Đến niềm tin, đạo đức đám đông nghèo trong truyện ngắn Nguyễn Công

Một phần của tài liệu Truyện ngắn nguyễn công hoan – nhìn từ tâm lí đám đông (Trang 42 - 49)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2. Cộng đồng dân nghèo

2.2.2. Đến niềm tin, đạo đức đám đông nghèo trong truyện ngắn Nguyễn Công

Công Hoan.

2.2.2.1. Mô tả về đám đông nghèo

Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan tập trung mô tả đám đông nghèo. Đa phần họ nhếch nhác thảm hại, thuộc tầng lớp dƣới của xã hội lúc bấy giờ, nghèo

đói, lôi thôi, bừa bãi, bẩn thỉu và rách rứa. Điều này đƣợc thể hiện trong hàng loạt tác phẩm: Răng con chó của nhà tư sản, thằng ăn cắp, Bữa no…đòn,…

Đó là thằng ăn mày trong Răng con chó của nhà tư sản đƣợc miêu tả đúng chất của những ngƣời ăn mày: “Thấy một vật gì đen đen, lù lù. Đó là một ngƣời ăn mày, ngồi bó giò ở đấy. Ngƣời ấy đội cái nón toạc tung cả cạp, đã đóng khố, lại mặc cái áo rách cụt cả tay. Thành ra bốn chân tay khẳng khiu, đen thui thủi, dài ngoằng ngoẵng. Các bị bẹp há hộc miệng, nằm chờ bên cạnh cái dạ dày lép kẹp”. Thằng ăn mày ở đây đƣợc mô tả rất nhếch nhác, khi đói quá không có gì ăn, và phải tranh đồ ăn với một con chó, mà con chó ấy đƣợc nhà tƣ sản quý hơn mạng ngƣời: “Ngƣời ăn mày đánh liều dồ ra, tiến lại gần mấy bƣớc” [27;26]. Đến đây, Nguyễn Công Hoan đã mô tả về nhân vật của mình đến mức thực sự thê thảm và đáng thƣơng.

Cùng miêu tả về những ngƣời ăn xin khốn khổ, trong trác phẩm Thằng ăn cắp cũng đƣợc miêu tả không kém phần khổ sở, nhếch nhác, lôi thôi: “Trông nó đáng sợ thật. Hai mắt trắng dã, lấm la lấm lét. Tóc thì bồng lên nhƣ tổ quạ. Da đen thui thủi, mặt rạn nhƣ men cổ lọ”. Hay thằng ăn xin trong Cái vốn để sinh

nhai: “Vì vết đau chƣa khỏi, nên khi nó bám vào ô tô, lũ ruồi nhặng cũng bám

theo sau nó. Tay phải nó què hẳn, không giơ rá lên cao đƣợc. Hai chân nó cũng không mang nổi cái mình nó nhƣ trƣớc. Nó phải tập tễnh mới đi đƣợc. Mặt mũi, mình mẩy nó hom hem xanh rớt. Đố ai không bảo nó là thằng ăn mày” [27;130]. Nhƣ vậy, đối tƣợng cộng đồng dân nghèo mà chúng ta vừa tìm hiểu là những ngƣời ăn mày, ngƣời ăn cắp đã đƣợc Nguyễn Công Hoan mô tả và làm hiện lên thật sống động, chân thực. Sống động và chân thực ở đây là họ thật sự có số phận và hoàn cảnh nghèo khổ. Trong tâm lí của họ, luôn có suy nghĩ rằng miếng ăn, làm cho bản thân mình không bị đói là điều quan trọng nhất. Dù họ có bị đuổi đánh, bị thƣơng về thể xác nhƣ thế nào thì cũng không quan trọng bằng việc để mình đƣợc no bụng. Trƣớc sự mô tả rất chân thực và sống động của Nguyễn Công Hoan, chúng ta nhƣ thấy hiện lên trƣớc mắt mình là những con ngƣời nghèo khổ, những ngƣời ăn xin đang van lạy từng ngƣời một để kiếm miếng ăn, mặc cho bản thân mang bộ dạng nhếch nhác và xuống cấp nhƣ thế

nào. Nét tâm lí đám đông ở đây còn biểu hiện rõ nét qua khát khao mƣu sinh, sinh tồn, không ngại tranh cƣớp từ bất cứ ai của trong tập thể đó, kể cả là tranh cƣớp với một…con chó.

