7. Cấu trúc khóa luận
2.3. Cộng đồng ngƣời giàu
2.3.1. Từ đặc trƣng tâm lí cộng đồng ngƣời giàu
Ngƣời giàu đƣợc coi là một tầng lớp trên trong xã hội Việt Nam. Trên lí thuyết chung, ngƣời giàu không chỉ có điều kiện tiếp cận đƣợc với những tri thức văn minh tiến bộ nhất của loài ngƣời mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Thực tế xã hội có khác ít nhiều. Tầng lớp ngƣời giàu, đặc biệt trong giai đoạn 1930 - 1945 đa số là tầng lớp quan lại, thống trị, địa chủ, trọc phú. Đó là những kẻ nhiều tiền song ít nhân tâm, giàu nhờ bóc lột con dân khốn khó. Cùng chung đặc trƣng về kinh tế, cùng chung bản chất, cùng chung dã tâm, bởi vậy, những vị quan phụ mẫu, các trọc phú, địa chủ nói trên tạo ra một cộng đồng ngƣời giàu, mâu thuẫn sâu sắc với quần chúng nhân dân. Viết về hiện thực xã hội trƣớc 1945, các nhà văn viết về cộng đồng này nhƣ đại diện của giai câp thống trị. G.Le Bon khi nghiên cứu về đám đông cho rằng: “Tầng lớp (caste) là mức độ tổ chức cao nhất mà đám đông có thể tạo ra” [1;193]. Cũng giống với nhận định này, cộng đồng ngƣời giàu ở đây mang những biểu hiện, đặc trƣng rõ nét nhất thể hiện cho cả một tầng lớp. Những đặc trƣng của cộng động ngƣời giàu ở đây đƣợc xem xét từ góc độ cái nhìn của ngƣời giàu, nhận thức của ngƣời giàu và những yêu cầu đặt ra đối với lối sống, sinh hoạt của tầng lớp này trong xã hội. Ở đây, chúng ta có thể hiểu cộng đồng nhà giàu đƣợc biểu hiện qua các đặc trƣng sau:
Thứ nhất, cộng đồng ngƣời giàu luôn có cuộc sống khá giả, đầy đủ. Đây
là điều rất dễ nhận thấy ở đám đông nhà giàu.
Thứ hai, cộng đồng ngƣời giàu có điều kiện tiếp cận với văn minh và tri
thức tiên tiến hơn những tầng lớp dƣới.
Thứ ba, cộng đồng ngƣời giàu luôn có tâm lí tách biệt với ngƣời nghèo,
Thứ tư, cộng đồng ngƣời giàu có khả năng duy trì vị trí và độc tôn vị trí thống trị trong xã hội.
Gắn với đặc trƣng xã hội thực dân nửa phong kiến Việt Nam trƣớc cách mạng, ngƣời giàu mang đặc trƣng của những kẻ thống trị tàn bạo khát máu, nham hiểm và ti tiện. Những đặc trƣng này khiến thuật ngữ “ngƣời giàu” luôn bao hàm nét nghĩa “bạo chúa” trong tƣ duy văn hóa và văn xuôi hiện thực phê phán.
2.3.2. Đến những biểu biện vô đạo và tham vọng thống trị của đám ngƣời giàu 2.3.2.1. Mô tả cộng đồng nhà giàu
Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan mang đậm tính tƣ tƣởng “địch thù” đối với tầng lớp giàu có trong xã hội. Đứng về phía ngƣời nghèo, bênh vực họ, Nguyễn Công Hoan thể hiện sự đối chọi sâu sắc với ngƣời giàu. Bằng ngòi bút sắc sảo, Nguyễn Công Hoan mô tả ngƣời giàu từ hoàn cảnh gia thế đến cách thức ăn tiêu, ứng xử. Cuộc sống xa hoa, thừa thãi của đám ngƣời này luôn đối lập với cái nghèo túng khốn cùng của ngƣời dân. Đặc biệt, gắn với sự thiếu hiểu biết, ngƣời giàu trong truyện ngắn của ông luôn phô trƣơng thanh thế, khoe khoang đến kệch cỡm. Họ là những ông chủ, bà chủ tƣ sản giàu có, có kiều kiện sống sung túc. Điều này đƣợc thể hiện trong hàng loạt tác phẩm nhƣ: Răng con chó của nhà tư sản; Báo hiếu, trả nghĩa cha; Báo hiếu, trả nghĩa mẹ,…
Đó là hình ảnh cuộc sống giàu sang, đầy đủ của ông chủ trong truyện ngắn Răng con chó của nhà tư sản:
“Một cái ô tô đằng xa chạy lại. Ánh sáng hai ngọn đèn pha chiếu tóe đến chân trời. Xe qua cầu, đến trƣớc cái nhà tây có giậu sắt thì còi bóp ran nhƣ ếch kêu và dừng lại.
