Khảo sát trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

Một phần của tài liệu Truyện ngắn nguyễn công hoan – nhìn từ tâm lí đám đông (Trang 34 - 41)

7. Cấu trúc khóa luận

2.1. Khảo sát trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

Do thời gian làm khóa luận còn hạn chế, không thể đi sâu vào phân tích tất cả các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan đƣợc, tôi sẽ chọn lọc một số tác phẩm tiêu biểu đƣợc ông viết ở thời kì trƣớc cách mạng tháng 8/1945 rồi từ đó rút ra đƣợc những nét đặc trƣng của tâm lí đám đông đƣợc biểu hiện trong nội dung ở các tác phẩm của ông.

Quan niệm giàu - nghèo là quan niệm đã đƣợc rất nhiều nhà văn lấy làm đề tài để viết về các tác phẩm của mình. Và Nguyễn Công Hoan cũng vậy, đây là quan điểm nhìn nhận hiện thực chủ yếu ở văn xuôi Nguyễn Công Hoan. Nhƣng tại sao lại là chủ yếu? Và sự chủ yếu đó đƣợc biểu hiện cụ thể nhƣ thế nào trong tác phẩm của ông để có thể rút ra đƣợc kết luận nhƣ vậy? Quan niệm về giàu – nghèo trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đƣợc nói đến qua rất nhiều tầng lớp với những loại nhân vật đa dạng khác nhau.

Trƣớc khi đi vào kết luận về quan niệm nhận thức của tác giả, chúng ta sẽ khảo sát qua các tác phẩm của nó. Ngƣời nghèo trong cái xã hội ấy không những khổ vì đói rách mà còn khổ vì bị xúc phạm về nhân phẩm và bị chà đạp phũ phàng. Dƣ luận thành kiến bất công trút lên kẻ nghèo đói đủ mọi thứ tội lỗi xấu xa, trong khi họ chỉ có “tội” nghèo đói! Vì đói quá mà những thằng ăn cắp phải ăn quỵt hai xu bún riêu, vài củ khoai luộc, một chiếc bánh… để rồi bị gán cho những tội tày đình và bị đánh đập rất dã man; tất cả đều coi chúng nhƣ những kẻ hết sức nguy hiểm.

Trong truyện ngắn Cái vốn để sinh nhai đã miêu tả rất chân thực về một nhân vật ăn xin có hoàn cảnh đáng thƣơng, “nó có máu động kinh, lắm lúc đƣơng yên lành tử tế, thì lăn đùng ra đất, mắt trợn lên, bọt mép sùi ngầu”, nhƣng ngƣời ta không biết nó bị bệnh, nghĩ rằng nó lƣời làm ăn nên không ai cho gì cả. Để rồi khi đƣợc cho đồng xu, hay chỉ là quẳng cho nó cái bánh giò ăn dở cũng khiến cho nó vui đời lắm.

Cũng viết về đề tài ngƣời nghèo trong xã hội, trong truyện ngắn Kép Tư Bền cũng vậy, truyện nói về nỗi cay cực và khốn khổ của ngƣời nghèo trong xã hội đồng tiền. Nhân vật trong truyện là Tƣ Bền – là một kép hát nghèo đã kí hợp đồng biểu diễn cho một ông chủ gánh hát. Mặc dù bố ốm nặng sắp chết, lòng dạ đau đớn nhƣng anh vẫn phải ra sức pha trò bông lơn trên sân khấu để cho đám khasn giả kia đƣợc cƣời thỏa thích, hả hê… Trớ trêu thay, vì phải kiếm tiền mà kẻ nghèo không đƣợc tự do trong cả việc khóc cƣời; trong lúc muốn khóc lại phải cƣời, chỉ vì cá cƣời của anh đã đƣợc trả tiền rồi. Hay trong truyện ngắn