2.2.2.2. Hành động của đám đông.

Nhƣ chũng ta đã biết, những suy nghĩ, tâm lí sẽ chi phối trực tiếp đến hành động của con ngƣời. Nhƣng hành động của một cá nhân riêng lẻ khác rất nhiều so với hành động của một đám đông, mà ở đây là cộng đồng dân nghèo. Do mang đặc trƣng dân trí thấp, trình độ học vấn không cao nên cộng đồng dân nghèo thƣờng hành động, cảm nhận một cách thiếu suy nghĩ, từ đó tạo tác động xấu, thậm chí là làm ngƣời khác tổn thƣơng, nặng hơn là bị dồn vào con đƣờng chết.

Trong truyện Giá ai cho tôi một hào, kể về một cậu bé mồi côi cha mẹ, sống với cậu cũng không khá giả gì nên phải đi ăn xin nhƣng lại bị bắt về nguyên quán. Đám đông nhìn thấy nó: “Hành khách yên lặng nhìn, ghê tởm hoặc sợ hãi, nhƣ nhìn một kẻ đại gian ác. Ngƣời ta còn sợ hãi hơn nữa, vì thằng đại gian ác này lại bé nhỏ, mới độ tuổi mƣời lăm, mƣời sáu là cùng”. Đám đông ở đây chỉ biết nhìn ở mặt nổi của sự việc, mà không hề biết cậu bé đã phải trải qua hoàn cảnh khó khăn nhƣ thế nào. Họ nghĩ ngắn, không nhìn nhận thấu đáo mọi vấn đề nên tạo nên tâm lí xa lánh, không muốn đến gần vì họ không tin cậu bé:

“- Thƣa bà, cháu có muốn đi ăn mày đâu. Cháu có tính lƣời biếng đâu. Cháu cũng biết kiếp ăn bám vào ngƣời ta thì chả chắc tí nào, vả lại nhục lắm. Nhƣng cháu cố xin ông chủ việc gì, ông ta cũng không. Ông ta bảo có đủ ngƣời rồi. Cho nên cháu không đƣợc ở nhà ấy nữa.

- Sao ở tỉnh Lạng, thiếu gì ngƣời, thiếu gì nhà, anh không xin việc mà làm? - Thƣa có, nhƣng ai cũng chê cháu gầy gò, yếu đuối. Có ngƣời đã nuôi cháu hai hôm, lại cho cháu ra ngay, bảo rằng cháu không biết việc và nhất là cháu bơ vơ, không có ai chắc chắn dẫn lại, nên ngƣời ta không thể tin đƣợc” [27;337].

Đám đông luôn cho rằng, những đứa trẻ con nhƣ thế này đều là xấu, không đƣợc dạy dỗ tử tế. Nuôi chúng chỉ tốn tiền của, không đem lại hiệu quả gì mà thậm chí còn rƣớc họa vào thân. Họ đánh giá, suy nghĩ qua vẻ ngoài tiêu cực mà không biết rằng chính thái độ của những ngƣời nhƣ họ lại đẩy một đứa trẻ vào đƣờng cùng: “Mà giá cháu có quần áo lành lặn, thì còn có ngƣời tin, chứ ăn mặc rách rƣới thế này, ai cũng nghĩ là ăn cắp”. Nhƣng đôi khi, hành động sợ hãi, ghê tởm của họ lại đƣợc thực hiện một cách vô thức. Tức là thái độ, tâm lí của những ngƣời xung quanh đã tác động đến họ và họ đã làm theo đám đông. Và chính những hành động thiếu suy nghĩ đó đã làm tổn thƣơng biết bao nhiêu ngƣời, cụ thể trong tác phẩm này là cậu bé mồ côi ăn xin khiến chính những ngƣời bị tác động phải nói lên rằng: “nhƣng giá nhƣ ai làm phúc cho cháu một hào, một hào thôi, thì đâu đến nỗi cháu phải đi ăn mày, mà nhà nƣớc cũng chẳng tốn kém đến nhƣ thế”.