(…)
Chủ cho mời khách vào xà long. Buồng này bày biện đúng kiểu tân thời, toàn đồ bằng gỗ lát đánh bóng nhoáng. Tƣờng nhà quét vôi xanh, gạch chỉ xanh, lại đƣợc ngọn đèn măng song ánh sáng cũng xanh xanh. Cứ trông buồng khách, cũng đủ đoán tất ông chủ nhà này là một ngƣời giàu, ăn chơi lịch thiệp” [27;23].
Hay là một bữa tiệc xa hoa của nhân vật ông chủ trong Báo hiếu, trả
nghĩa cha:
“Trong buồng ăn, tiệc đã dọn trên bàn, cái bàn chữ nhật, rải trên một tấm khăn trắng nuột. Cốc to, cốc nhỏ, chai lớn, chai con, bát sứ, đĩa tây, bày la liệt, nhƣng có thứ tự, lóng lánh dƣới ánh ngọn đèn trăm nến.
Chuông sáu giờ vừa dứt. Khách đến đã đủ. Một tiếng ông chủ mời, thì một trăm bốn tƣ chiếc chân, vừa chân ngƣời vừa chân ghế, lê sền sệt trên nền gạch tây bóng lộn. Hai mƣơi bốn chiếc cốc đầy rƣợu đã đụng nhau, chủ khách bắt đầu cầm đũa” [27;85].
Quả thực là ông chủ. Tính ông chủ đƣợc thể hiện từ những phƣơng tiện đi lại, đến cách trang trí buồng, sơn tƣờng nhà, bàn tiệc... Nhƣng đi liền với sự hoành tráng đó là sự phô trƣơng ít học. Nhà văn đã dùng ngòi bút của mình để châm biếm, đả kích sự phô trƣơng thái quá một cách thiếu ý thức của cộng đồng nhà giàu. Những hình ảnh trong tác phẩm Báo hiếu, trả nghĩa mẹ tiếp tục chứng minh cho điều này. Vẫn là nhân vật ông chủ xe cao su kiêm chủ hang ô tô “Con cọp” tổ chức tang lễ cho bà cụ thân sinh ra ông. Đám tang đƣợc miêu tả trong một không khí quá lố trong sự náo nhiệt khoa trƣơng, lẫn lộn các nền văn minh Tây Tàu đủ cả: “Đầu tiên, năm lá cờ ngũ hành phấp phới theo chiều gió (…). Một đoàn trống cà rùng, rinh tùng dinh, đi xung quanh chiếc trống cái, mà những phu đều áo nỉ đỏ, nón dấu đỏ. Kể đến một cái kiệu long đình sơn son thếp vàng, thong thả tiến từng bƣớc, trông rất uy vệ chững chạc (…). Đoạn đến hai hàng trăm câu đối, cái vàng, cái trắng, cái đen, cái tím, cái xanh, cái bằng xa tanh, cái bằng vóc, cái bằng lƣợt, cái bằng dạ, xếp hàng đôi mà kho khó đọc cả” [27;93]. Đám tang ở đây hiện lên nhƣ một màn kịch, mục đích chính là sự phô trƣơng gia thế, tiền bạc và cả sĩ diện của ông chủ xe. Cảnh tƣợng phô trƣơng trong tác phẩm này khiến tôi liên tƣởng đến một tác phẩm khác cũng thuộc văn học Hiện thực phê phán: Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng). Qua đó, tác giả đã nói lên đƣợc đặc trƣng tâm lí của bộ phận cộng đồng ngƣời giàu đó là tâm lí thích nổi tiếng, thích sự phô trƣơng bằng những trò lố bịch, học đòi làm sang và khoa trƣơng thân thế một cách thái quá.