Ngựa người và người ngựa cũng vậy. Truyện miêu tả sự đụng độ oái oăm bất

đắc dĩ trong đêm giao thừa, một anh phu xe ế khách với một gái giang hồ cũng đang đi kiếm khách. Vì không có khách, không trả đƣợc tiền xe nên cô gái điếm đã lừa quỵt anh xe, bỏ mặc anh một mình trong đêm giao thừa sau khi chạy suốt mấy tiếng đồng hồ không công. Và dẫn đến cái kết thúc thật buồn: “Anh phu xe bàng hoàng khi biết mình bị lừa, bao nhiêu hy vọng đặt vào chuyến xe khách đêm tất niên thế là tan tành mây khói, lòng chết cay chết đắng, anh lủi thủi dắt xe đi giữa lúc tiếng pháo chào năm mới nổ ran khắp nơi”. Qua việc miêu tả về

số phận ngƣời nghèo trong xã hội, Nguyễn Công Hoan cũng bày tỏ niềm thƣơng cảm sâu sắc của tác giả đối với những số phận này.

Truyện ngắn Chiếc quan tài (I) vẽ một bức tranh thƣơng tâm về số phận của ngƣời nông dân lao động. Truyện không có chuyện này lại nói về ngƣời nghèo trong xã hội thật xúc động. Cái xác chết của ngƣời nghèo đã chôn rồi lại còn bị bật lên để trôi nổi dập dềnh trên cánh đồng quê lụt lội mênh mông kia, là biểu tƣợng xót xa kiếp sống khốn khổ, chết còn bị đày đọa gió dập sóng dồi không yên của ngƣời nông dân trông coi cõi trần gian mà nhƣ địa ngục rùng rợn vậy.

Ngƣời nghèo, cái nghèo trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan rất đa dạng và phong phú. Cùng viết về đề tài ngƣời nghèo trong xã hội, trong Được

chuyến khách lại nói về nghề kéo xe vô cùng vất vả, cay đắng, mỗi miếng ăn

phải đổ bằng bao nhiêu mồ hôi, nƣớc mắt, có khi là bằng cả máu. Nỗi khốn khổ của ngƣời dân trong xã hội đƣợc miêu tả ở rất nhiều phƣơng diện và ngành nghề khác nhau.

Ở một khía cạnh khác, trong Sáng, chị phu mỏ là truyện ngắn viết về ngƣời phụ nữ công nhân. Nhà văn đã nói lên tình cảnh lầm than khổ cực của ngƣời thợ mỏ bị bóc lột tàn bạo và còn bị trà đạp lên nhân phẩm của một ngƣời phụ nữ. Hình ảnh “ông chủ nhì” ngƣời Tây, con quỷ dâm dục đƣợc miêu tả rất sắc sảo: “Sáng vừa vào, ông chủ đã làm ngay nhƣ mọi bận. Ông đến cửa, vặn khóa, bỏ chìa vào túi, và nhăn nhở cƣời, ôm thốc lấy ngƣời con gái. Không nếp tẻ gì cả. Bởi vì ông yên trí hạng này chỉ là những vật cho ông tiêu khiển khi vắng vợ. Họ với ông cách nhau một vực một trời, thì nói chuyện làm gì cho mất thì giờ. Ông là chủ kia mà, cần gì phải tán tỉnh lôi thôi”. Bên cạnh việc miêu tả cuộc sống nghèo khổ khó khăn của ngƣời dân trong xã hội thì Nguyễn Công Hoan cũng đã khẳng định nhân phẩm đẹp đẽ và sức phản kháng tiềm tàng, mãnh liệt của họ.

Trong khi những ngƣời nghèo đã phải chịu không biết bao nhiêu khốn khổ thì những kẻ giàu sang, ông Huyện, ông Đốc, kỹ sƣ, cử nhân, bà Tham, bà Cử, rất lịch sự văn minh nhƣng lại … ăn cắp ví tiền của nhau (Cái ví ấy của ai).