2.2.2.3. Đám đông thờ ơ, vô cảm

Có thể thấy rõ nét nhất ở tâm lí cộng đồng nói chung, không riêng gì cộng động ngƣời nghèo thì vấn đề thờ ơ, vô cảm là hiện tƣợng rất phổ biến. Là hiện tƣợng mà mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, con ngƣời với cộng đồng trở nên lạnh lùng, thiếu quan tâm, tôn trọng và thiếu trách nhiệm. Theo Jean Valjean trong Những người khốn khổ của văn hào Pháp Victor Hugo, cả đời chỉ tâm niệm một điều: “Trên đời này, chỉ có một điều duy nhất thôi, đó là yêu thƣơng nhau”. Nhƣng đáng buồn thay khi một bộ phận con ngƣời lại đi ngƣợc lại, ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Họ chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân của mình, nhiều khi chỉ là cổ vũ adua trong tập thể nhƣng thực chất họ lại mang tâm lí lãnh cảm với mọi việc, chỉ tôn thờ cá nhân riêng mình. Họ sống ích kỉ, sợ chịu phần thiệt về mình và không muốn quan tâm đến ngƣời khác.

Niềm tin của đám đông đƣợc biểu hiện quan những dấu hiệu: đám đông không có suy luận, nó chấp nhận hay vứt bỏ tƣ tƣởng, nó không chịu đứng trƣớc sự thảo luận và cũng không chịu đƣợc những mâu thuẫn và những gợi ý tác động đến nó sẽ xâm chiếm toàn bộ phạm vi nhận thức của nó và chuyển nó

thành hành động. Khi đám đông đƣợc gợi ý thích hợp sẽ sẵn sàng hy sinh vì lý tƣởng mà ngƣời ta đã gợi ý cho nó. Chúng ta cũng biết rằng đám đông chỉ biết đến những tình cảm mãnh liệt và cực đoan.

Trong tác phẩm Sóng vũ môn chuyện kể về một ngƣời con trai tên Hoàng Quý (con trai ông tổng Hƣởng) là một ngƣời có tƣ chất và chăm chỉ. Cha anh muốn anh theo đòi đạo thánh vì chỉ có mỗi ngƣời con trai là anh, nên đã gửi anh cho thầy để đi thi. Khi thi thì chỉ vì một sơ xuất nhỏ, anh đã bị tội phạm húy:

“Quý nhìn cha, rƣng rƣng nƣớc mắt. Anh oán hận phép thi khắc nghiệt vô lí, làm cho anh chỉ vì sơ xuất không nhớ đến kiêng tên húy của nhà vua mà tai hại một đời.

Nhƣng giữa những tiếng nói cƣời ồ ạt, còn ai để ý đến nỗi thƣơng tâm của con ngƣời bất hạnh, đã đem tài mình cho một kẻ khác đƣợc “dạ” vang trời trƣớc cửa trƣờng thi?” [27;22].

Nhƣ vậy, chúng ta thấy rằng cộng đồng đám đông trong tác phẩm này chỉ quan tâm đến những niềm vui, sự reo hò xung quanh mà không hề quan tâm đến nỗi buồn thƣơng tâm của cha con Hoàng Quý. Họ chỉ quan tâm đến những cái mà họ cho là có lợi, hoặc là những thứ thu hút họ hơn là quan tâm, chia sẻ, an ủi đối với ngƣời thất bại. Hay cũng trong tác phẩm Thằng ăn cắp, sự thờ ơ, chỉ biết đến mình của đám đông cũng đƣợc thể hiện rất rõ nét:

“Ngƣời ta kháo nhau:

- Quân ấy tinh lắm! Ấy, nó cứ giả vờ đói khát để ăn xin, trát bùn vào mặt, vào ngƣời, lử thử, lừ thừ làm nhƣ thằng ốm, nhƣng hễ rình nhà nào vô ý, là thừa cơ thó ngay, rồi lẩn mất, nhanh nhƣ cái cắt!”