2.3.2.2. Những biểu hiện vô đạo và tham vọng thống trị của đám ngƣời giàu
Sự vô đạo tàn nhẫn, gian tham, ti tiện, tham vọng thống trị chính là những biểu hiện về bản chất của cộng đồng này. Quan trọng hơn, tâm lí hơn ngƣời, coi khinh ngƣời nghèo thƣờng trực khiến những kẻ giàu sang ngày càng trở nên ti tiện và vô đạo. Bên cạnh các ông chủ, bà chủ tƣ sản giàu có, cộng đồng ngƣời giàu còn bao gồm bọn quan lại, lính tráng. Bọn chúng chỉ biết lợi dụng quyền hành của mình để chèn ép, ức hiếp ngƣời dân vô tội. Chúng đối xử rất tàn nhẫn đối với ngƣời nghèo, quên đi cái gọi là chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Trong truyện ngắn Răng con chó của nhà tư sản, do cuộc sống khó khăn, nghèo đói nên xã hội đã xuất hiện những ngƣời ăn xin. Họ là những ngƣời có số phận bất hạnh, cùng đƣờng. Nhân vật ăn xin trong tác phẩm đƣợc đặt trong hoàn cảnh, là giành miếng ăn với một con chó, mà con chó ấy lại là con vật quý hiếm của ông chủ nhà đó, trong quá trình tranh cƣớp thức ăn ngƣời ăn xin đã đánh nhau với con chó: “Con chó nhanh hơn. Nó chồm vọt lại, nhảy xổ lên, há mồm, nhe răng ra cắn. Ngƣời ăn mày giơ thẳng cánh, nằm giữa mồm con chó, uỵch hòn đá một cái rõ mạnh. Con chó ẳng lên một cái, rồi nhanh nhƣ chớp nó vật đƣợc kẻ thù xuống đất, giơ hai chân ra cào mặt và móc mồm.Nhƣng nó bị ngay một cái đấm nữa vào đầu”. Và kết quả là:
“- Thôi chết rồi! Con Lu làm sao thế này! Ôi giời ơi! Nó gãy hai cái răng rồi! Khổ tôi quá!” [27;27]
Khi biết đƣợc ngƣời ăn xin chính là kẻ đánh đánh gẫy răng chó của ông, đã tắt đèn pha, phóng hết sức để đuổi theo, ông muốn kẹp nó chết tƣơi, rồi ông đền mạng. Ở đây, ta thấy rõ ràng chỉ vì một con vật, mà ông sẵn sàng đối xử bất nhân với con ngƣời, thậm chí là giết ngƣời. Trong tâm lí của họ, khi đã là những gì họ quý trọng thì dù là ai đi chăng nữa cũng không đƣợc đụng vào. Ở một khía cạnh khác, cho thấy tâm lí cộng đồng ngƣời giàu là luôn giải quyết mọi vấn đề bằng tiền. Họ coi tiền là thƣớc đo giá trị nhân phẩm của con ngƣời, và khi anh không có tiền, thì nhân cách con ngƣời anh cũng chẳng đáng là gì. Con chó mà ông rất mực yêu quý, tốn rất nhiều tiền để mua nó về, sao ông có thể đứng yên nhìn thằng ăn mày làm bị thƣơng nó đƣợc, ở đây ông muốn đền mạng, ông đặt
ngang hàng mạng con vật với con ngƣời song song, rồi sau đó lại giải quyết bằng tiền là đƣợc: “Bất quá ba chục bạc là cùng”.