Nhà văn chua chát so sánh hai hạng ăn cắp: một hạng vì đói khát phải “ăn cắp dấm dúi để nuôi thân”, một hạng giàu có sang trọng lại “ăn cắp đƣờng hoàng”.

Tác giả khi ghét hạng nhà giàu mà bất nhân, vô đạo, ngòi bút của Nguyễn Công Hoan đặc biệt sắc sảo trong việc vạch trần bộ mặt tàn ác và nhem nhuốc của chúng, từ những quan phụ mẫu, những cụ Chánh, ông Lý ở nông thôn đến các ông chủ, bà chủ ở thành phố.

Thật là phúc là câu chuyện tiêu biểu về thói nhũng nhiễu, hống hách của

đám nha lại, lính tráng, dữ thế quan làm mọi trò ngàng ngƣợc; đồng thời, cho thấy sự thối nát của bộ máy luật pháp khi ấy qua cách xử của một ông quan về một vụ án “lấy thịt đè ngƣời” của tên lính cơ Ván-cách. Ngài mải chơi tổ tôm nên chẳng buồn để ý đến những lời kể lể của kẻ bị ức hiếp khốn khổ. Và cuối cùng: “Khi nghe câu chuyện bẩm xong thì vừa hết ván bài. Quan ngẩng đầu lên nhìn anh Tam rồi cho gọi chị Tam vào. Quan ngắm một lúc, hai con mắt sáng quắc nhƣ hai ngọn đèn trời, khiến cho hai vợ chồng nhà hàng bánh giò phải thất đảm (…). Một lúc sau ngài sang sảng tiếng truyền xuống, nhƣ ông Long thần ban hạnh phúc cho chúng sinh mà dạy rằng: “Đáng lẽ đƣơng đêm chúng bay đánh nhau, thì không biết nếp tẻ ra sao, ông hãy bỏ tù hăm bốn giờ cái đã! Nhƣng ông tha cho về mà làm ăn lƣơng thiện, không đƣợc lôi thôi nữa. Vả lại vợ mày mặt mũi thế kia chắc hẳn có thế nào với nó thì nó mới thế chứ! Thôi ông cho về! Ông đang bận”. Vậy là lính tráng thì đểu cáng, trắng trợn, quan phụ mẫu thì vô trách nhiệm tới quái gở, không thèm đếm xỉa đến công lí và luật pháp. Trong cái xã hội nhƣ thế, ngƣời dân lƣơng thiện bị ức hiếp không biết kêu vào đâu.

Cũng nói về nhân vật quan lại, trong tác phẩm Thịt người chết. Nhân vật đƣợc nói đến trong tác phẩm là anh Xích. Anh bị chết đuối, nhƣng gia đình lại không đƣợc chôn thi thể luôn mà phải đợi quan đến khám xét. Nhƣng đợi mãi không thấy quan đến, mặc dù quãng đƣờng không xa. Quan là phải đặt lợi ích

của dân lên trên hết, làm việc vì dân và phải có trách nhiệm với sự tin tƣởng của nhân dân. Nhƣng ở trong tác phẩm này và tác phẩm trên chúng ta đƣợc phân tích thì bọn lính, quan huyện đã lợi dụng chức vụ của mình không làm tròn bổ phận,

chèn ép và bắt nạt nhân dân, không thƣơng yêu và chăm lo cho nhân dân. Nguyễn Công Hoan đã dùng ngòi bút châm biếm đả kích sâu sắc về các tầng lớp quan lại trong xã hội mục rỗng và thối nát này, từ đó bày tỏ tƣ tƣởng nhân đạo của mình trong tác phẩm.