Rõ ràng, đám đông ở đây khi thấy thằng ăn cắp có thái độ thờ ơ, thản nhiên trƣớc hoàn cảnh khó khăn của nó, có phần sợ hãi:

“Ngƣời ta gƣờm mặt nó! Ngƣời ta sợ nó! Hễ nó lảng vảng đến, ngƣời ta ngờ, ngƣời ta canh, ngƣời ta giữ, coi nó nhƣ một con chó đói.

Thấy nó, bà hàng rau đứng dậy, quẩy gánh lên vai, đi chỗ khác. Bà hàng thịt sờ lại ruột tƣợng. Bà hàng bún riêu nắn lại túi tiền. bà hàng lê bấm cô hàng bánh đúc. Chị bán bánh rán sốt đƣa mắt cho bác bán khoai.

Họ thì thào: - Thằng ăn cắp”.

Đám đông mang tâm lí lo sợ phải giúp đỡ nó, ai ai cũng chỉ chú ý vào tài sản hoặc đồ dùng của mình và để mắt bảo vệ chúng. Đây là hành động tâm lí diễn ra trong vô thức của con ngƣời. Chính vì cuộc sống khó khăn, nghèo khổ, vất vả để mƣu sinh nên họ không muốn giúp đỡ thằng ăn cắp. Họ chỉ biết nghĩ đến mình, quên đi truyền thống đạo đức của dân tộc, cái gọi là “lá lành đùm lá rách” mất rồi. Cũng giống nhƣ hình tƣợng tâm lí đám đông trong truyện ngắn

Sóng vũ môn, Nguyễn Công Hoan đã mô tả rất chân thực về tâm lí cộng đồng

thể hiện trong hai truyện ngắn này. Những tƣởng rằng hiện tƣợng này chỉ có ở tầng lớp giàu có, giai cấp tƣ sản. Nhƣng không, nó đang tồn tại trong cộng đồng dân nghèo và ngày một tăng lên.

Thịt người chết cũng thể hiện thái độ né tránh của cộng đồng trƣớc cái

chết tội nghiệp. Không ai thấy mình cần trách nhiệm, cần quan tâm đến cái xác chết đã trƣơng phình, ai cũng nghĩ rằng đó là việc của ngƣời khác nên tránh càng xa càng tốt: “...Từ lúc ấy, ngƣời thân thích đến thăm thƣa dần. Rồi sau hết, không ai dám lại gần đấy nữa. Những khách đi đƣờng, vì vô ý hoặc bất đắc dĩ phải qua, đều che nón, ngậm miệng, và đến chỗ xa, rùng mình một cái mới nhổ toèn toẹt” [27; 310]. Đây chính là thái độ thể hiện sự vô tâm, vô cảm trƣớc cộng đồng. Thậm chí, hành động khiếm nhã “nhổ toèn toẹt” còn thể hiện không tôn trọng ngƣời đã mất. Hay khi quan huyện đến khám xác anh Xích: “Hƣơng lý, vợ chồng ông Cứu, cùng hàng xóm, ngƣời làng, ai nấy khoanh tay im lặng, nuốt đờm, nhìn chằm chằm vào xác chết”. Họ thờ ơ, vô tâm một cách đáng sợ. Họ chỉ chiếu cặp mắt hiếu kì để xem xét những sự việc đang xảy ra nhƣng lại không có một cảm xúc, một ý kiến nào với những hành động đó. Đây cũng có thể coi là tâm lí chung của cộng đồng dân nghèo, bàng quang với tất cả những gì xảy ra xung quanh mình, không gì có thể để họ lên tiếng, quan tâm đƣợc.

2.2.2.4. Đám đông thiếu niềm tin và vô đạo

Những yếu tố nhƣ sự thờ ơ, vô cảm, chỉ biết đến mình có mối quan hệ tƣơng liên với yếu tố thiếu niềm tin vào con ngƣời trong cộng đồng dân nghèo ở truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Tâm lí thiếu niềm tin đƣợc biểu hiện ở chỗ họ chỉ tin tƣởng vào chính bản thân mình, họ cho rằng trong tập thể này không ai tốt với mình bằng chính mình cả. Họ luôn hoài nghi, ngờ vực vào con ngƣời xung quanh, nhiều khi nỗi nghi ngờ đó khiến họ trở nên vô đạo.

