hoan là

đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng. Từ những truyện ngắn đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những ngƣời nghèo khổ, cùng khốn của xã hội. Đa số nhân vật phản diện của ông đều thuộc tầng lớp thƣợng lƣu giàu có và quan lại, cƣờng hào. Toàn những cảnh xấu xa, bỉ ổi,, những chuyện bất công, ngang ngƣợc, những con ngƣời ghê tởm, đáng khinh bỉ. Nguyễn Công Hoan tạo ra những tình huống bất ngờ, rồi phá lên cƣời theo, nhƣng ngẫm lại thật thƣơng tâm đau xót” [17].

Tiểu kết

Tâm lí là một hiện tƣợng tinh thần, là đời sống nội tâm của con ngƣời, vô cùng phong phú và đa dạng, nảy sinh trong đầu óc con ngƣời, gắn liền và điều hành mọi hoạt động của con ngƣời. Đám đông theo nghĩa thông thƣờng đƣợc hiểu là một sự kết hợp của những cá nhân bất kì không phụ thuộc vào dân tộc, giới tính và nguyên do kết hợp. Hai khái niệm này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có thể cùng nhau tạo ra đƣợc một khái niệm mới. Tâm lí đám đông là một loại tâm lí nghiên cứu về hành động, hoạt động của một cá nhân khi ở trong tập thể. Hiện nay, nghiên cứu về tâm lí đám đông là một công việc khá trừu tƣợng và khó khăn, tuy nhiên là hƣớng nghiên cứu hấp dẫn và thu đƣợc những giá trị không thể phủ nhận trong nghiên cứu văn học.

Nguyễn Công Hoan là nhà văn thuộc lớp kỳ cựu, ông sáng tác từ hồi văn xuôi “quốc ngữ’ còn chập chững, sau hơn năm mƣơi năm cầm bút, ông đã để lại cho nƣớc nhà một sự nghiệp văn học có thể nói là rất đồ sộ. Ông là một trong những tên tuổi tiêu biểu của trào lƣu văn học hiện thực Việt Nam trƣớc Cách mạng. Nhiều tác phẩm của ông thuộc vào những tác phẩm “cổ điển” trong nền văn xuôi nửa đầu thế kì, đƣợc in lại nhiều lần và đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng nƣớc ngoài. Và thể loại khiến ông có vị trí vẻ vang trong văn học sử đƣợc khẳng định chính là truyện ngắn. Với đề tài phong phú, nội dung mang tính thời sự nóng hổi về hiện thực, bút pháp nghệ thuật trào lộng, giễu nhại, nghệ thuật trần thuật đặc sắc, Nguyễn Công Hoan góp phần tạo ra diện mạo độc đáo cũng nhƣ thành công vang dội của khuynh hƣớng văn học hiện thực 1930 - 1945.

CHƢƠNG 2

TÂM LÍ ĐÁM ĐÔNG TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN- TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG

Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều hàm chứa một tƣ tƣởng, suy nghĩ do nhà văn viết ra mang tính chủ thể. Trong đó, nội dung của tác phẩm đƣợc coi là nhân tố quan trọng, giữ vị trí trung tâm, thể hiện tƣ tƣởng, lí tƣởng thẩm mĩ của tác giả. Nội dung tác phẩm là hiện thực cuộc sống đƣợc phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau, và Nguyễn Công Hoan khi viết về những truyện ngắn của mình cũng vậy. Tiếp cận biểu hiện của tâm lí đám đông trong truyện ngắn của ông, trƣớc hết chúng tôi tiến hành thao tác khảo sát nội dung từng tác phẩm, tiến tới hệ thống những ngữ liệu từ những đặc điểm chung, phân loại chúng. Bên cạnh đó, tìm hiểu nội dung biểu hiện của tâm lí đám đông, chúng tôi quan tâm đặc biệt đến hai vấn đề: cộng đồng ngƣời nghèo và cộng đồng ngƣời giàu với những biểu hiện đặc biệt nổi trội.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn nguyễn công hoan – nhìn từ tâm lí đám đông (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)