Trong truyện ngắn Răng con chó của nhà tư sản sự thái quá trong giới nhà giàu cũng đƣợc thể hiện thật rõ rệt. Ông chủ hãng ô tô đánh xe đuổi theo ngƣời ăn mày vì ngƣời này đã đánh gẫy răng con chó Tây của ông khi nó chồm vào cắn anh ta: “A mày tát gãy răng chó của ông, ông chỉ kẹp cho mày chết tƣơi, rồi ông đền mạng, bất quá ba chục bạc là cùng”. Câu nói của nhà tƣ bản bộc lộ đầy đủ bản chất giai cấp lang sói của ông ta và cho thấy cái giá trị thảm hại của ngƣời nghèo trong xã hội đồng tiền đó. Chúng ta có thể nhận thấy rằng ông chủ này đại diện cho một cá nhân đang chạy theo xu hƣớng Tây hóa trong xã hội lúc bấy giờ, có tiền là coi thƣờng những ngƣời dân nhỏ bé trong xã hội. Ông đại diện cho một tầng lớp tƣ sản đông trong xã hội đáng bị lên án không khoan nhƣợng về hành động thiếu tính ngƣời, coi mạng ngƣời không bằng một con vật, nghĩ rằng mọi thứ đều có thể giải quyết bằng tiền: “Ngƣời đời ai đƣợc phú quý cũng khoe của. Cho nên, dù khôn ngoan khéo léo hơn ngƣời, ông chủ nhà này cũng mắc phải cái bệnh ấy”. Cái “bệnh” ở đây là bệnh nhà giàu, chỉ những nhà tƣ sản giàu có trong xã hội này mới mắc phải.

Ở một khía cạnh khác, Nguyễn Công Hoan miêu tả rất chi tiết đám con gái nhà giàu, nhõng nhẽo, đua đòi ăn diện và yêu đƣơng tự do trong Cô Kếu, gái

tânthời. Nguyễn Công Hoan đã nói về làn sóng “Âu hóa”, “vui vẻ trẻ trung” lan

tràn ở thành thị khi đó. Ông lên án với những lối sống xa hoa, đú đởn, tự do cá nhân quá trớn của xã hội tƣ sản lúc bấy giờ. Họ chỉ biết làm đẹp, ăn chơi, quan tâm đến bản thân và không biết đến sự lầm than của những ngƣời dân nghèo đói. Hay trong Nỗi lòng ai tỏ cũng vậy. Đây là một câu chuyện về một tiểu thƣ nhà giàu suốt ngày chỉ ngắm vuốt trƣớc gƣơng và nằm ƣờn nghiền tiểu thuyết tình rẻ tiền.

Nguyễn Công Hoan cũng miêu tả, đả kích đối với những “ông chủ”, “bà chủ” tƣ sản và cả xã hội đồng tiền vô đạo. Bọn chúng giàu có, sang trọng

mà bất hiếu, bất nghĩa, giả đạo đức đối tới mức kinh tởm. Cụ thể trong truyện

Báo hiếu: trả nghĩa cha; Báo hiếu: trả nghĩa mẹ. Lợi dụng sự thành kính, cái

gọi là đền ơn đáp nghĩa đối với cha mẹ trong ngày giỗ, đối với những ngƣời giàu này lại là sự khoe khoang, phô trƣơng vô độ và thái quá. Hay trong truyện Cụ Chánh bá mất giày nói về bọn cƣờng hào địa chủ tác quai tác quái ở nông thôn, bên cạnh đó còn vạch trần thói ăn cắp đê tiện của “hạng nhà giàu”. Đằng sau bộ mặt tôn nghiêm đáng sợ “khét tiếng trong hàng tổng”, “hét ra lửa” của cụ Chánh bá là tâm địa ti tiện của một tên ăn cắp chính cống. Cụ dàn dựng màn kịch mất giày để kiếm giày mới rất xuất sắc: ăn cắp mà cứ… oai nghiêm nhƣ thƣờng!