Đó là những yếu tố vô thức phát lộ, là sự adua thiếu trách nhiệm cá nhân, đánh mất lƣơng tri và ý thức trách nhiệm của cá nhân. Đám đông dân nghèo mang tính ô hợp, thể hiện sự trì độn, thiếu sáng suốt, sự sợ hãi thâm căn cố đế đối với ngƣời giàu. Vẫn trong tác phẩm Thịt người chết, thái độ thờ ơ trƣớc cái chết bí ẩn của anh Xích thể hiện sự vô cảm lớn dẫn đến vô đạo. Quan trọng hơn, họ sợ quan lớn, nên dù có thế nào họ cũng không lên tiếng. Hay trong tác phẩm

Thật là phúc, khi vợ chồng anh Tam trình báo quan về một vụ án “lấy thịt đè

ngƣời” của tên lính Ván-cách. Sau khi nghe quan phán thì:

“Một tiếng “dạ” dài, anh Tam thụp xuống đất lạy tạ quan hai lạy. Đoạn anh lom khom lui ra, nét mặt vui vẻ nhƣ ngƣời biết an phận, rỉ tai nói với vợ:

- May quá! Suýt nữa thì phải ngồi tù. Thật là phúc! Lạy quan lớn ngàn năm!”[27;47].

Ở đây, nếu quan xử theo đúng luật thì không nói, nhƣng quan đã lợi dụng chức vụ bao che cho tên lính, mà vợ chồng anh Tam vẫn vui vẻ, họ vui vì không phải ngồi tù. Chúng ta có thể thấy rõ nét tâm lí trì độn, mất đi khả năng tranh đấu qua thái độ hoan hỉ của anh Tam trong tác phẩm. Họ là đại diện cho lối suy nghĩ trì độn này của cộng đồng nghèo, không dám đối diện, nói lí lẽ đối với ngƣời giàu, ngƣời có quyền hạn. Họ sợ khi nói ra lại rƣớc họa vào thân, họ chỉ muốn sống cuộc sống mƣu sinh thầm lặng, kiếp nông dân nghèo khó. Tâm lí này lan trong cộng đồng ấy, và họ nhìn nhau, bắt chƣớc nhau, cốt là an phận.

Truyện ngắn Bữa no…đòn một lần nữa phản ánh cái bản tính thiếu niềm tin gây ảnh hƣởng cục bộ trong đám đông:

Ngƣời ta chạy huỳnh huỵch. Tán loạn.

Mặc kệ. Nó nuốt lấy nuốt để. Miếng khoai trôi xuống, cổ nó phình ra. Nó lại vội vàng ngoạm miếng nữa, nhai ngấu nghiến.

Ngƣời ta xúm lại, tóm ngang lƣng nó. Nó không chạy. Nhƣng nó vẫn nhai, vẫn nuốt (…).

Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. Nhƣ mƣa vào đầu. Nhƣ mƣa vào lƣng. Nhƣ mƣa vào chân nó.

Nó bị đánh túi bụi (…)

Ngƣời ta đến càng đông. Vẫn đánh nó. Cả đòn càn, đòn gánh nữa. Ngƣời tap phang nó cho sƣớng tay” [22;149].

Đám đông đã hành động chỉ theo lời hô của một ngƣời bán hàng. Họ cứ thế mà theo nhau, không cần phân tích và cũng không có thời gian phân tích thông tin nữa. Gì chứ cái suy nghĩ một lần nhìn thấy thằng đó ăn cắp thì lần sau nó sẽ lại tiếp tục là thằng ăn cắp, chắc chắn là thằng ăn cắp luôn bám lấy họ. Họ muốn đánh, thậm chí muốn giết thằng Canh – kẻ ăn cắp một miếng khoai vì đói quá. Nên khi bắt đƣợc nó, đám đông này đã không từ những hành động đánh đấm “cho sƣớng tay”. Đám đông khiến thằng bé tội nghiệp kia phải kêu lên rằng: “lạy các ông các bà, cháu thấy đau lắm rồi”. Biết rằng ăn cắp là một việc

Một phần của tài liệu Truyện ngắn nguyễn công hoan – nhìn từ tâm lí đám đông (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)