7. Cấu trúc khóa luận
2.2. Cộng đồng dân nghèo
2.2.3. Nguyên nhân cốt lõi của niềm tin đạo đức đám đông nghèo
Nghiên cứu về niềm tin của đám đông, G.Le Bon đã chỉ ra những nhân tố và ý kiến ảnh hƣởng đến niềm tin của đám đông. Các yếu tố đó đƣợc chia thành hai nhóm: các yếu tố xa bao gồm chủng tộc, truyền thống, thời gian, những thiết chế xã hội và giáo dƣỡng, giáo dục; các yếu tố trực tiếp gồm hình ảnh, từ ngữ, công thức; ảo tƣởng, kinh nghiệm và lí trí.
Đạo đức của đám đông đƣợc biểu hiện ở những dấu hiệu: Khi chúng ta đƣa vào sự xuất hiện nhất thời của một số đức tính sự quên mình, lòng tận tụy,
tính vô tƣ, sự hy sinh bản thân, nhu cầu công lí thì chúng ta có thể nói đám đông có đạo đức rất tốt.
Niềm tin và đạo đức của đám đông thƣờng bị cho phối bởi những yếu tố sau:
Thứ nhất, đó là cái cốt lõi của lƣơng tâm, là “nỗi sợ hãi do xã hội ấn định”.
Thứ hai, là sự lây nhiễm tính cách đặc thù của đám đông..
Thứ ba, là trạng thái cá nhân khi thuộc về một đám đông tâm lí, ý thức cá
nhân bị tê liệt, không còn ý thức cá nhân nữa.
Trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, điều này đƣợc xác định rõ ràng. Giai đoạn 1930 – 1945 là giai đoạn đất nƣớc ta đã chịu biết bao cuộc chiến tranh, bị nô dịch là làm nô lệ của các nƣớc thực dân trong một khoảng thời gian rất dài. Chính vì do thời gian nô dịch kéo dài, nên con ngƣời, cụ thể ở đây là đám đông mang một tâm lí là nỗi sợ, sợ bị ức hiếp, sợ bị nô lệ và phụ thuộc. Cho nên tâm lí đám đông đã trở nên thờ ơ, vô cảm, chỉ biết đến bản thân mình, không quan tâm đến mọi thứ xung quanh. Họ hành động, cảm nhận một cách thiếu suy nghĩ, làm trong vô thức từ đó đã tạo nên những tác động xấu, có ảnh hƣởng đến ngƣời khác, thậm chí làm ngƣời khác tổn thƣơng hoặc có khi là dồn ngƣời ta vào cái chết. Đám đông dân nghèo trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan luôn tạo cho mình một cái vỏ bọc tâm lí để bảo vệ chính bản thân khi có một tác động nào đó có thể ảnh hƣởng đến họ.
Niềm tin và đạo đức của đám đông còn bị chi phối bởi chính sự lây nhiễm của đám đông. Cụ thể hơn là lây nhiễm tâm lí từ ngƣời này sang ngƣời kia. Đám đông dân nghèo trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan rất dễ bị tác động, có thể nói là điều khiển từ tâm lí rồi dẫn đến hành động. Có thể bản thân họ không thấy việc làm này là đúng, nhƣng khi đứng trong cùng một tập thể thì ý thức cá nhân riêng lẻ của họ hoàn toàn biến mất.
Ở một khía cạnh khác, do là đám đông dân nghèo, có trình độ dân trí thấp và kém hiểu biết nên sự ý thức về suy nghĩ cá nhân bị ngƣng đọng, tê liệt. Từ đó dẫn đến việc bị đám đông chi phối về mặt suy nghĩ, hành động. Họ không có điều kiện đƣợc tiếp xúc với những thứ văn minh, nên khi diễn ra cuộc thi chọn nhân tài trong Sóng vũ môn họ lại kéo nhau đi xem đông và nhiều nhƣ vậy. Vì
họ phải lo toan về cuộc sống mƣu sinh, cơm áo gạo tiền, gia đình, đâu ai có điều kiện để biết đến những thứ mà họ cho là xa hoa, cả đời sẽ không nhìn thấy trong xã hội.