Truyện Tấm giấy một trăm đã nói đến sự bóc lột tàn bạo của bọn tƣ bản trong xã hội lúc bấy giờ. Câu chuyện nói về một bà chủ xƣởng dệt đánh mất tấm giấy một trăm, tuy “bà có thể một buổi” vặn chậm đồng hồ ở xƣởng lại năm phút, là đủ thu lại món tiền xấp xỉ bị thiệt”, “hàng ngày chồng bà có thể thu hơn ngần ấy lãi” ở xƣởng dệt đó, nhƣng bà nhất định không chịu thiệt; bị mất của bà cứ đổ tiệt tội ăn cắp cho ngƣời nghèo. Các ông chủ, bà chủ giàu có luôn gán tâm lý vụ lợi, hám tiền của họ cho ngƣời nghèo, với cái logic tƣ sản: “Trăm thằng nhà nghèo, thằng nào không có tính ăn cắp? (…). Thấy đồng tiền, đến thánh cũng híp mắt, nói chi ngƣời phàm tục nhƣ bọn mình, nói chi bọn nghèo khổ?”. Và đây là giọng lƣỡi kẻ đại diện pháp luật: “Trăm thằng thằng nào cũng có một lối nói. Bà ấy có quyền lơ đễnh. Nhƣng hễ mày lấy thì mày phải tù. Rõ ràng luật pháp, cảnh sát chỉ là công cụ của bọn giàu mà không đếm xỉa tới ngƣời nghèo.

Nhƣ vậy, khảo sát sơ đẳng về nội dung và hệ thống nhân vật, ngƣời viết nhận thấy có hai đối tƣợng đƣợc khắc họa nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan: ngƣời giàu và ngƣời nghèo. Tầng lớp ngƣời giàu gồm quan tham, nông dân, ông chủ tƣ sản... Ngƣời nghèo đa số là nông dân, con sen, đầy tớ. Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 1.1. Bảng thống kê theo tiêu chí “giàu - nghèo”

Tiêu chí phân loại

Số lƣợng tác phẩm Tên tác phẩm

Ngƣời nghèo 6/ 16 truyện

Cái vốn để sinh nhai; Kép Tư Bền; Chiếc quan tài; Ngựa người và người ngựa; Sáng, chị phụ mỏ; Được chuyến khách.

Bọn nhà giàu 10/ 16 truyện

Răng con chó của nhà tư sản; Cô Kếu, gái tân thời; Cái ví ấy của ai; Thịt người chết; Nỗi lòng ai tỏ; Thật là phúc; Báo hiếu, trả nghĩa cha; Báo hiếu, trả nghĩa mẹ; Cụ chánh Bá mất giày; Tấm giấy một trăm.

Bảng 1.2. Bảng thống kê theo vị trí xã hội của nhân vật

Các kiểu nhân vật phân loại Số lƣợng tác phẩm phân tích Tên tác phẩm Tầng lớp quan tham thống trị 1/16 truyện Thịt người chết

Nhân vật nông dân 3/16 truyện

Cái vốn để sinh nhai; Thật là phúc; Chiếc quan tài

Nhân vật làm thuê đầy tớ 4/16 truyện

Kép Tư Bền; Ngựa người và người ngựa; Sáng, chị phụ mỏ; Được chuyến khách.

Ông chủ tƣ sản giàu có 6/16 truyện

Răng con chó của nhà tư sản; Báo hiếu, trả nghĩa cha; Báo hiếu, trả nghĩa mẹ; Cái ví ấy của ai; Cụ chánh Bá mất giày; Tấm giấy một trăm.

Tiểu thƣ nhà giàu 2/16 truyện Cô Kếu, gái tân thời; Nỗi lòng ai tỏ.

Đặc trƣng riêng biệt của từng đối tƣợng dẫn đến những biểu hiện tâm lí cộng đồng khác nhau. Trong khuôn khổ này, chúng tôi đặt tên gọi là cộng đồng

người nghèo cộng đồng người giàu.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn nguyễn công hoan – nhìn từ tâm lí đám đông (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)