Hay là thói thờ ơ, vô nhân đạo của tầng lớp quan lại lợi dụng chức vụ của mình coi thƣờng nhân dân, dựa vào việc mình là lính tráng, quan lại làm nên các trò hống hách. Trong tác phẩm Thật là phúc, kể về một một nhân vật là thằng lính Ván-cách chú ý đến một chị gánh nƣớc tên là Tam và “muốn chim chị Tam đáo để”. Và một hôm tìm đƣợc cơ hội, tên lính đã “chú vừa sấn vào, ôm lấy chị Tam, đẩy chị ngã xuống đất, rồi cũng ngã theo…”. Sau khi ngƣời dân và chồng chị Tam biết đƣợc sự việc này, đã đi trình báo quan về một vụ án “lấy thịt đè ngƣời” của tên lính. Nhƣng khi trình quan thì do mải bận chơi tổ tôm nên không để ý đến những ngƣời bị ức hiếp khốn khổ. Sau đó dạy rằng: “Đáng lẽ đƣơng đêm chúng bay đánh nhau, thì không biết nếp tẻ ra sao, ông hãy bỏ tù hăm bốn giờ cái đã. Nhƣng ông tha cho về mà làm ăn lƣơng thiện, không đƣợng lôi thôi nữa”. Vậy là lính tráng thì đểu cáng, vô nhân đạo, quan phụ mẫu thì xử án trắng trợn, bao che, vô trách nhiệm đối với nhân dân.
Cũng thuộc cộng đồng ngƣời giàu, vậy nên quan điều tra vụ án cái chết anh Xích trong Thịt người chết cũng phải hành dân cái đã. Cái xác đã thối trƣơng bao ngày, nhƣng đợi mãi, vẫn không thấy quan về trong khi quãng đƣờng không là bao xa. Ngƣời nhà thì khóc lóc, xót ruột, đau thƣơng, xác ngƣời chết thì bị biến dạng và thay đổi khủng khiếp. Chờ mãi, “cho đến tận chín giờ sáng hôm sau… quan huyện tƣ pháp là một, cụ lục sự là hai, cậu lính lệ là ba, cùng trịnh trọng làm việc, vào cùng trịnh trọng nhạc khổ. Cậu lệ cầm gậy, lật đi lật lại tử thi”. Từ quan cho tới lính lệ, sự hách dịch nhƣ dây truyền, sự quan liêu, lấy lệ cũng dây truyền. Bởi vậy trong quá trình làm việc, quan lớn chỉ hỏi những vấn đề ngoài lề, liên quan đến việc làm ăn nhà anh Xích, cái dụng ý mà quan muốn nói tới ở đây chẳng phải nguyên nhân cái chết, nói thẳng ra chỉ là tiền. Và khi gia đình ông Cứu khấn quan “bảy mƣơi đồng” thì mới đƣợc đồng ý chôn xác con. Đồng tiền đƣợc đặt lên trên hết, dẫm lên hơn mạng ngƣời, nằm ngoài pháp luật. Và hành động của ông Cứu khi “bằng lòng khấn quan bảy mƣơi đồng”, cho thấy đây là một việc làm diễn ra thƣờng
xuyên giữa cộng đồng ngƣời giàu và ngƣời nghèo, thấy đƣợc tâm lí phục tùng của kẻ dƣới trƣớc thái độ và hành động bóc lột của quan trên. Sự việc thể hiện tính vô đạo này đã lật tẩy bản chất cũng nhƣ những biểu hiện tâm lí của cánh ngƣời giàu.
2.3.3. Nguyên nhân cốt lõi của sự vô đạo và tham vọng thống trị của đám ngƣời giàu
Niềm tin của đám đông đƣợc biểu hiện quan những dấu hiệu: đám đông không có suy luận, nó chấp nhận hay vứt bỏ tƣ tƣởng, nó không chịu đứng trƣớc sự thảo luận và cũng không chịu đƣợc những mâu thuẫn và những gợi ý tác động đến nó sẽ xâm chiếm toàn bộ phạm vi nhận thức của nó và chuyển nó thành hành động. Khi đám đông đƣợc gợi ý thích hợp sẽ sẵn sàng hy sinh vì lý tƣởng mà ngƣời ta đã gợi ý cho nó. Chúng ta cũng biết rằng đám đông chỉ biết đến những tình cảm mãnh liệt và cực đoan. Nghiên cứu về niềm tin của đám đông, G.Le Bon đã chỉ ra những nhân tố và ý kiến ảnh hƣởng đến niềm tin của đám đông. Các yếu tố đó đƣợc chia thành hai nhóm: các yếu tố xa bao gồm chủng tộc, truyền thống, thời gian, những thiết chế xã hội và giáo dƣỡng, giáo dục; các yếu tố trực tiếp gồm hình ảnh, từ ngữ, công thức; ảo tƣởng, kinh nghiệm và lí trí.
Đạo đức của đám đông đƣợc biểu hiện ở những dấu hiệu: Khi chúng ta đƣa vào sự xuất hiện nhất thời của một số đức tính sự quên mình, lòng tận tụy, tính vô tƣ, sự hy sinh bản thân, nhu cầu công lí thì chúng ta có thể nói đám đông có đạo đức rất tốt.
Niềm tin và đạo đức của đám đông thƣờng bị cho phối bởi những yếu tố sau:
Thứ nhất, đó là cái cốt lõi của lƣơng tâm, là “nỗi sợ hãi do xã hội ấn định”.
Thứ hai, là sự lây nhiễm tính cách đặc thù của đám đông.
Thứ ba, là trạng thái cá nhân khi thuộc về một đám đông tâm lí, ý thức cá
nhân bị tê liệt, không còn ý thức cá nhân nữa.
Điều này đƣợc xác định rõ ràng trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan. Bởi trong giai đoạn 1930 – 1945, trong xã hội có rất nhiều tầng lớp phải chịu những số phận khó khăn, đáng thƣơng và bất hạnh. Nên trong tâm lí cộng đồng đám đông hình thành nên thói vô đạo và tham vọng thống trị là điều dễ
hiểu. Khi chứng kiến những cảnh nghèo khổ của dân nghèo, chắc hẳn họ cũng có suy nghĩ, và xuất phát một phần từ tâm lí sợ hãi, sợ rằng mình cũng có ngày nhƣ những ngƣời khốn khổ kia nên họ càng muốn ức hiếp, chèn ép ngƣời dân nghèo để giữ vững vị trí của mình trong xã hội.
Điều này còn đƣợc thể hiện trong việc lây nhiễm những cá thể với nhau trong cùng cộng đồng ngƣời giàu. Nhƣ G.Le Bon đã nói rằng, đám đông hoạt động một cách vô thức: “Hành động vô thức của đám đông thay thế cho hoạt động có ý thức của mỗi cá nhân là một trong những điểm chính của thời hiện tại” [3;20]. Khi thuộc về đám đông tâm lí, ý thức cá nhân của các nhân vật hoàn toàn bị tê liệt, hay nói cách khác là không còn ý thức cá nhân. Nhƣ những “ông chủ”, “bà chủ”, “quan huyện”, “tiểu thƣ nhà giàu” họ cũng đang hành động trong vô thức, theo cái mà xã hội đã ấn định sẵn và họ không muốn là ngƣời tụt hậu phía sau nên đã làm theo tâm lí chng của cộng đồng tầng lớp họ đang sống. Trái ngƣợc với tầng lớp ngƣời nghèo trong truyện ngắn của ông là ý thức cá nhân của họ bị tê liệt do trình độ thấp và thiếu hiểu biết. Ở đây đối với cộng đồng nhà giàu, ý thức cá nhân của họ mất đi là do sự chạy đua trong cuộc sống giàu sang và tham vọng quá nhiều. Họ có nhiều điều kiện, sử dụng những phƣơng tiện tối tân nhất, ở trong ngôi nhà đẹp nhất, đƣợc tiếp xúc với những gì mới mẻ nhất trong xã hội nên từ đó hình thành thói ganh đua và adua